Sẽ mở rộng diện thụ hưởng nguồn vốn ODA

01/03/2010 14:45

Việc mở rộng thêm diện thụ hưởng ODA đối với cácthành phần kinh tế khác ngoài nhà nước, nhằm nâng cao việc sử dụng hiệu quả và minh bạch đồngvốn này.


Cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh) được thực hiện
 bằng nguồn vốn ODA
.

ViệtNam (VN) đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về hiệu quả sử dụng vốn việntrợ phát triển chính thức (ODA) trong thời kỳ 2006-2009. Cụ thể là mứccam kết cho giai đoạn này đạt kỷ lục trên 23,85 tỉ USD, riêng CG-2009đạt 8,063 tỉ USD.

Tuy nhiên, trong bối cảnh VN sắp trở thànhquốc gia đang phát triển có mức thu nhập trung bình thì cơ cấu viện trợcũng thay đổi, ODA không hoàn lại sẽ giảm, thay vào đó là khả năng tiếpcận các nguồn vốn kém ưu

đãi hơn, điều kiện ngặt nghèo hơn.

ODA không phải “thứ cho không”

Cùngvới việc lồng ghép các chương trình, dự án ODA vào các chương trình mụctiêu quốc gia và các định hướng ưu tiên của Chính phủ vào các lĩnh vựchạ tầng cơ sở, xoá đói giảm nghèo, mà hiệu quả sử dụng ODA đã tăng lênrõ rệt.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KHĐT), giai đoạn2006-2009, tổng vốn ODA cam kết đạt trên 23,85 tỉ USD, trong đó đã hợpthức hoá cam kết bằng các văn kiện ký kết đạt 16,663 tỉ USD, chiếm xấpxỉ 70% tổng số vốn cam kết. Vốn ODA giải ngân đã đạt 9,814 tỉ USD,chiếm trên 41% tổng số vốn cam kết và xấp xỉ 60% tổng vốn ODA ký kếttrong 3 năm này. Dự kiến, mức giải ngân của cả thời kỳ 2006-2010 sẽ đạt12,964 tỉ USD. Theo đánh giá của 6 ngân hàng phát triển, tuytỉ lệ giải ngân vốn ODA của VN hiện thấp hơn mức trung bình của khu vực(mức trung bình khu vực là 20%, trong khi VN năm 2008 chỉ đạt 14%),nhưng đã có tiến bộ đáng kể.

ODA đã đóng góp một phần quan trọngtrong tổng đầu tư toàn xã hội, chiếm khoảng 12-13% tổng vốn đầu tư từngân sách nhà nước trong 5 năm 2006-2010. Bên cạnh việc đầu tư cơ sở hạtầng KT-XH, ODA còn góp phần tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI), vốn của khu vực tư nhân, xoá đói giảm nghèovà cải thiện đời sống người dân.Tuy nhiên, vốn ODA không hoàntoàn là “thứ cho không”. Theo Bộ KHĐT, 80% vốn ODA của VN là vốn vaycác nước và các định chế tài chính quốc tế được Chính phủ VN cam kếthoàn trả theo các điều kiện khá khắt khe, đặc biệt tới đây, các điềukiện vay vốn sẽ kém ưu đãi hơn vì VN đã trở thành quốc gia có thu nhậptrung bình. Nguồn vốn ODA không hoàn lại đang có xu hướng giảm đi vàngay cả nguồn vốn này, Chính phủ cũng phải cam kết vốn đối ứng.BộKHĐT khuyến cáo: Việc sử dụng nguồn vốn phải luôn được cân nhắc, tínhtoán giữa hiệu quả - chi phí để không tạo ra gánh nặng nợ nần cho cácthế hệ sau.

Sẽ mở rộng diện thụ hưởng ODA

Cũngtheo đánh giá của nhóm các ngân hàng, chủ trì là Ngân hàng Thế giới(WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thì xét trên cơ sở các chuẩn mực quốctế hiện nay, nợ nước ngoài của VN, trong đó có nguồn vốn ODA vẫn trongranh giới an toàn. Ví dụ, năm 2005 (năm đầu tiên VN bắt đầu trả nợ nướcngoài), tổng nợ nước ngoài của VN là 16,7 tỉ USD, chiếm 32% GDP và51,5% tổng kim ngạch XK, trong khi giới hạn cho phép để nền kinh tế antoàn là tổng nợ trên GDP là 50-60%; so với kim ngạch XK là 150%. Dịchvụ trả nợ so với kim ngạch XK chiếm 5,4% (giới hạn an toàn là 15%) vàdịch vụ trả nợ của Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước là 6,9%(giới hạn an toàn là 10%), từ đó đến nay, các mức đều nằm trong giớihạn cho phép. Tuy nhiên, đáng lo ngại là tốc độ giải ngân.

Nhưnêu trên, tỉ lệ giải ngân đạt thấp là một trong những nguyên nhân dẫnđến bội chi ngân sách nhà nước. Năm 2009, ngân sách nhà nước phải chitới trên 530.000 tỉ đồng, tăng 8,5% so với dự toán (tương đương 31,7%GDP).“Nếu tốc độ giải ngân nhanh hơn, đồng vốn được quay vònghiệu quả, nhất là ở các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư công,thì ngoài việc giảm thiểu các chi phí cho toàn xã hội, còn góp phầngiảm gánh nặng đầu tư cho ngân sách nhà nước” - Thứ trưởng Bộ KHĐT CaoViết Sinh - khẳng định.Bởi vậy mới đây, Bộ KHĐT được sự chấpthuận của Chính phủ đã xây dựng hệ thống các tiêu chí làm cơ sở lựachọn các chương trình, dự án ODA đưa vào danh mục yêu cầu tài trợ. Mụcđích của Chính phủ là nâng cao việc sử dụng hiệu quả và minh bạch đồngvốn ODA, tới đây sẽ xem xét mở rộng thêm diện thụ hưởng ODA đối với cácthành phần kinh tế khác ngoài nhà nước.

Ông Sinh cũng nhấn mạnh:“Bộ KHĐT sẽ cung cấp toàn bộ thông tin về tình hình thực hiện, chươngtrình, dự án ODA lên cổng thông tin điện tử của bộ từ đầu năm 2010 đểcác đối tượng biết và tham gia”.

(Theo Lao động)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Sẽ mở rộng diện thụ hưởng nguồn vốn ODA