Đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) góp ý vào dự thảo Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
Ảnh: TTXVN
Sáng 27-11, các đại biểu Quốc hội thông qua dự Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sửa đổi) và Luật Công an nhân dân (sửa đổi).
Bộ Quốc phòng có 3 vị trí hàm đại tướngTheo khoản 1, điều 15 của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sửa đổi) vừa được thông qua, cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam (đại tướng) được áp dụng với 3 vị trí: Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
Luật quy định Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có bậc quân hàm cao nhất là thượng tướng nhưng không quá 6 người. Phó tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, mỗi chức vụ có cấp bậc quân hàm cao nhất là thượng tướng. Hàm thượng tướng cũng áp dụng cho các chức vụ Giám đốc, Chính ủy Học viện quốc phòng. Hàm trung tướng áp dụng đối với Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh; Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển; Tư lệnh, Chính ủy các Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ; Giám đốc, Hiệu trưởng, Chính ủy: Học viện Lục quân, Học viện Chính trị, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Hậu cần, Học viện Quân y... Quân hàm Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) là đại tá...
Hàm trưởng công an quận, huyện như nhauLuật Công an nhân dân (sửa đổi) quy định: cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan công an là đại tướng (Bộ trưởng Công an), kế đến là thượng tướng đối với Thứ trưởng Công an, với số lượng không quá 6 người. Các Tổng Cục trưởng, Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Tư lệnh Bộ Tư lệnh cảnh vệ, Chánh Văn phòng Bộ Công an, Chánh Thanh tra Bộ Công an, Viện trưởng Viện Chiến lược - Khoa học Bộ Công an... có trần mức hàm là trung tướng. Hàm trung tướng cũng sẽ được áp dụng với chức vụ Giám đốc Công an TP Hà Nội và Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh. Trưởng công an cấp quận của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chỉ được phong hàm tương đương trưởng công an cấp huyện ở các tỉnh, thành khác là thượng tá.
Nợ đọng văn bản hướng dẫn thi hành luậtCũng trong buổi sáng, Quốc hội (QH) thảo luận về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
Ngày 28-11, QH làm việc tại hội trường. Buổi sáng, QH biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người; biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật; thảo luận dự án Luật Thú y.
Buổi chiều, QH biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 35/2012/QH13 của QH về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn; biểu quyết thông qua Nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và bế mạc kỳ họp.
Phiên bế mạc sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp. |
luật. Nhiều ý kiến đề nghị dự thảo cần hướng đến mục tiêu xử lý thỏa đáng những bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành. Tình trạng một số văn bản được ban hành mà không rõ mục tiêu, phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh và nguyên tắc xây dựng chính sách, dẫn đến những hiểu lầm và tranh luận không cần thiết hoặc nội dung dự thảo không đúng với chủ trương, định hướng của người có thẩm quyền ban hành văn bản. Bên cạnh đó, phải khắc phục tình trạng tồn tại nhiều năm qua là luật được ban hành nhưng không có văn bản hướng dẫn kịp thời với hiệu lực của luật dẫn đến nợ đọng văn bản hướng dẫn, chậm giải quyết...
Khai thác tài nguyên biển phải bảo đảm an ninh - quốc phòngBuổi chiều, QH thảo luận dự án Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Đại biểu Đỗ Ngọc Niễn (Bình Thuận) nhấn mạnh, biển và hải đảo hết sức quan trọng đối với chủ quyền an ninh, vì vậy cần bổ sung yêu cầu về bảo đảm an ninh quốc phòng khi lập quy hoạch, kế hoạch khai thác tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Đại biểu Nguyễn Viết Nhiên (Hải Phòng) đề nghị luật quy định rõ khi Bộ Tài nguyên và Môi trường trình chiến lược khai thác bền vững tài nguyên môi trường biển và hải đảo phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng. Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) đề nghị tên luật chỉ nên là Luật Tài nguyên, môi trường biển, bỏ từ hải đảo, bởi biển đã bao gồm hải đảo, thềm lục địa và những kiến tạo khác trong phạm vi thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế. “Chẳng hạn, có những bãi đá đang nằm trong vùng của chúng ta mà không phải là hải đảo, nhưng khi bị tranh chấp thì chúng ta sẽ phải bảo vệ. Vì vậy, biển đã bao gồm những kiến tạo khác. Luật cần giải thích khái niệm biển là được hiểu theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển”, đại biểu Nghĩa đề nghị.
Cũng trong buổi chiều, QH biểu quyết thông qua Luật Dạy nghề (sửa đổi).
TTXVN-TN
Đại biểu Phạm Xuân Thăng (Hải Dương):
Nếu hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mới bị cấm thì lỏng lẻo
Tại khoản 4, điều 8 của dự thảo Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, tôi thấy luật quy định cấm các hành vi gây ô nhiễm nghiêm trọng, làm suy thoái môi trường biển; phá hủy, gây suy thoái các hệ sinh thái biển, hải đảo nên cần xem xét lại. Nếu chúng ta quy định chỉ có các hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mới bị cấm thì lỏng lẻo. Trên thực tế, để phân biệt được giới hạn giữa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và không nghiêm trọng không hề dễ. Ở không ít nơi ven biển để xảy ra tình trạng vi phạm về môi trường mặc dù có thể chưa nghiêm trọng nhưng lại ở diện rộng, ví dụ như việc xả thải ra biển do các cơ sở sản xuất, kinh doanh ven biển, hoạt động du lịch, sản xuất cũng gây phá hủy môi trường sinh thái biển. Vì vậy, tôi đề nghị bỏ từ nghiêm trọng tại khoản 4, điều 8.
Tôi nhất trí với nguyên tắc xuyên suốt trong dự thảo luật về quản lý tổng hợp theo tính hệ thống, tổng hợp theo chức năng, tổng hợp về phương thức quản lý. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, điểm yếu nhất của chúng ta trong lĩnh vực quản lý nhà nước là thiếu tính liên kết, thiếu sự phối hợp, quy trách nhiệm không rõ ràng cho các chủ thể quản lý nhà nước. Vì vậy, tôi đề nghị cần rà soát quy định rõ ràng hơn về trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ có liên quan là bộ nào; bổ sung quy định về trách nhiệm của UBND các cấp ở các địa phương ven biển sao cho phải có quy định về cơ chế liên kết chặt chẽ giữa các chính sách quản lý và hành động quản lý, trách nhiệm của người đứng đầu của bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương khi để xảy ra những vi phạm, sự cố xảy ra trong quản lý tổng hợp về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo...
|