Ngày 5-12, toàn tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hiện đại nhất Việt Nam sẽ được thông xe.
Đến ngày 5-12-2015 tới đây, toàn tuyến cao tốc hiện đại nhất Việt Nam sẽ được thông xe. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dự án cao tốc Hà Nội-Hải Phòng khởi công từ tháng 5-2008, đi qua 4 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng có tổng chiều dài 105km, với tổng mức đầu tư hơn 45.000 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD).
Đến ngày 5-12 tới, toàn tuyến cao tốc hiện đại nhất Việt Nam sẽ được thông xe.
Đến thời điểm này, Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) - Chủ đầu tư dự án đang hoàn thiện nốt các hạng mục của công tác bảo đảm an toàn giao thông với hơn 30km còn lại cuối cùng của tuyến cao tốc này.
Đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng là tuyến đường giao thông huyết mạch, có mật độ lưu thông vận chuyển hàng hóa lớn nhất cả nước. Khi dự án được hoàn thành thông xe sẽ giảm ùn tắc, tai nạn giao thông trên quốc lộ 5, kết nối kinh tế-xã hội với các vùng phía Bắc.
Mời độc giả trải nghiệm hành trình lưu thông cùng với phóng viên trên tuyến cao tốc Hà Nội-Hải Phòng:
Dự án cao tốc Hà Nội-Hải Phòng đi qua 4 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội,
Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Điểm đầu nằm trên đường vành đai 3 của TP Hà Nội, cách mố Bắc cầu Thanh Trì hơn 1km,
cách đê sông Hồng hơn 1,4km về phía Bắc Ninh, thuộc địa phận thông Thượng Hội,
phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Điểm cuối ở Đình Vũ, quận Hải An, TP Hải Phòng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tuyến đường có bề rộng mặt đường là 33m, 6 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế là 120km/giờ
và tốc độ tối thiểu là 60km/giờ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hệ thống phản quang được lắp chạy dọc giải phân cách của tuyến đường. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các biển báo điểm dừng nghỉ và khoảng cách an toàn giữa phương tiện trên tuyến đường. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Kể cả biển báo lạ và lần đầu xuất hiện tại Việt Nam đó là cấm rải vàng mã trên trên đường cao tốc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tuyến đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng có 54 cầu lớn nhỏ, 108 cống chui dân sinh,
9 nút giao liên thông khác mức. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tốc độ lưu thông tại các đường nhánh ra, vào đường cao tốc từ 40-50km/giờ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hệ thống cách âm độc đáo được lắp đặt tại các tuyến cao tốc hiện đại trên thế giới lần đầu
được sử dụng tại Việt Nam. Những tấm cách âm đặt dọc hai bên đường sẽ hút toàn bộ
tiếng ồn của các phương tiện tránh ảnh hưởng đến người dân
Các cột mốc cây số được thiết kế và lắp đặt hiện đại trên tuyến đường. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hệ thống thu phí trên tuyến đường này áp dụng hình thức thu phí kín, mức phí được tính theo chiều dài
quãng đường khách hàng sử dụng và loại phương tiện lưu thông. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các camera giám sát biển số phương tiện vào trạm thu phí được lắp đặt dày đặc để phục vụ
cho lượng xe lưu thông trên tuyến đường. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các phương tiện khi đi vào Trạm thu phí sẽ lấy thẻ đầu vào để xác định quãng đường đi trên đường cao tốc. Sau khi ra
khỏi đường cao tốc thẻ đầu vào sẽ được nhân viên thu phí thu lại làm căn cứ tính mức phí. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trường hợp xe mất thẻ, làm hỏng thẻ sẽ phải bồi thường 200.000 đồng/thẻ. Mức phí của
cao tốc Hà Nội-Hải Phòng cao nhất là 600.000 đồng/lượt xe. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đây là tuyến cao tốc được thiết kế chuẩn theo các tiêu chí trên thế giới. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bề mặt đường được trải lớp tạo nhám dày 5cm nên nhìn rất mịn và đều. Các phương tiện được
di chuyển với tốc độ tối đa 120 km/h. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo Vietnam+