Tăng nặng xử phạt liệu đã đủ?

07/01/2010 16:21

V - Leaguechuẩn bị bước vào mùa giải mới – mùa giải thứ 10 trên con đường đi lênchuyên nghiệp. Thế nhưng chữ “chuyên” vẫn chưa đến với bóng đá Việt Nam

Liên đoàn bóng đáViệt Nam (VFF) đã ban hành quy định mới về các mức xử phạt các hành viphi thể thao trong bóng đá với mức phạt được nâng lên. Nhưng liệu nângmức phạt có nâng được ý thức của người trong cuộc. Đây sẽ là một câuhỏi khó có thể đưa ra câu trả lời khi mà mùa giải chưa khởi tranh.Nhưng có thể thấy rằng, đây không phải là lần đầu, các mức xử phạt cáchành vi phi thể thao được nâng lên theo từng mùa giải, nhưng đến khikết thúc mùa giải, số lượng thẻ vàng, thẻ đỏ mà các trọng tài xử phạtcác cầu thủ vẫn nhiều hơn mùa giải trước.

Các hành vi phi thể thao không chỉ xảy ra trên sânkhi cầu thủ vào bóng theo kiểu “triệt hạ đối phương”, câu giờ, phản ứngvới trọng tài… mà còn xuất hiện ngày một nhiều hơn trên các khán đài.Sau “chảo lửa” Thiên Trường, sân Vinh, sân Lạch Tray đã từng bị điểmmặt chỉ tên và xử phạt nhiều lần vì những hành vi ẩu đả, đốt pháo sángcủa các cổ động viên nhưng dường như đến nay VFF và Ban tổ chức các sânvẫn chưa tìm được giải pháp nào hữu hiệu.

Ở các nước có nền bóng đá phát triển như Italy,Brazil những hiện tượng này cũng đã và đang xảy ra, nỗi lo Hooligancũng luôn thường trực trước mỗi giải đấu lớn như World Cup, EURO, nhưngtất cả luôn có sự chuyển biến tốt sau mỗi sự cố. Điều này cho thấy,tính chuyên nghiệp của Ban tổ chức sự kiện đó ở từng nước và hiệu quảsự răn đe của pháp luật.

Còn với bóng đá Việt Nam thì sao, chúng ta đón nhậnnhững tín hiệu vui trước thềm mùa giải mới như giải Vô địch quốc giaViệt Nam vươn lên vị trí 76 trong nhóm 100 giải Vô địch quốc gia mạnhnhất thế giới do Liên đoàn thống kê và lịch sử bóng đá thế giới côngbố. Câu lạc bộ Becamex – Bình Dương cũng lọt vào nhóm 10 câu lạc bộhàng đầu châu Á. Điều này cho thấy, bóng đá Việt Nam đang phát triển vàcó sự tiến bộ. Một trong những tiêu chí để Liên đoàn thống kê và Lịchsử bóng đá thế giới xếp hạng các giải vô địch quốc gia là tính cạnhtranh và số lượng khán giả đến sân cổ vũ. Thế nhưng số lượng thẻ vàng,thẻ đỏ tăng lên không phải là tiêu chí cho thấy giải đấu có tính cạnhtranh cao. Bóng đá là một sản phẩm đặc thù, ở đó, câu lạc bộ, cầu thủvà ban tổ chức giải là người bán hàng còn người mua là những cổ độngviên, người hâm mộ. Một trận đấu chỉ hay khi diễn ra căng thẳng, hấpdẫn, hai đội thi đấu quyết tâm và cống hiến, trọng tài điều khiển côngtâm và người hâm mộ cổ vũ vô tư, không cay cú ăn thua và không có nhữnglời lẽ thiếu văn hóa….

Có thể những mức xử phạt tăng lên sẽ đánh vào lợiích kinh tế của mỗi đội bóng, cầu thủ. Nhưng so với mức thu nhập hiệnnay, những án phạt này có khiến các cầu thủ phải chùn chân, có khiếnnhững cái đầu bớt nóng ?

Bạo loạn trên sân cỏ

Một trong những điều chỉnh được đánh giá là mangtính tích cực được dư luận hoan nghênh đó là những quy định cụ thể đểxử lý hành vi câu giờ và tự ý bỏ cuộc chơi đã xảy ra trong mùa giải nămngoái. Theo đó, các hành vi câu giờ sẽ bị phạt 3 triệu đồng và có thểbị đình chỉ thi đấu ít nhất là một trận đối với cầu thủ trong thi đấucó hành vi cố tình giả vờ đau và các biểu hiện khác nhằm mục đích trìhoãn, chậm đưa bóng vào cuộc, kéo dài thời gian bóng chết, câu giờ màtrước đó đã bị trọng tài nhắc nhở hoặc tái phạm nhiều lần. Đội bóng cốý bỏ cuộc sẽ bị loại khỏi giải và xuống thi đấu ở giải hạng 3. Cùng vớiđó là mức phạt 100 triệu đồng. Người chủ mưu sẽ bị phạt 10 triệu và bịcấm tham gia các hoạt động bóng đá do VFF tổ chức trong 5 năm. Khôngchỉ dừng lại ở những thành viên tham dự giải, những hành vi gây rối làmmất trật tự ảnh hưởng đến an ninh an toàn trận đấu, làm xấu hình ảnhbóng đá Việt Nam của cổ động viên câu lạc bộ cũng sẽ phải nhận nhữngmức xử phạt tăng nặng như cấm có thời hạn hoặc cấm vĩnh viên vào sânvận động. Ban tổ chức sân không đảm bảo được an ninh an toàn, không cónhững biện pháp cảnh báo kịp thời sẽ không được tổ chức trận đấu.

Có thể thấy rằng, các mức xử phạt, các hành vi gâyảnh hưởng xấu đến tinh thần thể thao của trận đấu cũng như sự pháttriển của bóng đá đã được chỉ rõ với những án phạt nặng. Điều này khẳngđịnh, VFF đang cố gắng đưa các trận đấu, đưa công tác tổ chức vào khuônkhổ và chuyên nghiệp hơn. Đó là những cố gắng đáng kể từ phía Ban tổchức và điều này cũng nhận được sự ủng hộ từ phía các câu lạc bộ, cầuthủ. Thế nhưng để có một giải đấu hấp dẫn với những trận đấu hay, cácyếu tố cấu thành như ban tổ chức giải, ban tổ chức địa phương, cầu thủ,đội bóng, trọng tài và cổ động viên phải đồng tâm hiệp lực. Tất cả phảicùng một mục tiêu hướng đến là nâng cao chất lượng, xây dựng hình ảnhđẹp của bóng đá Việt Nam.

Bóng đá chỉ chuyên nghiệp khi những người tham giacuộc chơi có ý thức chuyên nghiệp chứ phải bằng những bản án phạt,những hình thức kỷ luật tăng nặng. Khi ý thức được nâng lên, hình ảnhvề bóng đá Việt Nam sẽ không chỉ đẹp mà sẽ có những mảng màu rực rỡ vàsắc nét.

(Theo VOV)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Tăng nặng xử phạt liệu đã đủ?