Từ tháng 6, Chi Cục Bảo vệ Môi trường Nghệ An sẽ sử dụng phương phápthiêu đốt để xử lý chất thải y tế tại 26 bệnh viện công lập và tám bệnh viện tưnhân trên địa bàn tỉnh.
Ảnh minh họa: internet.
Tại khu vực xử lý, chất thải y tế nguy hại được đưa vào lò đốt hai cấptheo từng mẻ đốt, mỗi mẻ đốt kéo dài từ 3-4 giờ bảo đảm xử lý hết khối lượngchất thải phát sinh trong ngày.
Khí thải từ buồng đốt thoát ra được dẫn sang hệ thống xử lý khí thải. Tạiđây khí thải được xử lý triệt để bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường trước khitheo ống khói thoát ra ngoài.
Tro xỉ còn lại sau quá trình đốt được lấy ra ngoài định kỳ và được đóngrắn (bêtông hóa), sau đó được đưa vào hầm lưu hoặc chôn lấp tại khu vực riêngcủa bãi chôn lấp chất thải...
Bằng việc tuần hoàn nước thải và xử lý bùn thải từ hệ thống xử lý khí thảivà nước thải, công nghệ thiêu đốt chất thải y tế bằng lò đốt hai cấp giảm thiểuđến mức thấp nhất khối lượng chất thải phát sinh ra ngoài môi trường.
Hiện nay, lượng chất thải y tế, đặc biệt là chất thải rắn và nước thải ytế phát sinh ngày càng lớn, đã và đang đặt ra những thách thức không nhỏ trongquản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnhNghệ An.
Theo kết quả điều tra mới đây tại một số cơ sở y tế, lượng chất thảirắn y tế chiếm khoảng 25% tổng lượng chất thải rắn, tức từ 18-40kg/ngày đêm.
(Theo TTXVN)