Tượng Bác Hồ trên đảo Cô Tô
Sau một ngày đường biển xa xôi Gặp tượng Bác mỉm cười giữa đảo Tôi đứng lặng sống trong niềm kỳ ảo Giữa trùng khơi lại được gặp Người
Nơi ngút mắt chỉ có trời với nước Tưởng bồn chồn cả cánh hải âu Bác đứng đó vô cùng thân thiết Như cuộc đời, hạt gạo, cánh buồm nâu
Đất mẹ nghìn năm tự xé mình ra Cho ta biển, cho ta trời, cho ta ngàn vạn đảo Nơi đầu sóng trải qua nhiều giông bão Mảnh bom thù còn cứa xót da chân
Hòn đảo xa nhưng lại rất gần Bác Hồ đến giơ tay chào biển cả Ấm tiếng Người khắp rừng cam trĩu quả Ngọc trai về tạo hạt giữa đời vui
Anh bạn chài tâm sự cùng tôi Nơi Bác đứng, nơi Bác ngồi trò chuyện Niềm thương nhớ tạc tượng Người kính mến Như hải đăng chỉ hướng thuyền về
Chúng tôi về đây canh biển, canh trời Nuôi ngọc trai, mò bào ngư, kéo lưới Chúng tôi vui một niềm vui giản dị Có Bác Hồ trên đảo Cô Tô! Hòn Gai, tháng 5-1975
TRẦN ANH TRANG
|
|
Ngay từ những câu thơ mở đầu, Trần Anh Trang đã nói lên được cảm xúc kỳ ảo của những người đặt chân lên đảo, nơi cuối đất, cùng trời lại gặp được tượng Bác Hồ:
Tôi đứng lặng sống trong niềm kỳ ảo
Giữa trùng khơi lại được gặp NgườiChiêm ngưỡng tượng Bác mà sao cảm thấy như được gặp Bác. Thế mới biết hình ảnh của Bác, con người Bác, cuộc đời Bác gắn bó, gần gũi, thân thiết đối với người dân Việt Nam biết nhường nào:
Bác đứng đó vô cùng thân thiết
Như cuộc đời, hạt gạo, cánh buồm nâu.Sự hiện diện của Bác Hồ trên đảo Cô Tô dù đó chỉ là pho tượng, Trần Anh Trang đã có một sự liên tưởng thật kỳ vĩ, cảm xúc đã hoàn toàn thăng hoa bùng nổ và cùng với đó là hai câu thơ kỳ vĩ đã được hiển hiện:
Đất mẹ nghìn năm tự xé mình ra
Cho ta biển, cho ta trời, cho ta ngàn vạn đảo.Mỗi tấc đất, tấc biển, tấc trời, mỗi hòn đảo đá chơ vơ, những đảo chìm, đảo nổi ở Hoàng Sa, Trường Sa và muôn nghìn đảo nhỏ đều là máu thịt, là thân thế của đất mẹ xé ra. Câu thơ đã khẳng định một cách vừa đanh thép, vừa chí nghĩa chí tình về sự toàn vẹn của giang sơn Tổ quốc Việt Nam. Nó lay thức lòng tự hào và ý chí chiến đấu của mỗi người dân Việt Nam quyết bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trước bất kỳ kẻ thù tàn bạo và đen tối nào dám xâm lấn:
Nơi đầu sóng trải qua nhiều giông bão
Mảnh bom thù còn cứa xót da chân.Cô Tô là mảnh đất "đi trước về sau". Tháng 9-1945 cả nước giành được độc lập nhưng Cô Tô vẫn nằm trong sự kiểm soát của thực dân Pháp. Tháng 7-1954 Pháp đánh chiếm Cô Tô lần thứ hai và đặt Cô Tô trong "xứ Nùng tự trị". Mãi tới năm 1954, hòa bình được lập lại trên toàn miền Bắc thì cờ đỏ sao vàng mới được tung bay trên đảo Cô Tô.
Hiểu được lòng người dân trên đảo, thương nhớ và cảm thông đến số phận, cuộc đời những người dân mặc dù xa xôi, hiểm trở, Bác Hồ đã ra thăm, gặp gỡ, trò chuyện với những người dân trên đảo. Bác đến đây cuộc sống gian lao, vất vả của người dân như được hồi sinh:
Ấm tiếng Người khắp rừng cam trĩu quả
Ngọc trai về tạo hạt giữa đời vui.
Những kỷ niệm về lần Bác ra thăm đảo vô cùng sâu sắc, còn mãi trong lòng người dân:
Anh bạn chài tâm sự cùng tôi
Nơi Bác đứng, nơi Bác ngồi trò chuyện
Niềm thương nhớ tạc tượng Người kính mến
Như hải đăng chỉ hướng thuyền về.
Thể theo nguyện vọng của các dân tộc tỉnh Quảng Ninh, Bác mới đồng ý đề đạt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh xin được dựng tượng Người trên đảo Cô Tô. Đó cũng là tượng đài duy nhất được dựng ngoài trời khi Bác còn sống.
Bài thơ "Tượng Bác Hồ trên đảo Cô Tô" của nhà thơ Trần Anh Trang đã ghi lại được một sự kiện, một công trình điêu khắc có giá trị nghệ thuật, có ý nghĩa lịch sử được tạo dựng từ lòng dân trong những ngày chống chiến tranh phá hoại ác liệt của giặc Mỹ.
NGUYỄN XUÂN DƯƠNG