Các vụ việc lớn được xử lý nghiêm minh

22/10/2018 11:38

Đây là phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV diễn ra sáng 22.10.


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Kỳ họp. Ảnh: TTXVN

Tại buổi làm việc đầu tiên của kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIV sáng nay 22.10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã thay mặt Chính phủ trình bày những nội dung chủ yếu về tình hình KTXH năm 2018 và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2019.

Thủ tướng nhấn mạnh những kết quả khả quan về kinh tế, nổi bật là tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,98%, thu ngân sách nhà nước cả năm vượt 3% dự toán...

"Thực tiễn cho thấy, cấp ủy, chính quyền, cá nhân người đứng đầu ở đâu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quyết liệt, cụ thể, sâu sát thực tiễn, đổi mới sáng tạo, chủ động linh hoạt hơn, thì ở đó đạt được kết quả tốt hơn", Thủ tướng nêu.

Bên cạnh đó, Thủ tướng thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, yếu kém của nền kinh tế, có nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. 

Cụ thể, trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, vẫn còn tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng. An ninh, an toàn bệnh viện một số nơi chưa bảo đảm. Xảy ra nhiều vụ mất an toàn thực phẩm. 

Chất lượng giáo dục đại học, nghề nghiệp chưa cao; cơ cấu chưa hợp lý. Đã xảy ra sai phạm trong kỳ thi trung học phổ thông ở một số địa phương. Vấn đề sách giáo khoa phổ thông gây bức xúc dư luận. Quản lý báo chí, thông tin, nhất là trên internet còn bất cập; việc lợi dụng mạng xã hội đưa tin xấu, độc, phá hoại còn nhiều.

Về lĩnh vực tài nguyên môi trường, tình trạng khiếu kiện về đất đai diễn biến phức tạp. Môi trường nước, không khí tại nhiều khu, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất, lưu vực sông không bảo đảm an toàn.

Đặc biệt, về việc thi hành pháp luật, cải cách hành chính, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí…, Thủ tướng cho rằng thời gian qua nhiều vụ việc lớn đã được xử lý như như vụ AVG, cảng Quy Nhơn, Hãng phim truyện Việt Nam, đất đai tại Đà Nẵng, Thủ Thiêm… 


Quang cảnh phiên khai mạc. Ảnh: TTXVN

"Các vụ việc được xử lý nghiêm trên tinh thần kiên quyết, khách quan, công khai minh bạch, trong đó có những cán bộ cao cấp. Tập trung điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh các vụ án phức tạp, nhân dân quan tâm như vụ đánh bạc trên internet, sai phạm tại một số ngân hàng thương mại, vụ 'Vũ nhôm', 'Út trọc'…, được cử tri cả nước đồng tình, ủng hộ", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho rằng nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm. Dư luận về tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm vẫn còn ở nhiều cơ quan, đơn vị. Một bộ phận cán bộ ở các cấp, các ngành chưa thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, làm giảm sút niềm tin của nhân

Thu ngân sách vượt lớn

Kết quả kinh tế nổi bật năm nay là tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,98%, ước cả năm vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân ước cả năm dưới 4%, là năm thứ 3 liên tiếp kiểm soát dưới 4%.

Tín dụng 9 tháng tăng 10,41%, cả năm tăng dưới 17%. Tỉ giá, thị trường ngoại tệ được kiểm soát tốt; dự trữ ngoại hối nhà nước đạt kỷ lục trên 60 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 9 tháng đạt trên 352 tỉ USD, cả năm ước đạt 475 tỉ USD, tăng 11,7%.

Thu ngân sách nhà nước cả năm vượt 3% dự toán, tỉ trọng thu từ xuất nhập khẩu, dầu thô giảm, thu nội địa tăng, chiếm gần 82% tổng thu cân đối ngân sách.

Theo Tuổi trẻ

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh



Một trong những điểm sáng về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm nay là những nỗ lực cố gắng của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, chính quyền các địa phương trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Ngân hàng Thế giới (WB) xếp hạng chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) năm 2017 của Việt Nam tăng 14 bậc, lên thứ 68/189. Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) đánh giá BCI thực hiện quý II năm nay rất lạc quan, tăng 6 bậc so với quý I. Đây cũng là đánh giá tích cực nhất của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu trong 18 tháng qua. Việt Nam được đánh giá thuộc nhóm 10 quốc gia cam kết mạnh mẽ nhất về cải cách chính sách thuế. 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Sản xuất, kinh doanh ở nhiều lĩnh vực còn khó khăn. Sự gắn kết giữa khu vực FDI với hoạt động của các doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế. Một số công trình dự án chậm tiến độ, chất lượng kém. Còn những bất cập trong cơ chế, chính sách, điều kiện kinh doanh một số lĩnh vực gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Cải cách thủ tục hành chính; xây dựng Chính phủ điện tử, cơ sở dữ liệu quốc gia; cung cấp dịch vụ công trực tuyến chưa đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiều tổ chức quốc tế nâng hạng của nước ta trên nhiều lĩnh vực, nhất là môi trường kinh doanh, nhưng Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam giảm 3 bậc so với năm 2017 (77/140 so với 74/135 quốc gia, vùng lãnh thổ).

Tôi nhất trí cao với quyết tâm của Chính phủ về thực hiện chủ trương phát triển mạnh kinh tế tư nhân; kiến tạo môi trường thuận lợi, cạnh tranh, phát huy tối đa mọi nguồn lực, khuyến khích khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo, thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển. Trong các nhiệm vụ mà Chính phủ đã xác định, việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng. Để làm được việc này, tôi cho rằng trong thời gian tới cần có sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành, chính quyền địa phương. Cần áp dụng các giải pháp căn cơ như đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; thực hiện nghiêm chủ trương của Chính phủ, cắt giảm tối thiểu 50% thủ tục hành chính, đặc biệt cắt giảm, đơn giản mạnh hơn điều kiện kinh doanh và thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Tăng cường sự công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình và cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin trên các lĩnh vực về chính sách, pháp luật, nhất là về nguồn lực mà các doanh nghiệp có thể tiếp cận. Siết chặt kỷ luật hành chính, tăng cường thanh tra công vụ. Đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số. Thực hiện có hiệu quả cơ chế "một cửa", "một cửa" liên thông, "một cửa" quốc gia, "một cửa" ASEAN, mô hình trung tâm hành chính công, dịch vụ công trực tuyến. Tiếp nhận, xử lý nhanh và công khai kết quả giải quyết phản ánh kiến nghị của người  dân, doanh nghiệp.

Mỗi bộ, ngành, địa phương cần có chương trình, kế hoạch hành động với mục tiêu, giải pháp và lộ trình cụ thể để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Cùng với đó, cần thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX; khuyến khích hộ kinh doanh cá thể chuyển thành doanh nghiệp. Thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp để có thể hoàn thành mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020.

Đại biểu PHẠM XUÂN THĂNG (Hải Dương)

(0) Bình luận
Các vụ việc lớn được xử lý nghiêm minh