Cùng với việc chỉ ra những yếu kém, khuyết điểm, các cấp ủy đảng đã xác định rõ nguyên nhân, từ đó giải pháp trước mắt cũng như lâu dài để khắc phục.
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng đã thực sự thổi một luồng gió mới vào không khí chính trị, xã hội ở Hải Dương. Bước đầu qua kiểm điểm tự phê bình và phê bình, hầu hết các tập thể và cá nhân đã nghiêm túc sửa chữa ngay những khuyết điểm.
Sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đề ra nhiều
giải pháp khắc phục thiếu sót, khuyết điểm
Tôi sẽ xin chuyển công tác...Sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình, nhiều đồng chí cán bộ, đảng viên đã tự giác xem xét, nhìn lại mình, bước đầu tự sửa chữa khuyết điểm, tự điều chỉnh trong công tác và một số hành vi trong cuộc sống.
Tìm hiểu tại huyện Nam Sách, chúng tôi được đọc bản kiểm điểm tự phê bình của đồng chí Phạm Công Hiệu, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND thị trấn, có đoạn: "Tôi xin tiếp thu các ý kiến đã tham gia cho cá nhân để trên cơ sở đó rút kinh nghiệm, khắc phục những mặt khuyết điểm, phấn đấu tu dưỡng và rèn luyện. Khuyết điểm chủ yếu là trong chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc. Tôi xin hứa sẽ khắc phục trong thời gian một năm. Nếu không khắc phục được, bản thân tự xin chuyển vị trí công tác".
Tìm gặp đồng chí Hiệu, chúng tôi đặt câu hỏi: "Vì sao đồng chí hứa sẽ khắc phục những khuyết điểm chỉ trong một năm?". "Tôi nhận thấy trong kiểm điểm tự phê bình và phê bình, nhận thức của cán bộ, đảng viên là rất tốt. Do đó, mình là cán bộ giữ vai trò lãnh đạo khối ủy ban thì mình phải làm gương. Để khắc phục ngay những khuyết điểm, tôi sẽ tập trung rà soát lại những việc giải quyết chưa xong như tình trạng một số hộ lấn chiếm đất đai, xây dựng chưa đúng quy định để tập trung giải quyết dứt điểm. Tôi sẽ đổi mới cách thức làm việc khoa học hơn để hạn chế những bất cập trước đây", đồng chí Hiệu chia sẻ.
Khắc phục ngay những khuyết điểmThực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), ngay trong quá trình chuẩn bị và tiến hành kiểm điểm, Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Gia Lộc đã thực sự cầu thị, nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp và đã chỉ đạo khắc phục ngay một số hạn chế, khuyết điểm.
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Phạm Quang Hưởng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Gia Lộc cho biết: BTV Huyện ủy đã chỉ đạo UBND huyện, các cơ quan chức năng tập trung khắc phục ngay những khuyết điểm, hạn chế. Cụ thể như ở dự án chợ Cuối, giải phóng mặt bằng đường ô-tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, dự án khu dân cư phía tây thị trấn Gia Lộc và một số tuyến đường khác, chú trọng bảo đảm lợi ích của các bên liên quan, nhất là lợi ích của người dân, góp phần thực hiện tốt chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
BTV Huyện ủy Gia Lộc đã đưa ra tới 10 vấn đề phải tập trung khắc phục ngay. Đây là những vấn đề hết sức quan trọng, việc sửa chữa, khắc phục sẽ giúp cho BTV Huyện ủy nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, làm giảm những bức xúc trong nhân dân, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
Đồng chí Nguyễn Dương Thái, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo
Hội nghị kiểm điểm, tự phê bình và phê bình Ban Thường vụ Huyện ủy Kinh Môn
Chuyển động tích cựcĐồng chí Phạm Xuân Thăng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho biết: Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), cùng với việc chỉ ra những yếu kém, khuyết điểm, các cấp ủy đảng từ tỉnh đến cơ sở đã phân tích rõ nguyên nhân, đồng thời xác định ngay những nhiệm vụ, giải pháp trước mắt cũng như lâu dài để khắc phục. Vì những yếu kém, khuyết điểm đã tích tụ từ nhiều năm nên việc khắc phục cũng không hề đơn giản mà đòi hỏi cần có thời gian, lộ trình, giải pháp phù hợp, không thể nóng vội. Tuy nhiên, với tinh thần quyết liệt, các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, tổ chức đều xác định những việc cần làm ngay. Đó là những việc bức xúc, nổi cộm mà cán bộ, đảng viên và dư luận quan tâm.
