Chính trường Anh kẹt cứng vì Brexit

18/01/2019 09:59

Thủ tướng Anh Theresa May không và không thể bị lật đổ. Nhưng đề xuất đưa nước Anh rời Liên minh châu Âu (EU) của bà cũng chẳng vừa lòng ai.

Chính trường Anh kẹt cứng vì Brexit - Ảnh 1.

Người biểu tình ủng hộ Brexit bên ngoài tòa nhà Quốc hội Anh ở London ngày 17.1 - Ảnh: REUTERS

Thứ hai, nếu coi đề xuất của bà May không hoàn hảo thì ý muốn của ông Corbyn còn bị phản đối nhiều hơn. Vị lãnh đạo Đảng Lao động này muốn giữ Anh ở lại một liên minh thuế quan của EU, nhằm bảo vệ người lao động và người tiêu dùng, nhưng đây là điều sẽ khiến Đảng Bảo thủ của bà May chia rẽ nên khó thành hiện thực.

Ngược lại, bản thân ông Corbyn cũng bị chỉ trích đã lấy lợi ích chính trị làm trọng, muốn lật đổ bà May thay vì nhanh chóng tìm ra giải pháp giúp ích cho đất nước. Nếu bà May bị hất khỏi ghế Thủ tướng, nước Anh buộc phải thực hiện tổng tuyển cử khi thời hạn rời khỏi EU chỉ còn 10 tuần lễ.

Giải pháp thứ ba là trưng cầu rời EU lần thứ hai cũng đứng trước viễn cảnh tối tăm. Nó bị mô tả sẽ là "sự phản bội dành cho dân chủ" của người Anh.

Các mặt báo ở Anh sáng 17.1 (giờ địa phương) chính vì vậy chỉ xoay quanh một chủ đề xem ai là người có lỗi trong bế tắc này. Tờ Guardian trung lập muốn Anh ở lại EU đã chỉ trích cả ông Corbyn lẫn bà May - vì dù sao đây cũng là hai nhân vật ủng hộ Brexit. Báo Telegraph muốn ở lại EU nên đòi tái trưng cầu. Báo Daily Mail theo hướng Brexit thì chỉ trích ông Corbyn câu giờ.

Bế tắc toàn tập

Sau hai cuộc bỏ phiếu một thắng (nhẹ) một thua (đau), nữ Thủ tướng May đã chìa cành ôliu cho đối thủ Corbyn khi đề nghị đàm phán lại. Nhưng ông Corbyn nói "không".

Chính xác thì vị quan chức mang tư tưởng bài EU này khẳng định sẽ không bao giờ chịu ngồi xuống với bà May, nếu Thủ tướng không chịu xuống nước, loại bỏ khả năng "Brexit cứng".

Brexit cứng là cách nói về việc Anh rời EU thẳng thừng vào ngày 29.3 mà không đi kèm bất kỳ thỏa thuận nào để bảo đảm lợi ích kinh tế, con người. Trong tình thế hai năm trời không thể thống nhất nội bộ về Brexit, bà May từng tuyên bố thẳng nếu không Brexit theo bà đề xuất thì "không có thỏa thuận Brexit nào cả".

Đó là cái tát vào mặt những người không hài lòng với một số điều khoản trong đề xuất của Thủ tướng. Ngược lại, chiêu thức "không có thỏa thuận Brexit nào cả" này cũng phảng phất cách đánh tất tay để uy hiếp các cuộc bỏ phiếu mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thể hiện trong giai đoạn Chính phủ Mỹ đóng cửa hiện nay.

Không phải dạng vừa, ông Corbyn cũng chơi trò đếm giờ với đảng cầm quyền bằng cách kiên quyết chỉ đàm phán nếu loại trừ khả năng "Brexit cứng". Lần này, ông Corbyn nhận sự ủng hộ của các nghị sĩ Công đảng. Và điều đó có nghĩa chẳng ai thấy chút sáng sủa nào trên bàn họp lúc này...

Doanh nghiệp Anh muốn tái trưng cầu

Năm 2016, người Anh đã thống nhất việc nước này rời EU sau khi có kết quả bỏ phiếu quá bán trong cuộc trưng cầu. Nhưng càng về sau, xu hướng "hối hận" ngày càng hiện rõ, ít ra trên những thông tin do báo chí Anh đưa ra.

Các doanh nghiệp Anh trong khi đó càng nhìn thấy tương lai khó khăn nếu phải trở nên xa lạ trong mắt các nước EU. Hơn 170 lãnh đạo doanh nghiệp Anh vừa qua kêu gọi bà May và ông Corbyn ủng hộ cuộc tái trưng cầu, rút lại quyết định rời EU, theo Guardian.

Theo Tuổi trẻ

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Chính trường Anh kẹt cứng vì Brexit