Chùa Côn Sơn thuộc xã Cộng Hoà (Chí Linh) là khu di tích văn hoa tịch sử tiêu biểu của tỉnh ta, nơi thờ những vị thiền sư khai sáng Thiền phái Trúc Lâm và quan tư đồ Trần Nguyên Đán.
Chùa Côn Sơn có tên chữ là Thiên Tư Phúc, tên nôm là chùa Hun. Chùa Côn Sơn được khởi dựng vào cuối thế kỷ XIII, mở rộng vào năm 1329, trùng tu, tôn tạo ở các thế kỷ XVII, XVIII. Đặc biệt trong thế kỷ XX, chùa Côn Sơn được trùng tu nhiều lần. Đệ nhất tổ Thiền phái Trúc Lâm Trần Nhân Tông, Đệ nhị tổ Pháp Loa... đã từng tu hành và thuyết pháp tại chùa này. Riêng Đệ tam tổ Huyền Quang trụ trì chùa Côn Sơn đã lấy nơi đây làm trung tâm truyền bá giáo lý của Thiền phái. Sau nhiều năm trụ trì, xây dựng nhiều công trình, Huyền Quang viên tịch vào ngày 13 tháng Giêng năm Khai Hựu thứ 6 (1334). Các Phật tử đã xây tháp trên núi sau chùa và đặt tên là Đăng Minh Bảo Tháp . Đi đầu đoàn rước là màn múa đao với ý nghĩa xua đuổi tà ma Rước Thánh tổ Huyền Quang Đông đảo du khách đã có mặt tại hồ Côn Sơn Đoàn rước nước Nghi lễ tắm Phật cầu cho Quốc thái, dân an
Quy mô lớn nhất của chùa đã có lúc tới 83 gian. Trong chùa có tượng Phật nghìn mắt nghìn tay, cửu phẩm liên hoa và 385 pho tượng Phật, cùng nhiều đồ tế tự khác.
Trải qua hơn 7 thế kỷ, do chiến tranh, giặc dã và sự huỷ hoại của thiên nhiên, chùa Côn Sơn đã nhiều lần bị phá huỷ và nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Kiến trúc hiện còn chủ yếu vào thời Lê, Nguyễn và được trùng tu, tôn tạo trong nhiều thập kỷ của thế kỷ XX. Công trình hiện nay gồm chùa chính, nhà tổ hệ thống tháp sư, tam quan ngoại, tam quan nội, nhà bia, nhà khách, nhà tăng ni, nhà trưng bày, nhà làm việc của Ban quản lý.
Chùa chính có kiến trúc kiểu chữ công, bao gồm toà tiền đường và toà thượng điện có niên đại xây dựng vào thời Nguyễn. Sau thượng điện qua một khoảng sân là nhà thờ tổ, có kiến trúc kiểu chữ đinh, được xây dựng vào thời Nguyễn (thế kỷ XX). Nhà thờ tổ thờ Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Ngoài ra, còn có bức tượng gỗ, được cho là tượng quan tư đồ Trần Nguyên Đán.
Phía sau chùa, trên sườn núi Côn Sơn là hệ thống các tháp sư. Đăng Minh Bảo Tháp xây dựng vào năm 1334 thời Trần đã bị đổ nát. Đến đầu thế kỷ XVIII, Đăng Minh Bảo Tháp được dựng lại bằng đá đúng vị trí của tháp cũ. Ngoài ra, còn một số tháp gạch và tháp đá dựng từ thời Nguyễn. Xung quanh chùa có 14 tấm bia dựng vào thời Hậu Lê, đặt tại hai dãy nhà bia phía đông, phía tây toà hậu cung và 4 nhà bia trước sân chùa.
Các công trình khu di tích được bố trí theo một trục thẳng từ nam - bắc. Các công trình như tam quan ngoại, tam quan nội, chùa chính, nhà thờ tổ đều trên một trục quay về phía nam, nơi có hồ Bán Nguyệt và rừng thông xanh tốt.
Hiện nay, khu di tích Côn Sơn tiếp tục được tôn tạo nhiều công trình, là nơi tham quan chiêm bái của nhân dân cả nước.
Dưới đây là một số hình ảnh về lễ hội chùa Côn Sơn
để chứng kiến nghi thức lấy nước
(Theo Địa chí Hải Dương)