Ngay trong quá trình chuẩn bị và tiến hành kiểm điểm, BTV Tỉnh ủy đã thực sự cầu thị, nghiêm túc tiếp thu các ý kiến góp ý, đã chỉ đạo khẩn trương khắc phục ngay một số việc như: Xây dựng chương trình làm việc quý 4 năm 2012, tháng 10 và tháng 11 - 2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy sát thực hơn; chỉ đạo các công việc thuộc thẩm quyền của BTV Tỉnh ủy như: việc rà soát các dự án đầu tư xây dựng, quy hoạch khu đô thị, khu dân cư trong tỉnh; điều chỉnh diện tích quy hoạch khu công nghiệp Cộng Hòa (Chí Linh); việc thực hiện trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với các dự án, công trình có nhu cầu triển khai trong năm 2012 đã được xác định trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Ngay sau khi tiến hành kiểm điểm, BTV Tỉnh ủy đã nghe và cho ý kiến lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết những vấn đề nổi cộm gây bức xúc trong đảng và nhân dân. Cụ thể như nghe và cho ý kiến về: việc giải phóng mặt bằng Dự án Dệt - May tại cụm công nghiệp Nguyên Giáp (Tứ Kỳ); về dự án chợ Đọ và tình hình, phương án giải quyết khiếu kiện phức tạp tại xã Ứng Hòe (Ninh Giang); về tình hình triển khai dự án và giải quyết khiếu kiện phức tạp tại khu vực chợ Cuối (Gia Lộc); về tình hình triển khai dự án và giải quyết khiếu nại, tố cáo tại khu công nghiệp Lai Vu (Kim Thành).
BTV Tỉnh ủy đã chủ động sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ, đồng thời tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch cán bộ ở cả 3 cấp. BTV Tỉnh ủy đã chỉ đạo UBND tỉnh khắc phục ngay các việc như: Đổi mới và nâng cao chất lượng phiên họp UBND tỉnh. Nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; xử lý các điểm bức xúc của nhân dân, không để khiếu kiện kéo dài, nâng cao hiệu lực của chính quyền. Tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; quản lý khoáng sản và bảo vệ môi trường; xử lý vi phạm pháp luật trong khai thác cát, sỏi, than, đá và trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Rà soát danh sách các hạng mục công trình chậm triển khai, nhất là những dự án gây lãng phí đất. Khắc phục những hạn chế trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc cải cách hành chính mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính.
Các cấp ủy đảng đã thực sự coi việc thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là giải pháp quan trọng để khắc phục những hạn chế, khuyết điểm sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình. Nhiều nơi đã thật sự đổi mới, nâng cao chất lượng các hội nghị, cuộc họp; trách nhiệm của nhiều người nhất là ở cấp lãnh đạo được nâng lên.
