Thảo luận dự thảo Luật Thi hành án hình sự; Trọng tài thương mại

24/05/2010 19:44

Nhiều ý kiến đại biểu cho rằng việc thi hành án tử hình bằng hình thức xử bắn đã bộc lộ nhiều bất cập như áp lực tâm lý đối với cán bộ, chiến sĩ trực tiếp thi hành án và thân nhân người bị thi hành án...

Sáng24-5, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hộilàm việc tại Hội trường nghe Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội LêThị Thu Ba trình bày Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình,tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Thi hành án hình sự.

Dự thảo Luật Thi hành án hình sự đã được đưa ra lấyý kiến lần đầu của Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 và dự kiến sẽ được thôngqua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII.

Nhiều vấn đề nêu trong Dự thảo Luật được đưa ra bànthảo tại kỳ họp này được dư luận đặc biệt quan tâm, như: nhiệm vụ,quyền hạn của Uỷ ban Nhân dân cấp xã trong thi hành án hình sự; Hìnhthức thi hành án tử hình; Giải quyết việc thân nhân xin nhận hài cốtcủa người bị thi hành án tử hình; Chế độ lao động, học văn hoá, giáodục pháp luật, giáo dục công dân của phạm nhân; Nhiệm vụ, quyền hạn củaViện Kiểm sát trong thi hành án hình sự. Đây cũng là 5 vấn đề còn ýkiến khác nhau được các đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận sáng nay.

Bỏ hình thức xử bắn


Đại biểu Trần Thế Vượng, đoàn Hải Dương góp ý vào Luật thi hành án hình sự.

Đa số ý kiến của đại biểu Quốc hội đều thống nhấtcao với những chỉnh sửa của Dự thảo Luật Thi hành án hình sự đưa ra lấyý kiến tại kỳ họp này. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung còn có nhiềuluồng ý kiến khác nhau. Về quy định hình thức thi hành án tử hình (Điều56 của Dự thảo Luật), đa số ý kiến đồng tình với đề nghị của Ủy banThường vụ Quốc hội quy định hình thức thi hành án tử hình bằng tiêmthuốc độc; cũng có ý kiến đề nghị quy định hình thức thi hành án tửhình bằng xử bắn; hoặc cả 2 hình thức tiêm thuốc độc và xử bắn.

Các đại biểu Nguyễn Hữu Nhơn (đoàn Đồng Tháp),Nguyễn Văn Thuyết (đoàn Yên Bái) cùng nhiều ý kiến đại biểu khác ủng hộviệc quy định thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc bởihiện nay, việc thi hành án tử hình bằng hình thức xử bắn đã bộc lộnhiều bất cập như về pháp trường tổ chức thi hành án, về áp lực tâm lýđối với cán bộ, chiến sĩ trực tiếp thi hành án và thân nhân người bịthi hành án.

Các ý kiến đại biểu cho rằng, trong các hình thứcthi hành án tử hình đang được nhiều nước áp dụng, hình thức tiêm thuốcđộc ít gây đau đớn hơn cho người bị thi hành án, bảo đảm tử thi cònnguyên vẹn và giảm áp lực tâm lý cho người trực tiếp thi hành án. Kinhnghiệm từ các nước đã áp dụng hình thức này cho thấy, quy trình, côngnghệ sử dụng việc tiêm thuốc độc cũng dễ thực hiện.

Tuy nhiên, bên cạnh nhiều ý kiến đồng tình với quan điểm này vẫn còn ý kiến chưa nhất trí cao.

Đại biểu Phạm Xuân Thường (đoàn Thái Bình) kiến nghịvẫn nên duy trì hình thức tử hình bằng xử bắn trên cơ sở xây dựng cáctrường bắn tập trung, cố định và áp dụng biện pháp bắn tự động. Biệnpháp này cũng được thế giới áp dụng.

Không quy định việc cho nhận tử thi

Nội dung được nhiều đại biểu quan tâm đó là vấn đề giải quyết cho nhận hài cốt, tử thi của người bị thi hành án tử hình.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc cho thân nhâncủa người bị thi hành án tử hình được nhận tử thi dễ gây ảnh hưởng vềan ninh, trật tự an toàn xã hội và làm phát sinh các vấn đề cần phảigiải quyết như việc bảo quản tử thi, việc tổ chức mai táng. Do đó, dựthảo luật không quy định việc cho nhận tử thi.
Nhiều ý kiến đại biểu tán thành với quy định của Dự thảo Luật cho phépthân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người bị thi hành án tử hình đượcnhận hài cốt sau 3 năm kể từ ngày mai táng, có ý kiến đề nghị rút ngắnthời gian này vì quy định 3 năm là quá dài.

