Thảo luận Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011; dự án Luật Tố tụng hành chính

04/06/2010 15:00

Nhiều dự án luật quá sơ sài, chung chung; mỗi Luật đưa ra đều phải đợi thông tư hướng dẫn nên khi đưa vào cuộc sống còn nhiều trở ngại.


Sáng 4-6, Quốc hội thảo luận tại tổ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011.

Đa số ý kiến đại biểu đồng tình với tờ trình của Ủyban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, qua thực tế theo dõi chương trìnhxây dựng luật, pháp lệnh thời gian qua, các đại biểu đã đưa ra nhiềuvấn đề cần rút kinh nghiệm cho các chương trình xây dựng luật, pháplệnh của các khóa sau, năm sau.

Đại biểu Bùi Quang Bền (đoàn Kiên Giang) cho rằng,phần lớn các chương trình xây dựng luật và pháp lệnh được đề ra ở mỗikỳ họp đều không đạt. Nhiều dự án luật đã được đưa vào kế hoạch, nhưnglại bị rút ra, tuy nhiên không thấy làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm.

Bên cạnh đó, theo đại biểu Bùi Quang Bền cùng nhiềuđại biểu khác, chất lượng của các dự án luật còn nhiều vấn đề đáng bàn:nhiều dự án luật sơ sài, dường như người soạn thảo không phải là chuyêngia luật. Đơn cử như Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đưacả than, củi vào luật. Bên cạnh đó, Luật đưa ra quá chung chung, mỗiLuật đưa ra đều phải đợi thông tư hướng dẫn thành thử khi đưa vào cuộcsống còn có trở ngại, làm cho người dân có thể nghĩ rằng ông Bộ trưởngcòn cao hơn Quốc hội vì người ta chỉ thực hiện luật thông qua thông tưhướng dẫn. Nếu không rút kinh nghiệm, để kéo dài mãi tình trạng này,Quốc hội sẽ mất uy tín.

Các đại biểu Phạm Xuân Thường (đoàn Thái Bình), ĐàoXuân Nay (đoàn Bình Thuận) nêu thực tế, tại các kỳ họp của Quốc hộihiện nay thường đưa ra rất nhiều dự án luật nên các đại biểu không thểcó sự đầu tư chu đáo, từ đó rất khó cho ý kiến một cách đầy đủ, sâusắc. Ngay trong kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XII này cũng đưa ra tới hơn20 phần việc, trong đó có những dự án Luật đưa ra thảo luận nhưng tínhchất của nó chưa thực sự cấp thiết (Luật Nuôi con nuôi, Luật Bưuchính…), trong khi có nhiều dự Luật quan trọng như Luật biển Việt Namthì lại không đưa vào chương trình nghị sự. Theo các đại biểu, một yếutố nữa làm ảnh hưởng đến chất lượng của các luật đó là thời gian dànhcho các đại biểu thảo luận còn quá ít, trong khi lại có quá nhiều luậtcần cho ý kiến trong 1 kỳ họp của Quốc hội, điều đó dẫn đến một thực tếnhiều dự án luật được thông qua chưa khô mực đã phải sửa đổi, bổ sung.

Đại biểu Nguyễn Văn Luật (đoàn Kiên Giang) kiếnnghị, để việc xây dựng các luật khả thi, hiệu quả và chất lượng, cầnkhắc phục hiện tượng “đánh trống ghi tên”; trong giai đoạn phê duyệt hồsơ gửi lên Chính phủ, cần đề cao trách nhiệm của Bộ Tư pháp, cơ quangiúp Chính phủ thẩm định những dự án luật cần thiết phải đưa vào chươngtrình, kiên quyết loại ngay từ đầu những dự án luật chưa cần thiết.

Đại biểu Phạm Xuân Thường đề nghị, đối với những dựán luật khó và có nhiều khúc mắc nên để lại đến cuối khóa, chứ không đểsang khóa sau. Bởi các đại biểu cũ đã có thời gian tìm hiểu nắm đượcnội dung luật khúc mắc ở đâu; nếu để sang kỳ sau, các đại biểu mới phảitìm hiểu từ đầu, dẫn đến việc thông qua luật không đạt kết quả. Theođại biểu, nên sớm đưa các luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực hànhchính, luật phổ biến giáo dục pháp luật, luật xuất nhập cảnh vào chươngtrình nghị sự; đồng thời bổ sung thêm các quy định về nhà tạm giam, tạmgiữ trong Luật thi hành án hình sự; hay sửa đổi một số nội dung cụ thểcủa Luật Bảo hiểm y tế như vấn đề đồng chi trả 5% phí bảo hiểm y tế củangười nghèo; người bị tai nạn giao thông nhưng không vi phạm luật vẫnđược thanh toán Bảo hiểm y tế…

Một vấn đề cũng được nhiều đại biểu tập trung thảoluận là Nghị quyết thí điểm không tổ chức HĐND ở huyện, quận, phườngmột số địa phương trước yêu cầu phải tổng kết ngay để bổ sung vào việcsửa đổi cùng với Nghị quyết bổ sung sửa đổi một số điều của Hiến phápnăm 1992. Các đại biểu cho rằng, vì ban hành “Nghị quyết không thựchiện bầu cử HĐND cấp quận, huyện, phường một số địa phương” thực hiệnquá gấp nên chưa đủ cơ sở để tổng kết thực tiễn.

Cũng trong chương trình thảo luận tại tổ sáng nay,các đại biểu đóng góp ý kiến vào Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sungmột số điều của Nghị quyết 66 về dự án, công trình quan trọng quốc giatrình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

Ý kiến đại biểu đa số tán thành với việc phải sửađổi, đồng thời kiến nghị bổ sung thêm vào Nghị quyết 66 nội dung quyđịnh về đầu tư ra nước ngoài.

Về tiêu chí tổng mức đầu tư, đại biểu Đinh Xuân Thảođồng ý tăng mức tổng vốn đầu tư phải trình Quốc hội là 35.000 tỷ đồng.Theo quy định của Nghị quyết 66, dự án có mức đầu tư 20.000 tỷ đồng trởlên thì phải trình Quốc hội, trong thực tế kinh tế hiện nay, so với năm2006, đã phát triển tương đối xa, nên nếu vẫn giữ quy định mức 20.000tỷ phải trình Quốc hội thì sẽ có rất nhiều dự án phải xin ý kiến, trongkhi Quốc hội 1 năm chỉ họp 2 lần, ảnh hưởng đến thời cơ đầu tư. Đạibiểu cũng kiến nghị, không kể các dự án, công trình, mà ngay cả Đồ áncó tổng mức đầu tư lớn cũng phải trình Quốc hội.

Buổi chiều, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại tổ về dự án Luật Tố tụng hành chính.

Ngày mai 5-6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế bảo vệ môi trường.

(Theo VOV)

(0) Bình luận
Thảo luận Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011; dự án Luật Tố tụng hành chính