Theo báo cáo sơ bộ, sau 2 năm triển khai xây nông thôn mới, tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn ở phía Bắc là 20.090 tỷ đồng.
Bê-tông hóa đường giao thông nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh.
Ngày 25-9, tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Ban Chỉđạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đãtổ chức Hội nghị sơ kết hai năm triển khai chương trình ở khu vực phíaBắc.
Hội nghị là dịp để các tỉnh gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, kiếnthức, những cách làm hay, mô hình hiệu quả để áp dụng, triển khai chođịa phương của mình…
Phát biểu tại Hội nghị, Bộtrưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát nhấn mạnh đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhiều địa phương đã vàđang triển khai trên diện rộng. Thời gian thực hiện chương trình khôngcó nhiều, trong khi đó nội dung chương trình có nhiều việc phải làm vàcần triển khai để đảm bảo tiến độ.
Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị cáctỉnh quan tâm thực hiện chương trình hơn nữa, coi trọng đầu tư các nguồnlực, tăng cường công tác kiểm tra giám sát để Chương trình mục tiêuquốc gia xây dựng nông thôn mới mang lại hiệu quả, thành công.
Thực hiện chương trình, hai năm qua cán bộ, đảng viên, nhândân các tỉnh phía Bắc luôn quan tâm, hưởng ứng tham gia tuy nhiên chươngtrình triển khai trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, nguồn lực đầu tưphát triển còn có những hạn chế.
Trong hai năm, các tỉnh đã cơ bản hoànthành công tác tổ chức, kiện toàn bộ máy, đẩy mạnh công tác thông tintuyên truyền để mọi tầng lớp cán bộ, nhân dân hưởng ứng tham gia, hưởngứng. Cũng nhờ tuyên tuyền vận động mà một số tỉnh đã có những doanhnghiệp, tổ chức kinh tế đứng ra giúp đỡ các nguồn lực như Hà Tĩnh huyđộng được 166 tỷ đồng, Hà Nội huy động gần 300 tỷ đồng, Quảng Ninh huyđộng hàng trăm tỷ đồng…
Tại nhiều địa phương, người dân đã tự nguyệnhiến đất làm đường, tình nguyện đóng góp công sức để xây dựng mới vànâng cấp công trình công cộng tại địa phương.
Hiện nay, 64,4% số xã của các tỉnh phía Bắc đã phê duyệtxong quy hoạch chung nông thôn mới, 36% xã đang gấp rút hoàn thành cácthủ tục để trình phê duyệt. Về lập đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã,có 42% đã phê duyệt xong đề án. Có 7/31 tỉnh đã hoàn thành phê duyệt đềán phê duyệt nông thôn mới gồm Hà Tĩnh, Lào Cai, Tuyên Quang, QuảngNinh, Ninh Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc.
Theo báo cáo sơ bộ, đến nay tổng vốnđầu tư cho kết cấu hạ tầng nông thôn các tỉnh phía Bắc dành cho các xã là20.090 tỷ đồng để đầu tư xây dựng mới, tu bổ, nâng cấp gần 6.000hạng mục công trình. Các công trình được xây dựng mới, nâng cấp, tu bổgồm giao thông nông thôn, thủy lợi, nước sạch vệ sinh môi trường…
Ngoàicác xã điểm đã lựa chọn, tại các tỉnh phía Bắc đã có thêm 32 xã đạt từ16-18 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Có 950 xã vùng Đồng bằngsông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ đạt từ 10 tiêu chí trở lên, chiếm tỷ lệ xấpxỉ 18%.
Hội nghị cũng thẳng thắn nêunhững mặt hạn chế trong thực hiện chương trình như ở một số địaphương xuất hiện tư tưởng chạy theo thành tích; nảy sinh tình trạng “dựán hóa” và triển khai dự án kém hiệu quả; công tác quy hoạch và xây dựngđề án còn chậm; công tác chuyển đổi cơ cấu, phát triển sản xuất nôngnghiệp hàng hóa chưa có nhiều chuyển biến tích cực; công tác đào tạonghề ở nông thôn chất lượng thấp; huy động nguồn vốn ngoài ngân sách Nhànước còn thấp…
Trong phần thảo luận, các đại biểu đã đưa ra những vấnđề bất cập cần sửa đổi, bổ sung. Điển hình là những giải pháp để khắcphục nhược điểm của của công tác quy hoạch và xây dựng đề án nông thônmới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân, các cơ chế huy độngvốn tốt hơn để đầu tư cho xây dựng nông thôn mới; vấn đề dồn điền đổithửa để đưa cơ giới hóa vào sản xuất, giải phóng sức lao động nông dân,hình thành vùng hàng hóa sản xuất tập trung để nâng cao hiệu quả kinhtế.
Nguyễn Trọng Lịch(TTXVN)