Tổ chức trang trọng Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

12/10/2013 07:59

Lễ viếng chính thức Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt đầu từ 7 giờ 30 hôm nay (12-10), tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5, Trần Thánh Tông, Hà Nội).




22h30:Tại Quảng Bình, nơi viếng Đại tướng tại trụ sở UBND tỉnh đã khép cửa chính, không còn khách đến viếng. Chương trình Lễ truy điệu Đại tướng được bắt đầu từ 7 giờ, ngày 13-10.

 - 1

Tại TP Hồ Chí Minh, người dân vẫn tiếp tục vào viếng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Do số lượng người đến viếng vẫn còn, Ban Tổ chức lễ tang TP Hồ Chí Minh đã quyết định sẽ tiếp tục mở cửa đến người dân cuối cùng mới ngừng.

 - 2

Người nước ngoài cùng hòa vào dòng người đến viếng Đại Tướng

22h: Tại nhà tang lễ số 5, Trần Thánh Tông, Hà Nội, lượng người đổ về vẫn không ngừng.

Bà Trần Quế Phượng, 84 tuổi, ở quận Đống Đa, Hà Nội đến viếng Đại tướng. Sức khỏe yếu nên bà Phượng được thanh niên tình nguyện ưu tiên đưa vào trong nhà tang lễ viếng Đại tướng.

 - 3

Chị Hương, quê ở  Hà Nam đến viếng Đại tướng từ trưa. Khi được vào viếng vị tướng tài ba chị hương đã không khỏi xúc động. Chị nói: “Đại tướng là vị tướng tài ba lỗi lạc của dân tộc. Đại tướng mất tôi rất đau buồn. Ước muốn của tôi là muốn vào nhà tang lễ vái lậy người để tỏ lòng thành kính”.

 - 4

21h30: Tại Hà Nội, vì người dân vẫn tập trung rất đông trước cổng Nhà tang lễ nên Ban Tổ chức đang xem xét phương án cho người dân vào viếng Đại tướng xuyên đêm, đến trước 6h sáng 13-10.

 - 5

Hơn 21h, dòng người vẫn qua cổng nhà tang lễ vào viếng

21h15: Tại Quảng Bình, đã có hàng ngàn đoàn đến viếng Đại tướng, ước tính vào khoảng hơn 10.000 người. Theo ban tổ chức, theo dự định mở cửa đến 21h, tuy nhiên, vẫn còn người dân đến viếng Đại tướng nên ban tổ chức  tiếp tục đón tiếp.

 - 6

Bà Nguyễn Thị Ca (áo tím 81 tuổi), ở Tuyên Hóa, Quảng Bình đến viếng Đại tướng lúc 21h15, ngày 12-10

21h: Tại TP Hồ Chí Minh, Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại TP.HCM đã đón 773 đoàn (trong đó có 94 đoàn Trung ương, 44 đoàn tỉnh, 27 đoàn ngoại giao, 58 đoàn tôn giáo – hiệp hội – đoàn thể và 550 đoàn thành phố) tới viếng với hơn 76 lượt người (trong đó có hơn 39 ngàn lượt người dân và 25 người nước ngoài).

 - 7

Người dân TP Hồ Chí Minh vẫn đang tiếp nối nhau vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

20h50: Mặc dù chỉ còn 10 phút nữa là hết giờ viếng, nhưng dòng người vẫn nườm nượp đổ về Nhà tang lễ. Người dân xếp hàng kéo dài gần 2km, từ các tuyến phố Lê Quý Đôn qua Trần Khánh Dư, qua Nguyễn Huy Tự đến Nhà tang lễ.

 - 8

 - 9

Mặc dù chỉ còn 10 phút nữa là hết giờ viếng, nhưng dòng người vẫn nườm nượp đổ về Nhà tang lễ

19h10: Dòng người vẫn tiếp tục đổ về Nhà tang lễ (số 5 Trần Thánh Tông - Hà Nội) viếng Đại tướng. Người dân xếp thành 3 hàng khá ngay ngắn, đảm bảo trật tự.

