Mặcdù nhiều người cho rằng thế giới đã thoát ra khỏi cuộc suy thoái kinhtế. Nhưng cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp lại hé lộ khủng hoảng kinh tếđang chuyển sang giai đoạn mới mà đặc điểm bao trùm của nó là gánh nặngnợ nần của các chính phủ.
Trong cuộc khủng hoảngvừa qua, nhờ rút được bài học từ thập niên 1930, chính phủ các nước đãphản ứng nhanh và mạnh khi tầm mức của cuộc khủng hoảng tài chính bắtđầu lộ rõ vào cuối 2008.Cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp gây ra nhiều bất ổn kinh tế.
Nợ công – mối lo mới
Các ngân hàng trung ương như Cục Dự trữ liên bang Mỹ(FED) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã cắt giảm mạnh lãi suấtvà dành những khoản vay lớn cho các tổ chức tài chính và các nhà đầu tưgặp khó khăn. Mỹ và nhiều nước khác đã đưa ra các chương trình kíchthích kinh tế, cắt giảm thuế và tăng chi tiêu. Cơn hoảng loạn được chặnlại.
Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), kinh tếthế giới có thể tăng trưởng 4,3% trong năm 2010 và 2011, trong đó kinhtế Mỹ có thể tăng trưởng gần 3%.
Tuy nhiên, khủng hoảng nợ ở Hy Lạp đang thách thứcnhững đánh giá lạc quan và nó chứng tỏ rằng hãy còn quá sớm để ăn mừngthắng lợi. Khủng hoảng nợ ở Hy Lạp ám chỉ rằng khủng hoảng kinh tế đangchuyển sang giai đoạn mới, mà đặc điểm bao trùm của nó là gánh nặng nợnần của các chính phủ trong xã hội tiên tiến.
3 thách thức chủ yếu của nền kinh tế toàn cầu
Thứ nhất, phúc lợi xã hội cao trong khi xã hội ngàycàng già đi; thứ hai, nợ của khu vực tư nhân quá cao do cho vay thếchấp và tín dụng tiêu dùng ở Mỹ và nhiều nước khác; thứ ba, thương mạitoàn cầu rất mất cân đối, trong khi một số nước xuất siêu khổng lồ, đặcbiệt là Trung Quốc, thì nhiều nước khác lại nhập siêu lớn, rõ nhất làMỹ. Cả 3 vấn đề này cùng đe doạ tiến trình phục hồi và có thể đẩy kinhtế thế giới trở lại suy trầm.
Để đối phó với thâm hụt ngân sách, các nước đã pháttriển có thể cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế. Mặc dù những biện phápnày có thể sẽ cản trở phục hồi kinh tế nhưng nếu không thực hiện thì cóthể dẫn tới khủng hoảng tài chính.
Người cho vay, do lo ngại trước mức dư nợ khổng lồ,sẽ đòi lãi suất cao hơn. Trái phiếu chính phủ, vốn trước đây được banhành với lãi suất thấp, sẽ bị mất giá. Các ngân hàng trên toàn thếgiới, vốn nắm giữ nhiều trái phiếu của các chính phủ, sẽ bị thua lỗlớn. Các nhà đầu tư và các tổ chức tài chính cũng rơi vào tình trạngtương tự. Hệ thống tài chính lại bị rơi vào thế kẹt.
Tình thế tiến thoái lưỡng nan của Hy Lạp không phảilà duy nhất. Khác chăng chỉ là tầm mức. Năm 2009, Hy Lạp thâm hụt ngânsách tương đương với gần 14% GDP và tổng dư nợ khoảng 115% GDP. Thâmhụt ngân sách của Italia cũng vào khoảng 5% GDP và tổng dư nợ 116%. TâyBan Nha thâm hụt 11% GDP và tổng dư nợ 53% GDP còn thâm hụt của Đức là3% và tổng dư nợ 73% GDP. Ở Mỹ, thâm hụt ngân sách tương đương với 9,9%GDP và tổng dư nợ 53% GDP…
Tình hình này cũng đang xảy ra, tuy ở mức độ nhẹhơn, đối với tổng dư nợ của các hộ gia đình ở các nước đã phát triển.Do nợ tăng hoặc do chủ nợ thắt chặt hơn điều kiện cho vay, chi tiêu củangười tiêu dùng sẽ bị cắt giảm, làm xói mòn một trụ cột quan trọng củatiến trình phục hồi.
Tất cả các nước cùng đang đứng trước thách thức phảithay đổi những chính sách, cách hành xử và thói quen vốn đã đan quyệnvào xã hội, chính trị và kinh tế của họ.
(Theo Chinhphu)