4 tiếng học mỗi ngày, 5 ngày lên lớp mỗi tuần đan xen cùng các môn ngoại khóa, nhưng từng đó là chưa đủ để một đứa trẻ thực sự lớn lên cả về thể chất và trí tuệ.
Thực tế cho thấy đa phần cha mẹ Việt hiện nay vẫn chú trọng về điểm số của con thay vì quan tâm đến việc hôm nay con chơi gì, tập môn thể thao nào. Thói quen này hình thành từ khi con ở bậc mẫu giáo, lên đến tiểu học rồi trung học, đại học. Tuy nhiên, cha mẹ đừng quên, trẻ cũng cần phát triển kỹ năng, thể chất và cảm xúc để có thể phát triển toàn diện, trở thành những công dân toàn cầu.
Ngoài tri thức, trẻ cần tăng cường vận động để phát triển toàn diện |
Trên hành trình đi tìm lời giải cho câu hỏi “Sân chơi thể thao hay lớp học thêm cho con?”, thể thao học đường xuất hiện như một giải pháp trọn vẹn cho các bậc cha mẹ và bản thân những đứa trẻ, hiện thực hóa đam mê và ước mơ vận động của tâm hồn trẻ thơ.
Từ xây dựng thói quen vận động thường xuyên
Thể thao từ trước đến nay vốn thường đi với từ “chơi”, khiến nhiều bậc phụ huynh hiểu sai về ý nghĩa của loại hình vận động này. Không chỉ là trò chơi giải trí thông thường, thể thao còn là chìa khóa giúp mỗi đứa trẻ hình thành thói quen vận động thường xuyên - việc mà trẻ em thời hiện đại đang rất thiếu.
Thể thao học đường là chìa khóa giúp trẻ tạo dựng thói quen vận động thường xuyên |
Theo khảo sát của Viện nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người (IPD), Việt Nam, trẻ em Việt Nam dành hơn 3 giờ mỗi ngày để ngồi xem tivi, chơi điện tử. Trong khi đó, môn giáo dục thể chất tại trường học chỉ chiếm 90 phút trên tổng số 1.125 phút học tập mỗi tuần. Những con số này cho thấy, nhiều trường tiểu học hiện nay chưa nhìn nhận đúng về tầm quan trọng của hoạt động thể thao học đường.
Thấu hiểu việc trẻ không chỉ lớn lên từ những bài giảng ở lớp, mà còn từ các kỹ năng được phát triển trong môi trường sống và các tình huống khác nhau, chương trình “Năng động Việt Nam” do Nestlé Milo hợp tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tổng cục Thể dục Thể thao đã mang đến nhiều đổi thay trong phong trào thể thao học đường cho trẻ.
Khởi động từ 2016, đến nay, chương trình đã mở rộng thêm nhiều bộ môn, lan rộng tới nhiều tỉnh thành Bắc Giang, Phú Yên, Vĩnh Long, Cần Thơ… tạo ra các sân chơi ý nghĩa. Cùng việc tài trợ hàng trăm bộ dụng cụ tập luyện thể thao (trụ bóng rổ, khung thành) tại hàng trăm trường học địa phương, tổ chức hàng chục giải thể thao học tổ chức mỗi năm, Milo trong vai người dẫn đường còn phối hợp với Bộ GD-ĐT sáng tác bài tập thể dục giữa giờ cho học sinh cả nước.
Những bài thể dục giữa giờ hay các phong trào thể thao trong trường trở nên gần gũi và thiết thực với các em nhỏ hơn qua chương trình “Năng động Việt Nam” |
Sự đầu tư kịp thời đã giúp hàng triệu trẻ em trên khắp cả nước có môi trường tập luyện thể thao tại trường tốt hơn, khơi gợi niềm đam mê vận động, từ đó hình thành lối sống năng động, tích cực.
Đến sự phát triển triển thể chất và trí tuệ từng ngày
Là người chứng kiến sự thay đổi từng ngày của con từ khi tham gia phong trào thể thao học đường, chị Bích Phượng (Mang Thít, Vĩnh Long) là người hiểu rõ nhất những trái ngọt mà thể thao mang lại cho cậu con trai nhỏ lớp 5. Chị cho bé chơi thể thao từ năm lớp 3, với xuất phát ban đầu là các môn thể dục trong nhà trường, rồi bé được tuyển chọn vào đội bóng đá đi thi đấu giải huyện, giải tỉnh.
“Bé nhà mình bớt xem tivi, chơi game từ khi tham gia các phong trào thể thao ọc đường”, chị Bích Phượng hào hứng chia sẻ |
“Ở nhà con tự giác tập luyện, ngoài tập với thầy, ngoài giờ học hay cuối tuần, con cũng rủ bạn bè trong xóm cùng chơi. Các con đá banh phải thuê sân, nhìn con tiết kiệm 5.000 đồng tiền ăn quà vặt để chung nhau mà tôi vừa thương, vừa vui. Lý do là con tìm được môn thể thao yêu thích, giảm bớt thời gian xem tivi, chơi game, lại tốt cho sức khỏe”, chị Phượng cho biết.
Không chỉ giúp trẻ tăng cường thể lực và hình thành thói quen tốt, thể thao học đường còn là công cụ giúp con rèn luyện tính kỷ luật, trưởng thành hơn trong tư duy và suy nghĩ khi cùng các bạn tham gia hoạt động đồng đội.
Đây cũng là suy nghĩ của anh Trần Đức Trọng (Trà Ôn, Vĩnh Long) khi nói về những lợi ích của phong trào thể thao trong trường học: “Điều tôi hài lòng nhất từ khi con tập thể thao là sự trưởng thành của con. Tôi nhận thấy dù con mới 11 tuổi nhưng đã có những quan điểm và quyết định riêng, con biết mình muốn gì và yêu thích điều gì, ngay trong vị trí đá của team, con cũng biết cách chỉ dẫn điều phối đội”.
Người Nhật từng nói, một sức khỏe tốt sẽ là điều kiện tiên quyết để phát triển tất cả phương diện khác của trẻ. Đồng quan điểm, chuyên gia tâm lý Tô Nhi A cũng cho rằng ngoài trí tuệ, sự phát triển của trẻ cũng cần được đo theo các “trục tọa độ” khác như kỹ năng, thể chất, phẩm chất... với thể thao là nền tảng vận động. Từ những mặt tích cực của thể thao học đường như rèn luyện cho trẻ tinh thần đồng đội, tính bền bỉ, lòng quyết tâm, niềm đam mê và quan trọng nhất là sức khỏe thể chất, tinh thần tốt, các bậc cha mẹ có thể hoàn toàn an tâm hơn khi để con trưởng thành tại trường học.
Theo Zing.vn