Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành kế hoạch lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Việc lấy ý kiến bắt được được thực hiện từ ngày 1/2/2013.
Bắt đầu lý ý kiến về Luật Đất đai (sửa đổi) từ ngày 1/2/2013 |
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được đăng tải toàn văn trên Báo Nhân dân, Báo Lao động, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai; Trang thông tin điện tử của Hội đồng nhân dân và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để các cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp ý kiến.
Mục đích của việc tổ chức lấy ý kiến về các quy định của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân và thể hiện nguyện vọng của nhân dân... Bộ Tài nguyên và Môi trường phải gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được chỉnh lý, hoàn thiện theoý kiến góp ý trước ngày 10/5/2013.
Tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2011, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015 và quy hoạch sử dụng đất 2011-2020, trong đó Quốc hội cũng đã đề nghị Chính phủ “khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi Luật Đất đai để sớm trình Quốc hội thời gian tới”.
Sau 8 năm được áp dụng trong thực tế, Luật Đất đai 2003 đã bộc lộ một số khiếm khuyết nhất định. Một trong những vấn đề mấu chốt đã và đang được thảo luận rộng rãi là vấn đề sở hữu đất đai, theo đó đất đai có tiếp tục được coi là "sở hữu toàn dân" như hiện nay hay không.
Mối quan hệ giữa Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai với người sử dụng đất cũng như vấn đề quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất cũng là những nội dung được quan tâm nhất trong việc sửa đổi Luật Đất đai lần này.
Xuân HưngVnM