Tiếp tục kiên trì biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô

02/12/2011 06:05

Trong 2 ngày 30-11 đến 1-12, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 11.



Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu kết luận phiên họp


Phiên họp tập trung thảo luận về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội và ngânsách nhà nước năm 2011; dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về những giảipháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xãhội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012; Định hướng phát triển bềnvững Việt Nam giai đoạn 2011-2020; các đề án tái cơ cấu kinh tế: Đề ántái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; Đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàngthương mại; Đề án tái cơ cấu đầu tư.

Kinh tế-xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực

Thảo luận về hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội và ngânsách nhà nước năm 2011, các thành viên Chính phủ nhận định, trước bốicảnh kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, có nhiều yếu tốgây bất ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là lạm phát có xu hướng tăng cao…,nhưng việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội và ngân sáchnhà nước năm 2011 đạt được những kết quả bước đầu, góp phần tạo ranhững chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Đánh giá những kết quả chính về kiềm chế lạmphát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế,các thành viên Chính phủ cho rằng, về tiền tệ, tín dụng, ngành ngân hàngđã triển khai thực hiện các giải pháp, chính sách tiền tệ chặt chẽ vàthận trọng, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tíndụng ở mức thấp hơn đáng kể so với chỉ tiêu của Chính phủ đề ra trongNghị quyết số 11/NQ-CP, góp phần tích cực kiềm chế lạm phát và từng bướcgiảm dần tốc độ tăng giá.

Vềchính sách tài khóa, các bộ, ngành và địa phương đã triển khai các biệnpháp tăng thu, chống gian lận thương mại và chống thất thu, đồng thờithực hiện nghiêm túc chủ trương tiết kiệm chi tiêu, cắt giảm 10% chithường xuyên. Các cấp, các ngành đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằmcắt giảm, điều chuyển vốn đầu tư phát triển của Nhà nước. Tổng số vốncắt giảm, điều chuyển là 81.500 tỷ đồng, góp phần phần hoàn thành thêm1.053 dự án trong năm 2011…

Nhờ thực hiện có hiệu quả các giải pháp đềra, tổng kim ngạch xuất khẩu 11 tháng năm 2011 tăng khoảng 34,7% so vớicùng kỳ, cao gấp 3 lần chỉ tiêu Quốc hội đề ra (10%), ước cả năm 2011tăng 33% so với năm 2010. Cộng với việc thực hiện đồng bộ các giải phápvề tiền tệ, tài khóa cũng như các biện pháp quản lý giá, bình ổn thịtrường, bảo đảm cân đối cung cầu…, chỉ số giá (CPI) đã giảm dần kể từquý II/2011. Chỉ số CPI bình quân 11 tháng năm 2011 tăng 18,62% so vớicùng kỳ năm trước. Tăng trưởng GDP năm 2011 ước khoảng 6% là mức tăngkhá cao trong điều kiện phải tập trung kiềm chế lạm phát.

Bên cạnh đó,ngành nông nghiệp phát triển ổn định, đạt mức kỷ lục về sản lượng lươngthực. Sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá trong điều kiệncòn nhiều khó khăn. Chính sách bảo đảm an sinh xã hội được thực hiệntốt, công tác giải quyết việc làm, ổn định đời sống của người lao động,xóa đói giảm nghèo được chú trọng; nhiều chính sách xã hội được triểnkhai tích cực, góp phần giảm bớt khó khăn và từng bước cải thiện đờisống vật chất, tinh thần của nhân dân…

Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp kiềm chế lạm phát

Thảo luận về các nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 12/2011 vàcác tháng đầu năm 2012, các thành viên Chính phủ cho rằng cần tiếp tụckiên trì các giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩmô; tập trung các nguồn lực thực hiện các đột phá trong tái cấu trúckinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả và sứccạnh tranh…

Chỉ rõ lạm phát và lãi suất tíndụng tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao; nợ xấu của hệ thống ngân hàng códấu hiệu tăng lên, thanh khoản của một số ngân hàng thương mại gặp khókhăn; áp lực tỷ giá còn lớn; thị trường chứng khoán và thị trường bấtđộng sản giảm sút…, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CaoĐức Phát và Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho rằng đây là nhữnghạn chế, tồn tại rất lớn cần phải khắc phục trong năm 2012.