 - 10

Đội tiêu binh phục vụ trong Nhà tang lễ liên tục thay ca vì lượng người đổ về ngày càng đông

Tính đến 18h30 ngày 12-10: Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại TP Hồ Chí Minhđã tiếp đón 742 đoàn (trong đó có 91 đoàn Trung ương, 42 đoàn từ các tỉnh, 25 đoàn ngoại giao, 1 đoàn tôn giáo và 588 đoàn TP) đến viếng, với hơn 68.000 lượt người (trong đó có hơn 33.000 người dân).

18h30: Trời dần tối, số người đến viếng Đại tướng tại trụ sở UBND tỉnh Quảng Bình cũng thưa dần. Những người đến viếng xong cũng lần lượt ra về, chỉ còn số ít những người chưa kịp viếng Đại tướng tiếp tục xếp hàng. Thành phố Đồng Hới vắng vẻ và lặng lẽ hơn mọi ngày. Lễ viếng tiếp tục đến 21h ngày 12-10.

 - 11

Dòng người thưa dần trước cổng UBND tỉnh Quảng Bình - nơi viếng Đại tướng

Đến 17h: đã có hơn 65.000 lượt người thuộc hơn 600 đoàn đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hội trường Thống nhất TP Hồ Chí Minh.

 - 12

Những dòng lưu bút đầy xúc động trong sổ tang Đại tướng

 - 13

Nước mắt lã chã rơi khi viết những dòng tiễn biệt Đại tướng

Gần 16h, tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, số lượng người đến dự lễ viếng Đại Tướng tại Hội trường Thống Nhất TP Hồ Chí Minh ngày một nhiều. Lực lượng cảnh sát giao thông, dân quân tự vệ và thanh niên tình nguyện phải làm việc rất vất vả mới có thể tạm điều tiết, giúp giao thông tại những khu vực này được thông thoáng.

 - 1

Dòng người xếp hàng dài hướng về Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Nhân Tông, Hà Nội)

 - 2

Người dân bước chân vào Nhà tang lễ Quốc gia

Sau cơn mưa, chiều nay, trời Quảng Bình nắng gắt, nhưng dòng người dài xếp hàng như quên đi cái nắng miền Trung, chờ viếng người con ưu tú của quê hương.

 - 3

Xếp hàng chờ viếng Đại tướng dưới trời nắng gắt

Bên trong, các đoàn tiếp tục lễ viếng. Những hình ảnh cựu chiến binh trong lễ tang khiến bất cứ ai có mặt đều xúc động. Bà Trần Thị Hường (Chủ tịch Hội thanh niên xung phong TP Đông Hà, Quảng Trị) không nói được gì ngoài câu “Tôi rất tiếc thương Đại tướng”, rồi bà khóc nức nở.

Bé Vũ Lê Hoài Bão (5 tuổi) được bố đưa đến viếng Đại tướng. Anh Vũ Xuân Hải, bố cháu Hoài Bão cho biết, qua đây, anh muốn giáo dục con sau này phải biết ăn quả nhớ kẻ trồng cây, cha ông đã hy sinh xương máu để có ngày hòa bình hôm nay. Thấy bố và tất cả mọi người ở đây đều buồn, mắt cháu Hoài Bão cũng ngấn lệ.

Theo anh Hải, biết ai cũng có lúc sinh lão bệnh tử nhưng tin Đại tướng mất vẫn khiến anh không kìm được nước mắt tiếc thương.

 - 4

Bé Vũ Lê Hoài Bão (5 tuổi) được bố đưa đến viếng Đại tướng

14h30: Tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội), lượng người xếp hàng đợi vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp mỗi lúc một đông. Dòng người kéo dài hơn 1km, dọc theo phố Tăng Bạt Hổ. Đến viếng Đại tướng không chỉ có các cựu chiến binh, người cao tuổi... mà còn còn có cả trẻ em. Nhiều em còn cầm theo di ảnh của Đại tướng khiến nhiều người xúc động.

