Tại phiên họp Chính phủ, Thủ tướng, các thành viên Chính phủ nhấn mạnh thời gian tới sẽ tiếp tục ưu tiên gỡ khó cho sản xuất kinh doanh.
Toàn cảnh Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng Ba. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)
Trong hai ngày 28 và 29-3, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 3/2013,thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng Ba và quý I-2013.
Cácthành viên Chính phủ cho rằng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng3-2013 giảm 0,19% so với tháng trước, là tháng có chỉ số giảm sau 7tháng tăng liên tiếp do tổng cầu giảm, trong khi sản xuất trong nướctiêu thụ chậm, tồn kho tăng cao. Vì vậy, cần tập trung thực hiệncác giải pháp cấp bách nhằm phục hồi nền kinh tế, trong đó tập trungtháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo tiền đề cho nền kinh tếphát triển vững chắc.
Thực hiện gói hỗ trợ người thu nhập thấp có điều kiện mua nhà Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng Ba và quý I/2013, các thànhviên Chính phủ đánh giá, tình hình kinh tế-xã hội trong quý I/2013 vẫn còn có khó khăn, tăng trưởng chưa cao (4,89%), nhưngnhiều chỉ tiêu cao hơn so với quý I/2012, lạm phát được kiềm chế ở mứcthấp, tháng 3/2013 đã có nhập siêu, tín dụng tăng trưởng dương, dự trữngoại hối tăng, tỷ giá cơ bản ổn định....
Nhìn chung, kinh tế vĩ mô cónhững dấu hiệu tích cực, lạm phát tiếp tục được kiềm chế, có nhiều tínhiệu cho phục hồi tăng trưởng.
Nổi bật là chỉ số giá tiêu dùng(CPI) tháng 3/2013 giảm 0,19% so với tháng trước, là tháng có chỉ sốgiảm sau 7 tháng tăng liên tiếp. Nguyên nhân CPI tháng Ba giảm so vớitháng trước là do các cấp, các ngành tiếp tục triển khai quyết liệt, cóhiệu quả các biện pháp, chính sách theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủvề tăng cường quản lý giá cả thị trường, cung-cầu hàng hóa, chống buônlậu, hàng giả, hàng nhái và nguồn cung lương thực dồi dào do Đồng bằngsông Cửu Long đang thu hoạch lúa Đông Xuân.
Đề cập đến thịtrường bất động sản, các thành viên Chính phủ kiến nghị, các Bộ, ngànhchức năng sớm hướng dẫn và triển khai khẩn trương các chủ trương chínhsách hỗ trợ tín dụng đối với mua nhà nhà giá rẻ, nhà phổ thông.
Bộtrưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đề xuất cần tiếp tục xem xét để cócác giải pháp, gói hỗ trợ người thu nhập thấp có điều kiện mua nhà cũngnhư các chính sách phát triển nhà ở xã hội; cho rằng việc tháo gỡ khókhăn cho thị trường bất động sản sẽ có tác động rất lớn đến việc xử lýhàng tồn, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Bộ trưởngBộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang đề xuất xem xét chủtrương cho người nước ngoài mua nhà để ở tại Việt Nam, coi đây cũng làmột trong những giải pháp hiệu quả để tháo gỡ khó khăn cho thị trườngbất động sản. Song việc xem xét cho người nước ngoài mua nhà để ở tạiViệt Nam phải có các quy định chặt chẽ.
Về đề xuất củacác thành viên Chính phủ liên quan đến thị trường bất động sản, Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng cần xây dựng cơ chế, chính sách phù hợpcho người thu nhập thấp vay mua nhà với lãi suất thấp và thời hạn vaydài.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý với ý kiến đề xuất của một sốthành viên Chính phủ về chủ trương cho người nước ngoài mua nhà để ở tạiViệt Nam trên cơ sở các quy định quản lý chặt chẽ, tránh các tiêu cựcxã hội có thể phát sinh.
Ưu tiên nguồn lực phát triển nông nghiệp Bên cạnh những kết quả đạt được, các thành viên Chính phủ cho rằng, nềnkinh tế vẫn còn những khó khăn, thách thức, tồn tại, trong đó nổi lênlà cả khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và khu vực công nghiệp, xâydựng đều có mức tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ năm trước. Sản xuất côngnghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và chế tạo gặp nhiều khó khăndo chi phí đầu vào cao, sức mua giảm, tiêu thụ chậm. Doanh nghiệp gặpkhó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Việc thực hiện tái cấu trúcngân hàng thương mại, xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng và thịtrường bất động sản chậm được giải quyết...
Ý kiến củanhiều ý kiến thành viên Chính phủ cho rằng cần tiếp tục kiên định việcthực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩmô, kiềm chế lạm phát, duy trì đà phục hồi tăng trưởng… bởi đây là nhữngđiều kiện tiên quyết cho nền kinh tế phát triển vững chắc.
Do vậy,trước hết phải chỉ đạo quyết liệt hơn nữa các giải pháp tháo gỡ khókhăn cho sản xuất kinh doanh; tiếp tục đổi mới, hoàn thiện môi trườngđầu tư kinh doanh theo hướng ổn định và tạo thêm điều kiện thuận lợi chonhà đầu tư và doanh nghiệp; huy động các thành phần kinh tế đầu tư kinhdoanh để phát triển kinh tế; nhất quán thực hiện chủ trương xã hội hóa,huy động các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội để bổ sung cho nguồn vốn đầu tư toàn xã hội.
