Tận dụng triệt để nguồn nước tưới cho lúa xuân

12/03/2010 14:23

Cần tận dụng triệt để nguồn nước tưới trước tình hình khô hạn trên diện rộng đang ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất lúa xuân năm 2010 ở các tỉnh phía Bắc.

Bà con nông dân cần tận dụng triệt để
nguồn nước để chăm sóc lúa

Saukhi 3 hồ thuỷ điện là: Hoà Bình, Tuyên Quang, Thác Bà ngừng xả nướcphát điện, mực nước ở trên các hệ thống sông ở miền Bắc không đảm bảoviệc lấy nước của các địa phương trong giai đoạn chăm sóc lúa. Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn ông Ngô DuyHiển, Trưởng phòng quản lý Tưới tiêu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn về vấn đề này.

PV: Thưa ông, mối lo ngại nhất của việc chăm sóc và tưới dưỡng lúa cho vụ xuân 2010 hiện nay là gì?

Ông Ngô Duy Hiển: Hiện nay, các tỉnhđồng bằng trung du Bắc Bộ đã kết thúc giai đoạn đổ ải. Phần lớn diệntích của các địa phương được đáp ứng nhu cầu về nước đảm bảo cấy trongkhung thời vụ tốt nhất. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất là nguồn nướcphục vụ cho tưới dưỡng của lúa. Theo số liệu tổng hợp của Cục Thuỷ lợi,trong thời gian vừa qua, mỗi một đợt tăng lượng nước xả qua phát điệnthì lượng nước tại các điểm do của hạ du sông Hồng rất cao, nhưng màkết thúc mỗi đợt thì dòng chảy ngay lập tức hạ xuống rất nhanh, vượtquá mức lấy nước của các trạm bơm và cống lấy nước. Điều này đặt ra vấnđề nguồn nước để phục vụ cho việc tưới dưỡng, đặc biệt là giai đoạn lúađẻ nhánh và trổ bông rất khó khăn.

PV: Về góc độ chuyên môn, tronggiai đoạn tưới dưỡng, nếu thiếu nước sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quátrình sinh trưởng của lúa, thưa ông?

Ông Ngô Duy Hiển: Theo chu trình pháttriển của cây lúa sẽ trải qua thời kỳ từ gieo cấy cho đến bén rễ, đếnđẻ nhánh, chắc xanh trổ bông và làm đòng. Trong những giai đoạn nàyđiểm mấu chốt của sản xuất lúa đó là lượng nước cần đủ cho cây lúa pháttriển ngay sau thời kỳ đẻ nhánh. Thứ hai là thời kỳ đảm bảo đủ lượngnước để có thể trổ bông và chắc xanh được tốt thì mới đảm bảo được năngsuất. Nếu sau thời kỳ đẻ nhánh và trước thời kỳ trổ bông mà không đápứng đủ nguồn nước thì rất dễ xảy ra việc số nhánh lúa đẻ không đượcnhiều, và số bông chắc hạt không nhiều, có nguy cơ xảy ra mất mùa.

PV: Trước tình hình khó khăn vềnguồn nước như hiện nay, về phía Cục Thuỷ lợi đã tham mưu trong chỉ đạochung như thế nào đối với các địa phương?

Ông Ngô Duy Hiển: Hiện nay, để đảm bảođủ nguồn nước phục vụ tưới dưỡng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn chỉ đạo Cục Thủy lợi và các đơn vị chức năng kiên quyết và sát saođối với địa phương. Yêu cầu các địa phương phải tiếp tục triển khaiquyết liệt Chỉ thị của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp Phát triển nôngthôn. Trong đó, các địa phương tập trung giải quyết dứt điểm, giảiquyết sớm cũng như là giải quyết đồng bộ một số công việc, bao gồm: thứnhất là lắp đặt bổ sung thêm các trạm bơm dã chiến ở đầu mối và trongnội đồng, để đảm bảo có thể cấp nước ngay trong điều kiện mực nước sôngxuống thấp, ngoài ra phải nối dài thêm ống hút để sẵn sàng bơm nướctrong điều kiện nguồn nước bị hạ xuống rất thấp, đồng thời đề cao việcnạo vét khơi thông dòng chảy và giải toả vật cản trên hệ thống kênhmương đảm bảo việc dẫn nước được thông suốt.

Ngoài ra, đối với bà con nông dân, phải thường xuyênthăm đồng, thăm ruộng, tranh thủ những lúc lượng nước còn dồi dào đểlấy tích trữ vào trên mặt ruộng, kết hợp với hệ thống thuỷ lợi hợp lýđể có thể đưa nước vào trữ ở các vùng trũng thấp, ao đầm và kênh tiêuđể sử dụng lâu dài. Về phía Trung ương thực hiện theo Chỉ thị của Thủtướng Chính phủ, thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông tiếp tục phốihợp với Bộ Công thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam xây dựng kếhoạch phát điện kết hợp tăng lượng xả bổ sung nước về hạ du để đảm bảođủ nguồn nước cho các công trình thuỷ lợi có điều kiện lấy nước tronggiai đoạn đông xuân và vụ hè thu, nhất là phục vụ thời kỳ lúa sau đẻnhánh và trổ bông./.

PV: Xin cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Tận dụng triệt để nguồn nước tưới cho lúa xuân