 - 1

 - 2

Chị Nguyễn Thúy Ngần (Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) đưa cậu con trai Nguyễn Tiến Trung Kiên 8 tuổi đang học đến viếng Đại tướng cho biết: "Sáng nay, cháu đi học nên chiều nay mới đến viếng được. Tôi mong muốn khi đưa cháu đến đây sẽ giúp con hiểu và khắc ghi công lao của Đại tướng".

 - 3

Trung tướng Nguyễn Ân (nguyên là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304 - đơn vị đầu tiên tiến thẳng vào Dinh Độc Lập ngày 30-4 lịch sử) đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

 - 4

Đoàn cựu chiến binh 3 chiến dịch lịch sử (Điện Biên phủ 1954, Mặt trận đường 9-Quảng Trị tháng 7-1972, Điện Biên phủ trên không tháng 12-1972)

13h30: Ban Tổ chức Lễ Quốc tang tại TP Hồ Chí Minh đang xếp thêm nhiều bàn để người dân ghi sổ tang.

 - 5

13h: Tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội), Đoàn viếng của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hải Dương do đồng chí Bùi Thanh Quyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh dẫn đầu. Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ "Vô cùng thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp".



Đoàn viếng của tỉnh Hải Dương. Ảnh: Thành Chung

11h50: Tại Quảng Bình, mưa đã ngớt, trời hửng nắng, người dân xếp thành hàng dài chờ vào viếng người con thân yêu của quê hương. Bên trong Hội trường, các đoàn từ cơ quan đoàn thể, doanh nghiệp, nhân dân, học sinh... tiếp tục làm lễ viếng.

 - 6

Người nhà của Đại tướng ở Quảng Bình đến tiễn đưa người cha chú về cõi vĩnh hằng

Cụ Quế Thị Nhung 79 tuổi, ở xã Yên Thành, tỉnh Nghệ An đến Quảng Bình từ 3h sáng chờ viếng Đại tướng. Vừa nói, mắt bà nhòa lệ, rồi bà khóc nức nở. Bà mong ước được vào tận nhà Tướng Giáp ở An Xá, Lệ Thủy nhưng từ Nghệ An vào, không biết đường, lại mưa to.

 - 7

Cụ Quế Thị Nhung đứng dưới trời mưa cầm di ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp

11h: Những người dân đầu tiên xếp hàng đợi vào viếng Đại tướng tại Nhà tang lễ, số 5 Trần Thánh Tông(Hà Nội).

 - 8

 - 9

Những người dân đầu tiên vào viếng Đại tướng

 - 10

 - 11

Người dân xếp hàng chờ vào viếng Đại tướng

Bà Bùi Thị Linh, 82 tuổi, từng là cán bộ tuyên huấn huyện đoàn phụ nữ cứu quốc huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh cho biết: “Tôi cùng cháu tới nhà tang lễ từ 7h. Khi biết mình là một trong những người dân đầu tiên được vào viếng Đại tướng, tôi rất xúc động. Tôi chưa từng được gặp Đại tướng nhưng biết về Đại tướng qua chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến dịch Hồ Chí Minh, tôi rất kính trọng đại tướng. Dù Đại tướng đã mất nhưng hình ảnh của Người vẫn mãi trong tim chúng tôi”.

Có mặt tại nhà tang lễ, bà Trần Thị Luận, 84 tuổi (ở Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội) không kìm được nước mắt . Bà cho biết: “Năm 16 tuổi, tôi là thanh niên xung phong ở Điện Biên Phủ. Khi chúng tôi đang đào hầm thì Đại tướng đến động viên. Hình ảnh đó khiến chúng tôi xúc động đến mãi bây giờ”.

10h40: Tại TP Hồ Chí Minh, không chỉ người dân thành phố mà cả những tỉnh lân cận cũng đã tới viếng Đại tướng. Dòng người xếp hàng dài cả gần cây số chờ được vào viếng Đại tướng tại Hội trường Thống Nhất TP Hồ Chí Minh.