Bộ trưởngBộ Tài chính Vương Đình Huệ đề xuất dự thảo Nghị quyết của Chính phủ vềnhững giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triểnkinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012, nên đưa thêm cácchỉ tiêu về an toàn giao thông, chỉ tiêu về tiết giảm chi phí quản lý…Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đề nghị, từ nay tới cuối năm phảiquan tâm đảm bảo cân đối cung cầu, nhất là các hàng hóa thiết yếu trongdịp Tết Nguyên đán.

Bày tỏ sự đồng tìnhvới mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2012 khoảng 6%, Bộ trưởng Bộ Xâydựng Trịnh Đình Dũng đề nghị, trong nhóm kiềm chế lạm phát đi đôi vớichống giảm phát cần có chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, có lộ trìnhgiảm lãi suất xuống còn xấp xỉ 10% vào cuối năm 2012, đồng thời tăngcường sự kiểm soát của Nhà nước vào các lĩnh vực đầu tư phát triển đôthi nói chung trong đó có thị trường bất động sản

Trước tình trạng nợ xấu ngân hàng gia tăng, Bộ trưởng Bộ Công anTrần Đại Quang đề nghị Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường công tác thanhtra, kiểm tra, tăng cường công tác quản lý cán bộ, phòng ngừa sai phạm,đồng thời đề nghị các Bộ, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với Bộ Côngan trong quản lý thị trường; chống gian lận thương mại, hàng giả, hànglậu nhất là vào dịp Tết Nguyên đán; chống các loại hình tội phạm liênquan đến an toàn, an ninh mạng, vấn đề bảo mật thông tin, các tài liệumật…

Thực hiện các đột phá trong tái cấu trúc nền kinh tế

Một vấn đề lớn được Chính phủ đưa ra thảo luận tại Phiênhọp là dự thảo 3 đề án tái cơ cấu kinh tế gồm Đề án tái cơ cấu đầu tư;Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; Đề án tái cơ cấu hệ thống ngânhàng thương mại.

Dự thảo Đề án án táicơ cấu đầu tư đã chỉ rõ định hướng tái cơ cấu đầu tư đối với từng nguồnvốn cụ thể như, nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ vàcác nguồn vốn đầu tư có tính chất ngân sách nhà nước; nguồn vốn đầu tưphát triển của nhà nước; nguồn vốn ODA; nguồn vốn đầu tư của doanhnghiệp nhà nước; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài… Các giải pháp đề ratrong Đề án gồm cả giải pháp trước mắt và các giải pháp tái cơ cấu đầutư trong trung và dài hạn.

Dự thảo Đềán tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước đã nêu rõ sự cần thiết của táicấu trúc doanh nghiệp nhà nước và đề ra các nhóm giải pháp thực hiện như Chính phủ xây dựng, banhành tiêu chí phân loại, danh mục doanh nghiệp nhà nước để làm căn cứxác định cơ cấu sở hữu cho từng doanh nghiệp; thực hiện nhất quán, đẩymạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; tổ chức sắp xếp vàtái cấu trúc từng Tập đoàn kinh tế nhà nước theo mô hình chuyên sâu, đơnlĩnh vực phù hợp với năng lực quản lý, giám sát và quản trị.

Đề án tái cơ cấu hệ thống ngânhàng thương mại cũng phân tích rõ thực trạng về hoạt động ngân hàng; mụctiêu, định hướng cơ cấu lại các tổ chức tín dung theo hướng triệt để vàtoàn diện; đề ra các giải pháp cụ thể trong thực hiện…

Thảo luận các Đề án trên, các thành viên Chính phủ bày tỏcơ bản đồng tình với nội dung mà các đề án nêu; nhấn mạnh sự cần thiếttập tập trung các nguồn lực thực hiện các đột phá trong tái cấu trúckinh tế; cho rằng đây là những nội dung lớn có mối liên kết chặt chẽ màChính phủ cần tập trung chỉ đạo thực hiện một các toàn diện, đồng bộngày từ năm 2012 nhằm thực hiện chủ trương cơ cấu lại nền kinh tế theohướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh…

Nhấn mạnh sự cần thiết của tái cơ cấu doanh nghiệp nhànước mà trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, ý kiến cácthành viên Chính phủ đề xuất các cơ quan chức năng cần tiếp tục hoànthiện cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích sự phát triển doanh nghiệp,nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, tổ chứckinh tế ngoài nhà nước; tạo môi trường bình đẳng giữa các doanh nghiệpthuộc mọi thành phần kinh tế; tăng cường hơn nữa tính kỷ luật tài chínhvà thực thi pháp luật trong doanh nghiệp nhà nước.