Trongbối cảnh chỉ số giá tiêu dùng giảm, cần tiếp tục hạ lãi suất tín dụng.Bên cạnh đó, rà soát các quy định, đơn giản các điều kiện vay vốn đốivới doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến sản phẩm nông nghiệp, thủysản...
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônCao Đức Phát và một số thành viên Chính phủ nhấn mạnh cần huy độngtốt hơn các nguồn lực để ưu tiên cho đầu tư phát triển sản xuất nôngnghiệp; tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chế biến vàtiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp,tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đồng vốn đến kịp với doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực này để phát triển sản xuất, kinh doanhcũng như thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại đối với những mặthàng nông sản .
Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị Chínhphủ xem xét trình Quốc hội giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 20%,thậm chí xuống dưới 20% đối với những doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóanông sản ; giảm thuế VAT đối với các sản phẩm đầu vào của nôngnghiệp như phân bón, thức ăn chăn nuôi ... Bên cạnh đó, các địaphương cũng cần đặc biệt lưu ý đến việc khống chế, dập tắt dịch bệnhtrên cây trồng, vật nuôi ngay từ khi phát hiện, không để dịch bệnh lâylan triên diện rộng.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh,hiện nay một trong những cái khó của nền kinh tế vẫn là đầu ra của sảnphẩm, do đó cần phải quan tâm đặc biệt đ ến việc tháo gỡ nút thắtnày đồng thời tiếp tục tính toán, xem xét tới các giải pháp hiệu quảnhằm xử lý hàng tồn kho, nợ xấu. Xây dựng lộ trình cụ thể về điềuchỉnh giá than, điện, song phải tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng, đảm bảokhông tác động lớn đến kinh tế vĩ mô và mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Ýkiến một số thành viên Chính phủ cũng cho rằng cần quan tâm thúc đẩythực hiện các giải pháp, chính sách bảo đảm mục tiêu, tiến độ triển khaiChương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tiếp tục thựchiện tốt các chính sách đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, đàotạo nghề, tạo việc làm cho người lao động; quan tâm giải quyết khó khănvề sản xuất và đời sống cho người nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa…
Quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho sản xuất Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địaphương cần quyết liệt hơn nữa trong triển khai Nghị quyết 01, 02của Chính phủ với mục tiêu kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiệncho được mục tiêu tăng trưởng ở mức 5,5% của năm 2013, giữ lạm phátthấp hơn năm 2012… Trước hết cần dành ưu tiên cho thúc đẩy phát triểnsản xuất kinh doanh, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, xửlý nợ xấu, giải quyết hàng tồn kho, tạo đà cho phục hồi tăngtrưởng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các bộ,ngành chức năng thực hiện các giải pháp hỗ trợ về thuế có hiệu quả đểgiúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh hoạt động xúctiến đầu tư, mở rộng thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu đi đôivới hỗ trợ khuyến khích xuất khẩu đặc biệt là đối với các mặt hàngxuất khẩu chủ lực, thế mạnh của Việt Nam. Cùng với đó là thựchiện chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả; tăng dư nợ tínhdụng, đưa tín dụng vào sản xuất, kinh doanh; tiếp tục thực hiện lộtrình hạ lãi suất cho vay, nhất là đối với lĩnh vực nông nghiệp,nông thôn, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động để đảm bảo sản xuấtổn định, tạo việc làm.
Xây dựng các cơ chế, chính sách thu hútmạnh mẽ hơn dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong đóưu tiên các lĩnh vực công nghệ cao tạo giá trị gia tăng lớn vàcông nghiệp phụ trợ. Tăng cường các biện pháp đẩy nhanh tiến độ thicông và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là các nguồn vốn ngânsách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, vốn ODA…
Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh phải tiếp tục triển khai quyết liệt tái cơcấu kinh tế, bao gồm, tái cơ cấu đầu tư; tái cơ cấu doanh nghiệp; tái cơcấu thị trường tài chính, trọng tâm là tái cơ cấu các ngân hàng thươngmại và các tổ chức tài chính. Chú trọng chỉ đạo công tác thu chingân sách nhà nước để bảo đảm các cân đối thu chi theo kế hoạch;thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cắt giảm các khoản chi tiêukhông cần thiết .
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý các bộ, ngành địa phương phối hợp hiệu quả trong thực hiện lộ trìnhtăng giá một số mặt hàng, dịch vụ, song phải tránh tác động gây tăngCPI đột biến cũng như những tác động bất lợi đến nền kinh tế đồngthời phối phối hợp thực hiện tốt công tác phòng chống, khống chế dịchbệnh trên cây trồng, vật nuôi.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn TấnDũng đề nghị các bộ, ngành và địa phương cần tiếp tục quan tâm hơnnữa đến thực hiện các chính sách đảm bảo an sinh xã hội vàphúc lợi xã hội, trong đó hết sức chú trọng hỗ trợ người nghèo ,đối tượng chính sách; hỗ trợ người dân ổn định sản xuất và đời sốngnhân dân ở những vùng bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh ...
Tại phiên họp, Chính phủ cũng đã nghe báo cáo, thảo luậnvề dự thảo Nghị định của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt độngcủa Công ty Quản lý tài sản Việt Nam; dự án Luật Công an nhân dân (sửađổi).
Thiện Thuật (TTXVN)