Tiếp vốn cho nhà nông

19/04/2010 13:51

Chính phủ vừa nâng mức vay tín chấp cho nông dân lên gấp 5 lần. Điểm mới của chính sách này không những tạo thêm vốn cho nhà nông mà còn hạn chế những thủ tục không đáng có.


Nâng tín chấp, giảm chi phí cho nông dân - Ảnh: D.Đ.Minh
Sảnxuất lúa hàng hóa như ở ĐBSCL, mỗi công đất (10 công = 1 ha) chi phíđầu vào đã mất trên dưới 2 triệu đồng/vụ. Với hạn mức tín chấp cũ tốiđa chỉ được vay 10 triệu đồng, nếu nhà nông có 5 công ruộng, hạn mứctín chấp kể như đã hết sạch vào chi phí, muốn vay thêm lại phải cầm cốruộng đất nhà cửa. Nhưng không phải thế chấp gia sản đã xong, ngân hàngcòn đưa ra nhiều điều kiện làm mất thời gian của nhà nông đi tới đilui.

Giảm chi phí

Một số nông dân nuôi thủy sản tại An Giang cho biết, thức ăn thủysản đầu năm giá khoảng 7.900 - 8.000 đồng/kg, hiện giá đã lên đến 9.200đồng/kg. Theo tiêu chuẩn nuôi cá, để ra một kg cá, phải mất 1,98 kgthức ăn. Được nâng hạn mức vay tín chấp lên sẽ giúp người nuôi cá giảmbớt chi phí đầu vào khi giá cá tra và ba sa đang xuống thấp (16.500đồng/kg).


Theocác chuyên gia, chi phí đầu vào sản xuất nông nghiệp liên tục tăng lên,lãi suất ngân hàng quá sức với nhà nông, hiện nay mức vay tín chấp 10triệu đồng chỉ mang ý nghĩa xóa đói giảm nghèo, không tạo ra lực đẩycho sản xuất và có vốn tái sản xuất trong nông nghiệp nông thôn, trongkhi sản xuất nông sản hàng hóa nhu cầu vốn luôn luôn lớn. Hạn mức tínchấp tăng lên, nhà nông ngoài làm lúa, trồng cây công nghiệp… có thểdùng vốn kinh doanh các ngành nghề khác khi thị trường đòi hỏi.


Quy định mới có thể giúp nhà nông có điều kiện phát triển và mở rộngsản xuất mà không cần tài sản đảm bảo. Với mức vay tối đa đến 50 triệuđồng, không cần tài sản đảm bảo, hầu hết các khoản vay kinh tế hộ sẽkhông phải đăng ký giao dịch đảm bảo với Nhà nước. Điều này giảm bớtthủ tục chứng thực hồ sơ vay vốn ở cấp phường xã cho nông dân, mà vẫnđược vay vốn với số tiền lớn. Từ đó, nhà nông có nhiều thời gian tậptrung vào sản xuất, ngân hàng cũng có điều kiện tập trung vào công việcchuyên môn của mình nhiều hơn, không mất nhiều thời gian giải thíchđiều kiện vay vốn.

Tín nhiệm mới cho tín chấp trăm triệu

Chính sách tín dụng nông nghiệp sẽ tạo ra một kênh dẫn vốn lớn vàonông thôn, ngân hàng sẽ cẩn trọng hơn đối với những khoản vay trămtriệu. Nhất là với những hộ sản xuất kinh doanh và hợp tác xã được vayvốn lên đến 200 - 500 triệu đồng mà không cần thế chấp. Một số lãnh đạoNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) khu vực ĐBSCLcho biết, ngân hàng có thể sẽ xem xét những khách hàng có tín nhiệm mớicho vay tín chấp, đối với khoản vay lên đến 500 triệu có thể ngân hàngsẽ chỉ xem xét cho vay không tài sản đảm bảo khoảng 50% trên mỗi khoảnvay.

Thực tế kinh tế hộ hiện đang chiếm tới 75-80% trong nông nghiệp nôngthôn, một số địa phương không có mô hình hợp tác xã, nên ngân hàng cũngkhông biết triển khai cho vay như thế nào. Tại Tiền Giang, Agribankhiện đang khu nhóm 5 thành phần kinh tế: DN thương mại, hộ làm ăn lớn,DN vừa và nhỏ, kinh tế hợp tác và hợp tác xã, kinh tế trang trại, đểtiện triển khai cho vay nông nghiệp nông thôn. Theo ông Kiều Mạnh Minh,Giám đốc Agribank Tiền Giang, đối với những khoản vay 200 triệu và 500triệu đồng, thời gian tới, ngân hàng lựa chọn khách hàng làm ăn tốt đểtriển khai cho vay không cần tài sản thế chấp. Theo đó, sẽ hướng khoảnvay vào các khu vực trồng trái cây sạch trên địa bàn tỉnh, tập trungcho DN vừa và nhỏ, tạo lực đẩy cho trái cây xuất khẩu Tiền Giang.

(Theo Thanh niên)
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Tiếp vốn cho nhà nông