Tiết kiệm năng lượng trong sản xuất

26/04/2010 20:54

Theo đánh giá, việc áp dụng hệ thống quản lý năng lượng sẽ hiệu quả hơnsử dụng sản phẩm tiết kiệm năng lượng, vì thực hiện quản lý nănglượng sẽ tiết kiệm năng lượng rất lớn từ 20%-30%.

Văn phòng Tiết kiệm Năng lượng (Bộ Công thương) đã tổ chức hội thảo“Thúc đẩy hiệu suất trong công nghiệp thông qua tối ưu hóa hệ thống vàcác tiêu chuẩn quản lý năng lượng”. Qua đây, các doanh nghiệp đánh giá lại quá trình sử dụng năng lượng,đồng thời tìm kiếm các cơ hội hỗ trợ để đạt hiệu quả cũng như tiết kiệmhơn.

Quản lý năng lượng hiệu quả hơn

Theo ông Lương Văn Phan, Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam (Bộ Công thương), để đạt hiệu suất năng lượng trong sản xuất công nghiệp việc “Tối ưu hóa hệ thống và tiêu chuẩn quản lý năng lượng” rất cần thiết. Điều đó có nghĩa phải khuyến khích áp dụng hệ thống quản lý năng lượng trong sản xuất công nghiệp; cần phải xây dựng tiêu chuẩn hệ thống quản lý năng lượng, phát triển dịch vụ đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý năng lượng.

Theo đánh giá, việc áp dụng hệ thống quản lý năng lượng sẽ hiệu quả hơn sử dụng sản phẩm tiết kiệm năng lượng, vì sản phẩm tiết kiệm năng lượng tiết kiệm không nhiều (chỉ từ 3%-5%), trong khi thực hiện quản lý năng lượng thì tiềm năng tiết kiệm năng lượng rất lớn (20%-30%). Như vậy là phải chuyển từ thị trường cung cấp sản phẩm tiết kiệm năng lượng sang thị trường cung cấp dịch vụ hệ thống quản lý năng lượng… Chúng ta phải thực hiện việc này. Để thực hiện được việc quản lý năng lượng cần có ISO 51000, tổ chức ISO đang xây dựng tiêu chuẩn này.

Thực tế, doanh nghiệp sử dụng năng lượng ở nước ta thường rơi vào tình trạng thiết bị, công suất lựa chọn không hợp lý, hệ thống điều khiển lạc hậu gây tổn hao nhiều năng lượng. Đơn cử, hệ thống cấp nhiệt, cấp đông thường bố trí không hợp lý, không có bảo ôn - cách nhiệt kém, hệ thống cấp hơi bị rò rỉ nhiều… gây lãng phí năng lượng rất lớn. Viện này đã nghiên cứu tại một công ty cho thấy: Về hệ thống chiếu sáng sử dụng 1.000 bóng đèn T10 - 40W và 1.000 balast - 12W với thời gian sử dụng trung bình 6.000 giờ/năm, nếu thay bằng bóng đèn T8-36W và balast- 6W thì mỗi năm tiết kiệm được 60.000 kWh, hiệu quả tiết kiệm rất rõ ràng. Còn với hệ thống động lực sử dụng động cơ điện có tổng công suất lắp đặt (10 máy) - 465 kW với các chế độ tải là 0%, 50%,70%, 90% thì nếu sử dụng các bộ biến tần để điều khiển các động cơ điện, mỗi năm sẽ tiết kiệm được 800.000 kWh. Với hệ thống cấp hơi, nhiệt độ hơi là 1820C, tổng diện tích không được bảo ôn là 131m2 thì lượng hơi rò rỉ ước tính ở 2.800kg/giờ (tổn thất nhiệt khoảng 7,7 triệu kJl/giờ).

Theo tính toán, nếu thực hiện bảo dưỡng, bảo ôn và bịt kín các lỗ rò rỉ, mỗi năm sẽ tiết kiệm được khoảng 46.000 GJ, tương đương gần 12 tỷ đồng. Ông Lương Văn Phan cho rằng, ví dụ trên đã trả lời được câu hỏi vì sao các nhà sản xuất công nghiệp cần quan tâm đến việc áp dụng tiêu chuẩn quản lý năng lượng.


Dây chuyền sản xuất muối của Xưởng Thực nghiệm hóa chất cơ bản miền Nam đã quá lạc hậu vừa tiêu tốn năng lượng vừa gây ô nhiễm môi trường.
7,6 triệu USD “kiện toàn” năng lượng trong sản xuất


Ông Sanjaya Shrestha, quản lý Dự án UNIDO (Tổ chức phát triển Công nghiệp của Liên hiệp quốc, là cơ quan chuyên môn chuyên xúc tiến phát triển công nghiệp bền vững), cho biết dự án này sẽ có 4 phần triển khai đồng bộ. Phần 1 gồm chương trình quốc gia xây dựng năng lực về các tiêu chuẩn quản lý năng lượng và tối ưu hóa hệ thống. Phần 2 thực hiện quản lý năng lượng và tối ưu hóa hệ thống ở các dự án trình diễn. Phần 3 tập trung phát triển năng lực tài chính nhằm hỗ trợ cho các dự án sử dụng năng lượng hiệu quả trong ngành công nghiệp. Phần thứ 4 là nâng cao năng lực quản lý dự án. Tổng kinh phí cho chương trình này trị giá trên 7,6 triệu USD. Đây là dự án có mục tiêu sẽ đào tạo năng lực cho các bên liên quan, bao gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp, các nhà cung cấp - phân phối thiết bị, các công ty dịch vụ tư vấn năng lượng và các nhà hoạch định chính sách.

Việc giới thiệu dự án sử dụng năng lượng hiệu quả của các doanh nghiệp, nhờ tối ưu hóa hệ thống và thực hiện các tiêu chuẩn quản lý năng lượng, rất cần thiết để được thụ hưởng sự trợ giúp này. Các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam phải đánh giá đúng thực trạng sử dụng năng lượng trong sản xuất của mình để UNIDO tiếp tục trình văn kiện dự án lên GEF (Quỹ Môi trường toàn cầu) và dự định triển khai dự án này vào tháng 7 năm nay. Ông Sanjaya Shrestha cũng cho biết thêm, dự án được thiết kế để hỗ trợ Văn phòng Tiết kiệm Năng lượng (Bộ Công thương) tập trung vào các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả, thực hiện tối ưu hóa hệ thống các tiêu chuẩn quản lý năng lượng. Mục tiêu đặt ra hướng đến khả năng tiết kiệm năng lượng bằng cách tối ưu hóa hệ thống có thể lên đến 25%; còn tiêu chuẩn quản lý năng lượng sẽ giúp doanh nghiệp lồng ghép khái niệm tối ưu hóa hệ thống vào chu trình quản lý.

Được biết dự án hợp tác giữa GEF với Bộ Công thương (MOIT) và UNIDO, nếu được triển khai sẽ thúc đẩy hiệu suất năng lượng trong các ngành công nghiệp, thông qua bộ tiêu chuẩn ISO 51000 kết hợp với tối ưu hóa hệ thống… Như vậy, doanh nghiệp công nghiệp nước ta sẽ có cơ hội “kiện toàn” quá trình sử dụng năng lượng trong sản xuất để sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.

(Theo SGGP)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Tiết kiệm năng lượng trong sản xuất