 - 12

Dòng người xếp hàng chờ vào viếng Đại tướng tại TP Hồ Chí Minh

 - 13

Chủ tịch TP Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân thắp hương viếng Đại tướng

 - 14

Ông Mạnh Trọng Tăng, người từng được vinh dự bắt tay Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngay tại cứ điểm Điện Biên Phủ xúc động bên tấm hình chụp chung với Đại tướng nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ năm 2004

 - 15

Những giọt nước mắt nghẹn ngào bên cuốn sổ tang

10h8: Đoàn viếng của các nước đã đến viếng Đại tướng tại Nhà tang lễ, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội).


Đoàn viếng cấp cao của Đảng, Nhà nước Lào do đồng chí Choumali Saignason, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào dẫn đầu. 

 - 1

Đoàn viếng cấp cao của Vương quốc Campuchia do ông Samdech Heng Samrin, Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia dẫn đầu.

 - 2

9h55: Tại Quảng Bình, mưa mỗi lúc một nặng hạt, dòng người đổ về nơi viếng Đại tướng ngày càng đông. TP Đồng Hới tĩnh lặng hơn thường lệ, mọi hoạt động như ngừng lại, người dân hướng về trụ sở UBND tỉnh nơi diễn ra lễ viếng Đại tướng – người con quê hương.

 - 3

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, nguyên Bí Thư Tỉnh ủy Quảng Bình xúc động rơi nước mắt khi ghi vào sổ tang

9h23: Đoàn Bộ Tổng tham mưu vào viếng Đại tướng

Trong thời gian này, tại tỉnh Quảng Bình, Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng diễn ra tại UBND tỉnh.

 - 1

Đoàn viếng của Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh Quảng Bình

 - 2

Đoàn viếng của huyện Lệ Thủy, quê hương Đại tướng

 - 3

Đoàn viếng của Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Trị

 - 4

Đoàn viếng của Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Bình

9h8: Đoàn tùy viên quân sự các nước vào viếng Đại tướng

 - 5

8h43: Đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn viếng của Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ TP Hồ Chí Minh.

 - 6

8h36: Thượng tướng Nguyễn Văn Được dẫn đầu đoàn viếng của Hội Cựu chiến binh Việt Nam vào viếng Đại tướng.

8h34: Đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội và Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo dẫn đầu đoàn viếng của Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ TP Hà Nội.

 - 7

8h24: Nguyên Chủ tịch Quốchội Nguyễn Văn An vào viếng Đại tướng

8h10: Đoàn viếng của các đồng chí nguyên Tổng Bí thư ĐỗMười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh vào viếng Đại tướng.

 - 1

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười vào viếng Đại tướng



Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh đến viếng Đại tướng


8h02: Đoàn viếng của Quân ủy Trung ương và BộQuốc phòng do Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu.



7h49: Đoàn viếng của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, dẫn đầu đoàn là ông Vũ TrọngKim, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

7h43: Đoàn viếng của Chính phủ do Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng dẫn đầu.

7h35: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫnđầu đoàn viếng của Quốc hội.


7h30: Tại Quảng Bình, quê hương Đại tướng, lễviếng được tổ chức tại UBND tỉnh.Ông Lương Ngọc Bính, Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu đoàn viếng của BanChấp hành Đảng bộ tỉnh.

truc tiep le tang dai tuong vo nguyen giap - 3

Tiếp theo là đoàn viếng của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4.

tuong thuat truc tiep le tang dai tuong vo nguyen giap - 4

7h29: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầuđoàn Chủ tịch nước vào viếng.