Quyết tâm hoàn thành các mục tiêu kinh tế-xã hội

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị bansoạn thảo Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếuchỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dựtoán ngân sách nhà nước năm 2012 tiếp tục bổ sung, điều chỉnh và hoànthiện Dự thảo trên cơ sở ý kiến thảo luận, góp ý của các thành viênChính phủ, các bộ, ngành, địa phương…

Thủ tướng yêu cầu ban soạn thảo cần phân tích rõ những mặt làmđược, những mặt còn tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và các giải pháp đề ratrong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2012.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiếncủa các thành viên Chính phủ hoàn thiện báo cáo đánh giá tình hình kinhtế-xã hội năm 2011, trong đó phải đánh giá đầy đủ tình hình và kết quảthực hiện, xác định rõ mục tiêu chủ yếu trong chỉ đạo điều hành để triểnkhai có hiệu quả các mục tiêu đã đề ra.

Nhận định về tình hình phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian tới,Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, chính sách tiền tệ là yếu tố quyếtđịnh trong kiềm chế lạm phát và duy trì tăng trưởng, do vậy Ngân hàngNhà nước phải phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và địa phương thựchiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt nhằm đảm bảo hàihòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm pháttheo mục tiêu đề ra.

Trước mắt, Thủ tướng đề nghị Ngân hàng Nhà nước phải tính toán hạgiảm dần mặt bằng lãi suất, ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sảnxuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ,doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ đạo các bộ,ngành, địa phương, nhất là Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn chỉ đạo quyết liệt nhằm đảm bảo cung ứng các hàng hóathiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng cuối năm và dịp Tết Nguyên Đán.Chính quyền địa phương và các ngành chức năng tăng cường kiểm soát giá,giữ giá cả ổn định, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, “sốt” giá.

Cùng với tiếp tục tăng cường kiểm soát nhập siêu, hạn chế nhập khẩunhững mặt hàng xa xỉ chưa thực sự cần thiết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũngđề nghị các Bộ, ngành chức năng tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, phấn đấugiảm tỷ trọng nhập siêu năm tới bằng năm nay (khoảng 10% so với kimngạch xuất khẩu) và tập trung hỗ trợ người nông dân đảm bảo sản xuất vụĐông Xuân.

Thủ tướng NguyễnTấn Dũng yêu cầu các Bộ trưởng cần phối hợp để xử lý những vấn đề phátsinh trong thực hiện chính sách tiền tệ, tài khóa, kiểm soát thị trườnggiá cả, xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu, phòng chống thiên tai, cải cáchhành chính, an toàn giao thông, phòng chống tội phạm…

Các cơ quan nhànước cần tăng cường biện pháp bảo mật hồ sơ, bảo đảm an ninh, an toàntrong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin - Thủ tướng lưu ý.

Về các đề án tái cơ cấu kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũngđề nghị các Bộ, ngành chủ trì soạn thảo tiếp tục bổ sung và hoàn thiệntrên cơ sở những đóng góp ý kiến của các thành viên Chính phủ, các bộ,ngành địa phương…

Liên quan đến Đề án tái cơ cấu đầu tư, Thủ tướng đặcbiệt nhấn mạnh đến công tác quy hoạch và phân cấp quản lý nhằm đảm bảohiệu quả hoạt động đầu tư.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gợi ý về Đề án táicấu trúc doanh nghiệp Nhà nước theo hướng sắp xếp lại doanh nghiệp theohướng loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, đẩy mạnh cổ phầnhóa… nhằm nâng cao năng lực hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh vàsức cạnh tranh của doanh nghiệp. Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, quỹ tíndụng…

Đề cập đến dự thảo Đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại,Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gợi ý, Ngân hàng Nhà nước cần sớm đưa ra bộtiêu chí nhằm quản lý minh bạch hệ thống ngân hàng, đồng thời rà soát,sửa đổi các quy định an toàn về tín dụng, ngân hàng theo lộ trình phùhợp với thông lệ quốc tế và điều kiện cụ thể kinh tế-xã hội của đấtnước.

Thiện Thuật (TTXVN/Vietnam+)
(0) Bình luận
Tiếp tục kiên trì biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô