Bộ Công thương đã phêduyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn-HàNội-Hải Phòng-Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
Bốc xếp vận chuyển sản phẩm vào kho ở Công ty phân đạm Hà Bắc, Bắc Giang
Bộ Công thương đã phêduyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn-HàNội-Hải Phòng-Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
Quy hoạch này định hướng 8 nhóm ngành công nghiệp sẽ phát triển trong giaiđoạn trên thuộc các lĩnh vực cơ khí, luyện kim; điện tử, công nghệ thông tin;chế biến nông, lâm sản, thực phẩm và đồ uống; năng lượng; dệt may, da giày; hóachất; sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp hỗ trợ.
Theo đó, trong thời gian trên, Lạng Sơn sẽ tập trung vào các lĩnh vực nhưkhai thác, sản xuất ximăng, điện, lắp ráp ôtô cỡ nhỏ, chế biến gỗ, các sản phẩmnhựa, cáp điện, điện gia dụng và đặc biệt là khu chế xuất phục vụ bảo quản, đónggói, sản xuất hàng xuất khẩu.
Bắc Giang tập trung sản xuất lĩnh vực công nghiệphóa chất, phân bón, khai thác than, sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, các sảnphẩm nhựa, thiết bị điện, điện tử, máy tính, lắp ráp ôtô tải cỡ nhỏ và sản xuấtsản phẩm ứng dụng công nghệ cao. Ngoài ra, do tiếp giáp với Lạng Sơn nên BắcGiang có thể bố trí một số dự án về kho lạnh nhằm giảm tải cho Lạng Sơn tronglĩnh vực bảo quản.
Đối với Bắc Ninh và thành phố Hà Nội sẽ kết hợp tạo thành khu vực sản xuấtcông nghiệp công nghệ cao và hình thành khu công nghiệp hỗ trợ và khu côngnghiệp công nghệ thông tin. Các lĩnh vực sản xuất công nghiệp có tính chất liênkết tuyến trên hai địa bàn chủ yếu là công nghiệp điện tử, viễn thông, công nghệthông tin, công nghệ ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hóa dược, công nghệsinh học và sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống.
Ngoài ra, trên địa bàn Hà Nộisẽ hình thành một số trung tâm như khu công nghệ cao, khu công nghiệp công nghệthông tin để kéo theo các dự án sản xuất phụ tùng, linh kiện cho lắp ráp và sảnxuất hàng tiêu dùng.
Hưng Yên kết hợp với Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành trung tâm nhiệtđiện của phía Bắc. Đồng thời Hải Dương cũng nằm trong khu vực sản xuất ximăngcùng với Hải Phòng, Quảng Ninh và Lạng Sơn, tạo thành mối liên kết chặt chẽ đểsản xuất và phân phối ximăng cho toàn tuyến và các khu vực khác.
Bên cạnh đó,xét về mặt lợi thế để tiếp cận nguồn nguyên liệu và nguồn nhân lực, Hải Dương sẽlà khu vực phát triển dệt may, da giày, thiết bị điện, điện tử, chế biến thựcphẩm và đồ uống.
Ngoài việc sản xuất điện và ximăng, Hải Phòng sẽ là nơi sản xuất sản phẩmcơ khí chế tạo, sản xuất thép, thiết bị siêu trường, siêu trọng, luyện kim, lọcdầu, chế biến thủy sản, đồ uống.
Cùng đó, do lợi thế về cảng biển nên Hải Phòngcòn tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ để sản xuất phụ tùng, linh kiện điệntử phục vụ sản xuất lắp ráp trong nước và xuất khẩu.
Tỉnh Quảng Ninh tập trung vào khai thác than và nhiệt điện, đồng thời kếthợp với Hải Phòng thành trung tâm sản xuất thiết bị siêu trường, siêu trọng, sửachữa và đóng mới tàu thủy.
Mặt khác, với lợi thế về nguồn nguyên liệu, tỉnh nàycó khả năng phát triển sản xuất ximăng, lắp ráp ôtô tải cỡ lớn phục vụ khaithác.
Theo tính toán của Bộ Công Thương, khu công nghệ cao, điện tử, tin học sẽđặt tại Hà Nội và Bắc Ninh, các doanh nghiệp hạt nhân sản xuất thành phẩm chủyếu cũng được đặt tại khu vực này.
Các doanh nghiệp vệ tinh sản xuất linh, phụkiện tập trung ở các địa phương khác như Bắc Giang, Hải Phòng, Hưng Yên và HảiDương.
Khu vực sản xuất dệt may-da giày sẽ gồm Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương vàHải Phòng; trong đó, Hà Nội sẽ thành lập trung tâm thiết kế thời trang; HưngYên, Hải Dương và Hải Phòng sẽ thành lập các khu công nghiệp dệt may, da giày vàkhu công nghiệp hỗ trợ để sản xuất phụ kiện.
Sản xuất các sản phẩm siêu trường, siêu trọng, đóng tàu, thiết bị đồng bộphục vụ các ngành sản xuất ximăng, nhiệt điện, đặc biệt chế tạo thiết bị kếtcấu thép và thiết bị phi tiêu chuẩn tận dụng thế mạnh về vị trí địa lý và cảngbiển, nên chủ yếu liên kết giữa Hải Phòng và Quảng Ninh.
Ngành hóa chất chủ yếusẽ tập trung tại Bắc Giang và Hải Phòng dựa trên nền tảng của đạm Hà Bắc và DAPHải Phòng. Riêng khu vực sản xuất năng lượng sẽ bao gồm Quảng Ninh, Hải Phòng,Hải Dương, Bắc Giang và Lạng Sơn.
Để phát triển công nghiệp tuyến hành lang kinh tế trên, Bộ Công Thươngcũng đưa ra danh mục 55 dự án đầu tư chủ yếu; trong đó số dự án chuyên ngànhnăng lượng chiếm nhiều nhất (13 dự án).
Bộ còn đề nghị Ủy ban Nhân dân 8 tỉnh, thành phốcăn cứ vào Quy hoạch phát triển công nghiệp tuyến hành lang kinh tế rà soát,điều chỉnh nội dung quy hoạch phát triển công nghiệp địa phương cho phù hợp,tránh đầu tư chồng chéo.
Mai Phương (TTXVN)