7h23: Đoàn viếng của Ban Chấp hành Trung ươngĐảng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu.

tuong thuat truc tiep le tang dai tuong vo nguyen giap - 4

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tại Lễviếng

truc tiep tang le dai tuong vo nguyen giap - 5

Giáosư Vũ Khiêu cũng có mặt tại lễ viếng

quoc tang dai tuong vo nguyen giap - 6

PhóChủ tịch nước Nguyễn Thị Doan

truc tiep le quoc tang dai tuong vo nguyen giap - 7

Chủtịch nước Trương Tấn Sang có mặt chuẩn bị thắp hương cho Đạitướng

7h17: Tại Nhà tang lễ, Ban Tổ chức đọc danhsách các đoàn vào viếng Đại tướng trong sáng 12-10.

Tường thuật trực tiếp lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp - 8

Ngườinhà Đại tướng đeo băng tang trước giờ lễ viếng

Tường thuật trực tiếp lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp - 9

Bantổ chức Lễ tang vào viếng Đại tướng

7h00: tại Quảng Bình, quê hương Đại tướng, cáccơ quan ban ngành trong tỉnh đã có mặt đông đủ để chuẩn bị cho lễviếng.

Sáng 12-10, Quảng Bình lại có mưa nhưng người dân vẫn có mặt tạiUBND tỉnh để viếng Đại tướng.

Tường thuật trực tiếp lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp - 11

Bêntrong UBND, công tác chuẩn bị đã hoàn tất, các nghi lễ quân đội đãsẵn sàng cho lễ viếng

Tường thuật trực tiếp lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp - 12

Đoànthanh niên tỉnh Quảng Bình cầm di ảnh đứng trước UBNDtỉnh

Tường thuật trực tiếp lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp - 13

Đoànviếng của Sở Giao thông Vận tải Quảng Bình mang đang đợi vào viếngĐại tướng

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dâng vòng hoa lên Đại tướng trước giờ cử hành lang lễ

6 giờ 40 phút: Càng sát giờ viếng Đại tướng, an ninh khu vực nhà tang lễ càng được thắt chặt. Mọi ngả đường dẫn về nhà tang lễ đều được bố trí dày đặc lực lượng cảnh sát, thanh niên tình nguyện.

Giao thông ở các con đường xung quanh khu vực nhà tang lễ được phong tỏa hoàn toàn; chỉ có đoàn xe của các lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước mới được ra vào khu vực nhà tang lễ.

Trong dòng người đông đúc, cụ Nguyễn Xuân Đoan, 84 tuổi, đi từ Nghệ An ra Hà Nội từ 10 giờ đêm qua (11-10) để viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: "Từng là người lính chiến đấu ở chiến trường miền Đông Nam Bộ, tôi mong muốn ra đây để tạ biệt người Anh Cả của quân đội".

6 giờ 25: Các đội tiêu binh chuẩn bị sẵn sàng. Người thân trong gia quyến của Đại tướng đã đứng trang nghiêm trước ban thờ. Tất cả mọi nghi thức đã chuẩn bị đến giờ cử hành tang lễ.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, thành viên Ban Tổ chức lễ tang luôn túc trực trước nhà tang lễ, chỉ đạo mọi công việc cho lễ viếng được tiến hành chu đáo nhất.

Khoảng 6 giờ 20 phút, để bảo đảm trật tự, lực lượng bảo vệ đã mời người dân và báo chí vào công viên theo dõi qua màn hình. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo tối đa an ninh.

6 giờ: Đội danh dự đã nghiêm trang bước vào bên trong nhà tang lễ.

Rất đông người dân đã đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đứng trước cổng Nhà tang lễ Quốc gia.

Lực lượng cảnh sát được tăng cường tối đa ở cổng. Các đoàn xe nối đuôi nhau đậu bên ngoài nhà tang lễ. Lực lượng tiêu binh, cận vệ bắt đầu tiến vào nhà tang lễ. Tại công viên trước nhà tang lễ, khá nhiều người dân theo dõi thông tin tang lễ qua màn hình lớn.

5 giờ: Mặc dù đã biết lịch đến chiều mới có thể vào viếng Đại tướng nhưng hàng trăm người dân có mặt từ rất sớm để được dõi theo lễ viếng của Đại tướng.

