Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Anh đã sáng chế ra một loại cách thức mới trong việc tạo ra vật liệu tàng hình khi tương tác với ánh sáng mặt trời.
Thông thường lượng ánh sáng mà một đối tượng được hấp thụ hoặc phản xạ sẽ làm cho các đối tượng có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
Những “siêu vật liệu” nhân tạo này có thể “bẻ gãy” ánh sáng theo một cách thức nào đó để làm cho đối tượng trở nên vô hình |
Nhưng nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Cambridge đã tìm ra kĩ thuật đặc biệt để chế ra “siêu vật liệu” mà khi tương tác với ánh sáng theo một cách thức riêng, chúng sẽ khiến các đối tượng “biến mất” hoặc trông giống như một cái gì đó khác.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành sử dụng ánh sáng laser không tập trung để khâu chuỗi của các hạt nano vàng trong nước. Chúng được xếp chồng lên nhau như các miếng lắp ghép của LEGO. Điều đó cho phép các nhà nghiên cứu có thể sản xuất nhiều hơn nữa các nguyên liệu.
Sau đó, các nhà khoa học sử dụng các phân tử hình thùng rượu có tên gọi là Cucurbiturils như miếng đệm giữa các hạt nano để giữ chúng ở một vị trí cố định. Đồng thời phải kiểm soát việc hàn gắn chúng sao cho chúng không bị tan chảy và dòng điện có thể đi qua chúng.
Nhóm nghiên cứu cũng sử dụng ánh sáng lazer để tạo ra những gợn sóng của các electron trên bề mặt của vật liệu, gọi là Plasmon. Sau khi các hạt tích điện hấp thụ ánh sáng vào các nguyên tử trên bề mặt thì khi đó chúng sẽ lấp các phân tử nano và khiến cho đối tượng biến mất.
Những “siêu vật liệu” này có thể được sử dụng cho tất cả mọi thứ từ thuốc, vật liệu nổ cho đến các ứng dụng tàng hình quân sự.
Trước tiên, “siêu vật liệu” sẽ được áp dụng thử nghiệm thành công trên quy mô nhỏ trước khi áp dụng đối với quy mô lớn hơn.
KHÁNH HÀ (Theo Livesicience)