Đại biểu Phạm Xuân Thường (đoàn Thái Bình) lại chorằng, nên đưa vấn đề nhận hài cốt ra khỏi luật mà nên đưa vấn đề nhậntro cốt vào luật. Bởi trên thực tế, việc hỏa táng có rất nhiều ưu điểm,trong khi, số người bị tử hình lại không nhiều, do đó có thể thỏa thuậnvới thân nhân của người bị thi hành án tử hình, gia đình nào muốn hỏatáng phải nộp tiền.

Đại biểu Lê Thị Nga (đoàn Thái Nguyên) lại cho rằng:“Đối với tử tù, chúng tôi đề nghị cần phải cân nhắc có nên không chonhận xác đối với tất cả các trường hợp không, bởi hàng năm số lượng tửtù bị thi hành án là không nhiều, không phải trường hợp nào được chonhận xác cũng ảnh hưởng đến trật tự an ninh. Tôi đề nghị Quốc hội về cơbản nên cho phép thân nhân nhận xác tử tù với điều kiện kèm theo làphải có cam kết về đảm bảo an ninh trật tự, không tổ chức tang lễ linhđình và giao cho chính quyền địa phương giám sát. Riêng đối với một sốtrường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ vì lý do đảm bảo anninh trật tự, Nhà nước không cho phép thân nhân nhận xác tử tù và Nhànước có trách nhiệm tổ chức chôn cất, bảo đảm phần mộ tử tù, đồng thờicho phép thân nhân sau đó được phép thăm viếng.

Đảm bảo chế độ BHXH cho người mãn hạn tù

Quan tâm tới chế độ hưởng Bảo hiểm xã hội của ngườibị kết án tù trước khi bị phạt tù, đại biểu Trần Văn Độ (đoàn An Giang)nêu ý kiến: “Hiện nay, có rất nhiều người có 20-30 năm công tác và nộpbảo hiểm xã hội, nhưng sau khi mãn hạn tù về thì hầu như không đượchưởng Bảo hiểm xã hội. Trong khi đó, hiện nay cũng chưa có Luật nào quyđịnh vấn đề này. Tôi đề nghị, những người đã nộp bảo hiểm xã hội trướckhi đi tù thì sẽ được hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội sau khi mãn hạn tù”.

Đối với nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban Nhân dân cấpxã trong thi hành án hình sự, đa số đại biểu Quốc hội tán thành quyđịnh như Dự thảo Luật: Uỷ ban Nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn về giám sát, giáo dục người phải chấp hành hình phạt cải tạo khônggiam giữ, cấm cư trú, quản chế, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghềhoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân và án treo.

Cũng có ý kiến cho rằng, không nên quy định Uỷ ban Nhân dân cấp xã là cơ quan được giao nhiệm vụ trong thi hành án hình sự.

Buổi chiều, QH đã nghe Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của QH Lê Thị Thu Ba trình bày Báo cáo của UBTVQH giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Trọng tài thương mại. QH thảo luận về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự thảo luật.

Trong buổi làm việc đã có 16 vị đại biểu QH của 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phát biểu. Các ý kiến thảo luận tập trung vào những nội dung sau: Tên gọi của luật; Giải thích từ ngữ; Quy định tòa án từ chối thụ lý vụ tranh chấp trong trường hợp có thỏa thuận trọng tài; Quản lý nhà nước về trọng tài; Tiêu chuẩn của trọng tài viên; Về phí trọng tài; Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài; Phạm vi trách nhiệm của trọng tài viên; Thẩm quyền của hội đồng trọng tài thu thập chứng cứ; Về thẩm quyền của hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Căn cứ phán quyết trọng tài; Về tòa án xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài…

Ngày 25-5, QH làm việc tại Hội trường.

(Theo VOV)

(0) Bình luận
Thảo luận dự thảo Luật Thi hành án hình sự; Trọng tài thương mại