Bà Hàn Thị Trang 84 tuổi, phố Yecxanh đến nhà tang lễ từ 6 giờ sáng trên chiếc xe lăn khiến nhiều người dân hết sức cảm động.

Cụ Nguyễn Thị Mão, 77 tuổi, nhà ở P.Trung Tự, quận Đống Đa, đi từ sáng hôm qua đến ở nhờ một người thân trên phố Trần Thánh Tông gần nhà tang lễ để có thể theo dõi tất cả các hoạt động của Quốc tang.

4 giờ sáng: Trên tất cả mọi tuyến đường dẫn về nhà tang lễ Quốc gia được lực lượng cảnh sát giao thông phong tỏa. Hàng ngàn tình nguyện viên xếp thành hàng dài bên đường. Hàng trăm cảnh sát có mặt trước cổng nhà tang lễ để đảm bảo an ninh tuyệt đối cho lễ tang của Đại tướng

Vườn hoa Yecxanh trước nhà tang lễ có một màn hình cỡ lớn tường thuật trực tiếp tất cả diễn biến trong nhà tang lễ.

Hải Dương online

TÓM TẮT TIỂU SỬ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP


Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tên khai sinh Võ Giáp, bí danh: Văn. Đồng chí sinh ngày 25-8-1911, tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Từ năm 1925 đến 1926, đồng chí tham gia phong trào học sinh ở Huế; năm 1927 tham gia Đảng Tân Việt cách mạng (một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).

Năm 1930, đồng chí bị địch bắt và kết án hai năm tù. Sau khi ra tù, đồng chí tiếp tục hoạt động tuyên truyền, gây cơ sở cách mạng trong thanh niên, học sinh. Năm 1936, đồng chí hoạt động trong phong trào dân chủ bán hợp pháp của Đảng ở Hà Nội; là biên tập viên các báo của Đảng: Báo Lao động, Báo Tiếng nói chúng ta, Báo Tiến lên, Thời báo Cờ Giải phóng... Đồng chí được cử làm Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ.

Tháng 6 năm 1940, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương; đồng chí được Đảng cử sang nước ngoài gặp đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Năm 1941, đồng chí về nước, tham gia công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang ở căn cứ địa Cao-Bắc-Lạng.

Tháng 12 năm 1944, đồng chí được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Tháng 4-1945, tại Hội nghị Quân sự Bắc Kỳ, đồng chí được cử vào Ủy ban Quân sự Bắc Kỳ. Từ tháng 5-1945, đồng chí là Tư lệnh các lực lượng vũ trang cách mạng mới, thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân; tháng 6-1945, đồng chí được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Ủy ban Chỉ huy lâm thời Khu giải phóng.

Tháng 8-1945, đồng chí được cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Tại Đại hội Quốc dân Tân Trào, đồng chí được bầu vào Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam; là Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và được bổ sung vào Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tháng 3-1946, đồng chí là Chủ tịch Quân sự, Ủy viên trong Chính phủ Liên hiệp; khi thành lập Quân ủy Trung ương, được cử làm Bí thư Quân ủy Trung ương. Tháng 10-1946, là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, được Chủ tịch Hồ Chí Minh ủy quyền làm Tổng Chỉ huy Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ Việt Nam. Tháng 1-1948, đồng chí được phong quân hàm Đại tướng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 2-1951, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, đồng chí được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Từ tháng 9-1955 đến tháng 12-1979, đồng chí là Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Tháng 9-1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương; được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Tháng 12-1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương; được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V và lần thứ VI của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương.

Từ tháng 1-1980, đồng chí là Phó Thủ tướng thường trực; từ tháng 4-1981 đến tháng 12-1986, là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ).

Đồng chí liên tục được bầu làm Đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII.

Do công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, uy tín lớn trong và ngoài nước, đồng chí đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.


(0) Bình luận
Tổ chức trang trọng Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp