Sức trẻ làm nên rừng vàng

30/03/2010 08:53

Có người bảo Hoàng tốt nghiệp đại học mà sao phải về leo đồi? Hoàng chỉ cười và bảo: “Sinh ra ở rừng, khi lớn lên càng phải gắn bó với rừng, đó là tâm nguyện từ nhỏ của tôi”.


Tựnghiên cứu thổ nhưỡng, điều kiện sinh trưởng của các loại gỗ quý rồimạnh dạn nhận hàng trăm hécta đồi trọc, đồi hoang của xã để trồng cây,chàng trai trẻ Lê Nguyên Hoàng (thôn Đồng Cao, xã Tiến Xuân, ThạchThất, Hà Nội) đã biến những đồi trọc thành “rừng vàng”. Anh cũng chínhlà thanh niên đầu tiên ở miền Bắc áp dụng thành công mô hình trang trạisinh thái với nhiều loại gỗ quý hiếm có giá trị nhiều tỉ đồng.

Hành trình biến đồi trọc thành… “rừng vàng”

Chúng tôi tìm đến trang trại của anh vào một buổitrưa nắng đẹp. Lẫn trong những người làm công của trang trại với nhữngbộ quần áo lao động, chúng tôi khó có thể phân biệt được đâu là chủ,đâu là người làm thuê. Chỉ khi nghe có khách đến thăm, anh mới chạy vàothay bộ quần áo chỉnh tề để tiếp khách. Chỉ tay về những quả đồi đã phủmột màu xanh, anh kể cho chúng tôi nghe về hành trình chinh phục núirừng của mình.  


Sinh ra và lớn lên ở vùng núi, Hoàng vẫn tự đặt racho mình câu hỏi: “Vì sao  những cánh rừng ngày càng trở nên kiệt quệ?Và phải làm gì để trả lại màu xanh cho rừng?”. Ý nghĩ đó luôn thôi thúcanh từ khi còn là cậu học sinh THPT. “Trước kia, xã Tiến Xuân và một sốxã lân cận nhiều rừng lắm, từ đầu thôn đến cuối xã bạt ngàn màu xanhcủa rừng. Nhưng khi đó chưa ai quản lý, người dân cũng chưa ý thức đượctầm quan trọng của rừng nên thả sức tàn phá. Ngoảnh lại thì những cánhrừng xanh đã biến thành những đồi đá trơ trọi…” - Hoàng tâm sự.  

Năm 1997, Nhà nước có chủ trương giao đất, giao rừngcho người dân, gia đình Hoàng được giao 20ha và bắt đầu trồng keo, bạchđàn, kết hợp với chăn nuôi dê, bò. Năm 2000, thấy đất khô cằn, bạc màu,khó canh tác nên nhiều gia đình có ý định bán rừng. Khi ấy, Hoàng mạnhdạn vay vốn ngân hàng và chạy vạy khắp nơi mua được trên 40ha rừng, sauđó quy hoạch lại để tiện chăm sóc. Trong thời gian này, anh mạnh dạntrồng thử nghiệm giống gỗ lát Mexico, trị giá trên 250 triệu đồng. Đâycũng là thời điểm khó khăn nhất của Hoàng khi cây được một năm tuổi thìbị mối ăn vỏ, số vốn bỏ ra gần như mất trắng. Không nản lòng, Hoàngtiếp tục chuyển đổi sang trồng các loại cây khác như keo, bạch đàn… kếthợp với chăn nuôi.  

Nhớ về thời còn là một học sinh phổ thông, Hoàng bộcbạch: Từ những năm 2000, Hoàng đã mạnh dạn vay vốn đầu tư nuôi 1.500con gà mái đẻ lông phượng, mỗi năm xuất hàng chục nghìn quả trứng rathị trường. Anh cùng gia đình đã trồng được khoảng 10ha sao đen, 10hakim giao và gần 20ha trầm hương, ngoài ra còn có trám ghép vỏ vàng,dổi, chò chỉ, keo... đều đã được 5 năm tuổi.   

Có người bảo Hoàng tốt nghiệp đại học mà sao phải vềleo đồi? Hoàng chỉ cười và bảo: “Sinh ra ở rừng, khi lớn lên càng phảigắn bó với rừng, đó là tâm nguyện từ nhỏ của tôi”.

Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, đến nay, cảphần đất Nhà nước giao và đất trao đổi, liên doanh liên kết, anh đã cótới 103ha đất rừng, tất cả đã được phủ xanh bởi nhiều loại cây gỗ quýnhư: sao đen, kim giao, dổi, trầm hương, lát Mexico… trong đó có trên30 - 40ha keo, quế, bạch đàn đã bắt đầu cho thu hoạch, mang lại hàngtrăm triệu đồng mỗi năm.  