VŨ ÚYĐồng chí Lê Quý Đôn, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Đọc và nghiên cứu kỹ các nội dung của Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), tôi thấy rất tâm đắc. Việc triển khai thực hiện cũng hết sức khoa học, bài bản. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa cao, chưa thuyết phục. Qua kiểm điểm tự phê bình và phê bình từ Trung ương đến cơ sở bước đầu đã hoàn thành nhưng ít thấy cán bộ, đảng viên bị xử lý kỷ luật. Cũng không nhất thiết phải xử lý kỷ luật nhưng phải công khai chỉ rõ đồng chí nào sai cái gì, sai thế nào và cách thức sửa chữa sai lầm, khuyết điểm ấy ra sao để cán bộ, đảng viên và nhân dân được biết. Hiện nay, nhân dân rất bức xúc trước thực trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống. Đặc biệt là tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, trình độ quản lý yếu kém dẫn đến những thiệt hại và gây đổ vỡ lớn, cản trở sự phát triển của đất nước.
Hiện nay có thực trạng "trên bảo dưới không nghe", biểu hiện là nhiều văn bản chỉ đạo của cấp trên cấp dưới không thực hiện, nhưng chẳng ai bị xử lý. Do đó, kỷ cương phép nước không nghiêm.
Đại tá Phạm Tiến Khu, cán bộ tiền khởi nghĩa ở thôn Phù Nội, xã Hùng Sơn (Thanh Miện):
Có lẽ trong lịch sử suốt 83 năm của Đảng ta, chưa bao giờ có sự thẳng thắn và quyết tâm cao để làm trong sạch Đảng như vừa qua. Điều đó khẳng định chỉ có một Đảng mạnh mới dám làm như vậy. Việc dám kiểm điểm, tự phê bình và phê bình một cách nghiêm túc, thẳng thắn, chỉ rõ những ưu điểm để phát huy, đồng thời chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm để sửa chữa sẽ giúp Đảng ta ngày càng trưởng thành hơn, vững mạnh hơn, nhân dân ngày càng tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng. Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) là vấn đề lớn, lâu dài và phải làm thường xuyên, liên tục, tự phê bình và phê bình cũng chỉ là một biện pháp. Tuy nhiên, tôi thấy trong quá trình kiểm điểm, tự phê bình và phê bình từ Trung ương đến cơ sở vẫn chưa chỉ ra được "một bộ phận không nhỏ ở đâu" để xem xét, xử lý. Do đó, cán bộ, đảng viên và nhân dân theo dõi việc thực hiện Nghị quyết cảm thấy hẫng hụt.
Đồng chí Nguyễn Hữu Hỷ, thạc sĩ nông nghiệp, Bí thư Chi đoàn Công ty TNHH một thành viên Giống cây trồng Hải Dương:
Theo tôi cái được lớn nhất trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) là giúp cán bộ, đảng viên đánh giá đúng ưu điểm để phát huy, chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm, tìm ra nguyên nhân để sửa chữa, khắc phục. Việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình đối với mỗi đảng viên ở từng chi bộ một cách nghiêm túc, thẳng thắn sẽ góp phần đẩy lùi tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức trong cán bộ, đảng viên. Đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt này giúp thế hệ trẻ như chúng tôi thấy được trách nhiệm của mình đối với những vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng. Qua đó, củng cố niềm tin của thế hệ trẻ đối với Đảng.
Đồng chí Trần Thị Tuyết Minh, giáo viên Trường Tiểu học Lý Tự Trọng (TP Hải Dương):
Trong bối cảnh cán bộ, đảng viên ở nhiều nơi suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, là giáo viên - đảng viên hằng ngày đứng trên bục giảng chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Chúng tôi luôn cố gắng giữ gìn đạo đức nghề nghiệp bằng cách tự rèn luyện, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để góp phần thực hiện tốt hơn nữa sự nghiệp trồng người. Việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình trước đây cũng đã làm nhưng tôi thấy lần này làm kiên quyết, thẳng thắn và mạnh dạn hơn. Qua đó, thực sự tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên, giáo viên, nhất là đội ngũ giáo viên, đảng viên trẻ. Theo tôi, phải thực hiện công việc này một cách thường xuyên hơn nữa trong sinh hoạt chi bộ.
TUẤN HƯNG(ghi)
|