Ngay sau khi đến Huahin, Thái Lan, chiều 4-4,bên lề Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đãcó các cuộc gặp với lãnh đạo các nước.
Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ngay sau khi đến Huahin, Thái Lan, chiều 4-4,bên lề Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đãcó các cuộc gặp với Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva, Thủ tướng Lào BuasoneBouphavanh và Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới James Adam.
Bày tỏ vui mừng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dựHội nghị cấp cao đầu tiên của Ủy hội sông Mekong quốc tế, được tổ chức tại TháiLan, tại cuộc gặp Thủ tướng Abhisit Vejjajiva,
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng hội nghị sẽ thành công tốt đẹp,góp phần thiết thực tăng cường hợp tác trong Ủy hội sông Mekong.Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Namluôn coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt vớiThái Lan, trong đó có sự hợp tác tại Ủy hội sông Mekong.Chính sự hợp tác giữahai nước cũng như với Lào và Campuchia đã giúp các nước đạt được nhiều kết quảtích cực trong việc thực hiện Hiệp định Mekong - văn kiện pháp lý quan trọng gópphần tăng cường quan hệ hữu nghị, thúc đẩy hợp tác, đảm bảo phát triển bền vữngcho tất cả các quốc gia trong lưu vực.Hai thủ tướng nhất trí cho rằng Hội nghị cấpcao lần này, cùng các chiến lược phát triển lưu vực của Ủy hội sông Mekong quốctế, sẽ đề ra những định hướng quan trọng cho việc hợp tác giữa các nước trongthời gian tới.Việt Nam, Thái Lan và các nước thành viên ủyhội sẽ triển khai những định hướng đó, thực hiện những thỏa thuận đạt được vàthúc đẩy các công việc đang tiến hành, trong đó có việc xây dựng hướng dẫn thựchiện các bộ quy chế về hướng dòng chảy, đồng thời đẩy nhanh việc thông qua quychế về đảm bảo chất lượng nguồn nước.Hai bên nhất trí khuyến khích Myanmar vàTrung Quốc tham gia sâu rộng hơn vào Ủy hội sông Mekong.Thủ tướng Abhisit cho rằng các nước cần tăngcường trao đổi thông tin, tiến hành đánh giá về nguyên nhân và đề xuất nhữngbiện pháp ứng phó cũng như thúc đẩy hợp tác với các nước ở khu vực thượng lưu.Ông khẳng định sẽ luôn ủng hộ Việt Nam trong năm Chủ tịch Hiệp hội các quốc giaĐông Nam Á (ASEAN) 2010 và Thái Lan sẽ tham dự lễ kỷ niệm 1000 năm ThăngLong-Hà Nội.Hai thủ tướng bày tỏ quan hệ hữu nghị hợp tácsong phương nhiều mặt đã phát triển trong thời gian qua, nhất trí tiếp tục tăngcường các biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại... Hai bên nhấttrí sẽ họp nội các và giao cho Bộ Ngoại giao hai nước trao đổi thời gian cụ thểvà nhất trí kết nối hành lang Đông Tây từ Mukdahan, Thái Lan, đi Việt Nam để lưuthông hàng hóa.Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh vàkhuyến khích các nhà đầu tư Thái Lan tăng cường đầu tư vào Việt Nam, làm choquan hệ hợp tác kinh tế ngày càng thiết thực, vì lợi ích của mỗi nước và hòabình ổn định trong khu vực.Tại cuộc gặp giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lào Buasone Bouphavanh,hai bên bày tỏ vui mừng về quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Namvà Lào có bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, đồng thời nhất trícần nâng cao hiệu quả hợp tác, phấn đấu đạt kim ngạch thương mại 1 tỷ USD trongnăm 2010.Mặc dù năm 2009 gặp nhiều khó khăn về kinhtế, nhưng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Lào vẫn giữ được mứctương đương năm 2008, khoảng trên 420 triệu USD.Hai thủ tướng thống nhất sẽ chỉ đạo các ngànhchức năng của hai nước tiến hành tổng kết 6 chương trình hợp tác Việt Nam-Làogiai đoạn 2006-2010; xây dựng các chương trình hợp tác giai đoạn 2011-2015 vàChiến lược hợp tác Việt Nam-Lào giai đoạn 2011-2020 gắn với việc xây dựng Kếhoạch và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội mỗi nước.Hai thủ tướng cũng mong muốn đẩy mạnh hợp táctrên các lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng, thế mạnh; chỉ đạo các bộ, ngành hainước kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các thỏa thuận đã đạt được trong cuộc họpỦy ban liên Chính phủ mới đây.Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị phía Làotạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào.Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ với Ủy hộisông Mekong và cho rằng hội nghị cấp cao diễn ra trong bối cảnh rất quan trọngbởi thời điểm hiện nay nước sông Mekong đang cạn kiệt, ảnh hưởng nghiêm trọngđến cuộc sống của người dân, vì vậy, việc hợp tác giữa các nước rất cấp thiết vìlợi ích chung của các nước trong lưu vực sông.Hai thủ tướng nhấn mạnh năm 2010 diễn ranhiều sự kiện trọng đại của cả hai nước, do đó, Việt Nam và Lào cần phối hợpchặt chẽ với nhau, nâng cao hiệu quả hợp tác toàn diện, đưa quan hệ hai nướcphát triển lên tầm cao mới, trên cơ sở lấy quan hệ chính trị tốt đẹp làm nềntảng, hiệu quả kinh tế là trọng tâm.Hai thủ tướng nhất trí tiếp tục tuyên truyền đến các tầng lớp nhândân hai nước, nhất là thế hệ trẻ, về mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tìnhđoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào.Phát biểu tại cuộc tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) James Adam,Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao và cảm ơn sự hỗ trợ của WB đối với ViệtNam trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, tư vấn chínhsách kinh tế vĩ mô và cải cách đầu tư công.Nhấn mạnh sự quan tâm của Việt Nam đối vớivấn đề nước biển dâng tại Đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chorằng việc kịp thời ứng phó với vấn đề này không chỉ đảm bảo ổn định đời sống củangười dân trong khu vực mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho thế giới,bởi hàng năm vùng Đồng bằng sông Cửu Long xuất khẩu 6 triệu tấn gạo.Ông James Adam khẳng định WB cam kết sẽbố trí nguồn lực tốt nhất để hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực biến đổi khí hậu,nghiên cứu tác động của vấn đề nước biển dâng. Đây là các dự án ưu tiên của WBvà cam kết sẽ cùng phối hợp để tìm kiếm các nguồn lực phù hợp giúp Việt Nam đốiphó với vấn đề biến đổi khí hậu.Phó Chủ tịch WB đánh giá cao những thành tựuphát triển kinh tế của Việt Nam thời gian qua, nhất là thành công trong đối phóvới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.Theo ông, Việt Nam là nước đã sử dụng hiệuquả nguồn vốn tài trợ của WB. Các dự án được triển khai tại Việt Nam đã mang lạinhững tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam vàWB đã thông qua khoản vay ưu đãi trị giá 500 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Namtriển khai chương trình cải cách đầu tư công.Chương trình này không chỉ giúpViệt Nam nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư mà còn hỗ trợ Việt Nam duy trì tăngtrưởng kinh tế trong dài hạn.Về các chương trình hỗ trợ Việt Nam trongthời gian tới, ông Adam cam kết WB sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ổn định kinh tếvĩ mô, cân bằng giữa tăng trưởng và kiềm chế lạm phát ở mức phù hợp.
(Theo TTXVN)