Học kinh nghiệm từ nước bạn

Hoàng dẫn chúng tôi leo những con dốc lên thăm khurừng của anh. Dưới chân núi là cánh rừng quế, trầm hương bạt ngàn màuxanh ngút tầm mắt. Trong khu rừng sinh thái của Hoàng còn có 2 ngôibiệt thự, 2 con suối và 2 hồ rộng khoảng 2.000m2 nằm giữa núi… chẳngkhác nào một “khu du lịch sinh thái”. Anh còn cho biết, 2 hồ này đượcđào, đắp từ năm 2007 nhằm tích trữ nước nuôi cá, dự kiến làm hồ sinhthái và phục vụ nước tưới cho hàng chục hécta lúa của bà con trong xã.  

Để làm được khu trang trại sinh thái này, ngoài kiếnthức học ở trường Đại học Nông nghiệp, còn phải kể đến chuyến đi 12ngày ở Trung Quốc để học hỏi kinh nghiệm của anh. Tuy thời gian rấtngắn nhưng Hoàng đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ nước bạn.   


Năm 2008, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chứccho thanh niên tiêu biểu của các tỉnh đi tham quan mô hình trang trại ởBắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu (Trung Quốc). Trong tổng số 22 thànhviên, Hoàng là thành viên trẻ nhất. 12 ngày ở Trung Quốc, Hoàng được đithăm quan nhiều mô hình trang trại. Hoàng hào hứng kể về chuyến đi: “Ấntượng nhất ở nước bạn là mô hình trang trại “nông lâm kết hợp”, “nônglâm sinh thái” rất khoa học và hiệu quả. Ví dụ, trang trại nông lâm kếthợp với chăn nuôi. Họ tận dụng triệt để điều kiện tự nhiên, các phếphẩm phụ của chăn nuôi để bón cho cây, nuôi gà vịt thì kèm theo nuôi cásấu… Hay ở những địa hình nhất định, họ đều xây dựng một hệ thống bểchứa nước ở những nơi cao nhất. Nếu có khe, suối thì họ tận dụng luôn,không thì bơm nước lên bể chứa rồi lắp một hệ thống các vòi dẫn nướctưới tới từng cây…”.  

Hoàng cho biết thêm: “Với cách làm này, nếu quy đổithì 1 người làm công nước bạn bằng 50 công của ta. Khi tưới, chỉ cầnvặn van tổng là cả cánh rừng được tưới nước mà không phải huy động hàngchục người kéo dây để tưới từng gốc cây như ở ta”…  

Hoàng kể, ngay cả việc trồng bí, họ cũng rất khoahọc. Thông thường, mình trồng cho dây bò dưới đất nhưng họ lại làmgiàn, cao khoảng 2,4 - 3m, bên dưới vẫn tận dụng để trồng các loại câyhoa màu ưa bóng mát. Còn việc quy hoạch, họ làm cũng rất “chuyênnghiệp”. Họ thường tách biệt ra từng khu sinh thái chăn nuôi, trồngtrọt rõ ràng. Bởi nếu khu chăn nuôi mà đặt gần khu sinh thái thì coinhư bỏ đi. Việc quy hoạch từng vùng cho cây, vừa thuận tiện cho việcthu mua, vừa giữ được thương hiệu cho vùng…  

Trở về từ chuyến đó, anh đã áp dụng rất hiệu quả chotrang trại của mình. Từ việc lựa chọn cây có giá trị kinh tế cao, phùhợp với từng loại đất, sau đó khoanh vùng cho từng loại cây. “Ban đầu,mình trồng với mật độ dày hơn, sau đó tỉa bán dần, vừa tận dụng đượcquỹ đất vừa cho thu nhập. Hiện nay, trang trại tạo việc làm thườngxuyên cho 15 lao động và 25 lao động thời vụ của địa phương. Mỗi năm,chỉ tỉa cây bán cũng cho thu nhập cả trăm triệu đồng. Với địa hình hiệncó, mình đang cố gắng xây dựng trang trại theo mô hình “sinh thái kiểumới”, bởi ở đây có đủ hồ, suối, thác nước và cả những khối đá lớn hìnhthù rất ngộ nghĩnh. Đặc biệt, trang trại nằm trên tour du lịch SuốiNgọc - Vua Bà, Thác Bạc - Suối Sao, sân trượt cỏ… nên rất thuận lợi” - Hoàng chia sẻ.  

Hiện nay, tuy chỉ mới thực hiện được trên 50% phầnviệc so với dự định nhưng với mô hình trang trại sinh thái, có lẽ anhlà người đầu tiên thực hiện thành công. Hiện, mỗi năm trang trại tiếpnhận và tạo điều kiện ăn ở, học tập cho hàng trăm sinh viên của cáctrường đại học, cao đẳng đến thực tập cùng nhiều nhà khoa học trong vàngoài nước đến tìm hiểu, nghiên cứu.

(Theo TTXVN)

(0) Bình luận
Sức trẻ làm nên rừng vàng