Dự thảo Luật quy định 8 nhóm hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế, bao gồm: xăng, dầu, mỡ nhờn; than; dung dịch HCFC; túi ni lông thuộc diện chịu thuế; thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng...
Sáng 21-10, QH họpphiên toàn thể, nghe Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiểntrình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật thuế bảo vệmôi trường. Quốc hội (QH) đã cho ý kiến về dự án Luật này. Đây là dự án luật đãđược trình QH cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7, dự kiến sẽ được xem xét,thông qua tại kỳ họp này. Theo Báo cáo, Dự thảo Luật đã được chỉnh lý có một số nội dung đáng lưu ý như sau: Về đối tượng chịu thuế, dự thảoLuật quy định 8 nhóm hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế, bao gồm: xăng,dầu, mỡ nhờn; than; dung dịch HCFC; túi ni lông thuộc diện chịu thuế;thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng; thuốc trừ mối thuộc loại hạnchế sử dụng; thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng; thuốckhử trùng thuộc loại hạn chế sử dụng. Trường hợp xét thấy cần thiếtphải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kỳ,Chính phủ trình UBTVQH xem xét, quy định. Về phương pháp tính thuế, theoquy định của dự thảo Luật, số thuế bảo vệ môi trường phải nộp bằng sốlượng đơn vị hàng hoá chịu thuế nhân với mức thuế tuyệt đối quy địnhtrên một đơn vị hàng hoá. Biểu khung thuế tuyệt đối được quy định cụthể ngay trong Luật, đơn cử như than từ 10 – 30.000 đồng/tấn; túini-lông (loại thuộc diện chịu thuế) từ 30 – 50.000 đồng/kg; thuốc diệtcó thuộc loại bị hạn chế sử dụng từ 500 – 2.000 đồng/kg... Căn cứ theoBiểu khung thuế quy định trên đây, UBTVQH quy định mức thuế tuyệt đốicụ thể áp dụng cho từng loại hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường theocác nguyên tắc quy định tại Điều 8 của Dự thảo.
Phát biểu tại hội trường góp ýcho dự thảo luật, các ĐB Trần Đình Long (Đắk Lắk), Ngô Minh Hồng(TPHCM) đề nghị không quy định giao cho UBTVQH bổ sung các đối tượngchịu thuế. ĐB Hồng giải thích: “Khi bổ sung đối tượng chịu thuế thìđương nhiên phải bổ sung cả biểu khung thuế suất và đó là thẩm quyềncủa QH”. Về các mặt hàng cụ thể, ĐB TrầnVăn Tấn cho rằng, phải áp thuế cao hơn nữa đối với túi nhựa xốp(ni-lông), lên tới mức 40 – 60.000 đồng/kg. Từ góc nhìn khác, ĐB NguyễnLân Dũng (Đắk Lắk) lại cho rằng, túi nhựa xốp tuy gây ô nhiễm môitrường, nhưng hiện đã có giải pháp tái chế. “Nhà máy nhựa Thủy Phương(Huế) đã dùng túi nhựa xốp qua sử dụng để chế tạo ống cống không vỡ.Nên tìm cách tái chế túi nhựa xốp, bởi ngay cả những nước phát triểnhơn ta rất nhiều cũng chưa bỏ được mặt hàng rất tiện dụng này”, ôngDũng nói. Tổng kết phiên thảo luận, Phó Chủtịch QH Nguyễn Đức Kiên cũng cho rằng, “mong muốn thì nhiều, nhưng cũngphải lượng sức, tùy điều kiện cụ thể mà làm từng bước”. Tuy vẫn có ĐBgiữ quan điểm nên tính thuế theo phương pháp tương đối (tính tỷ lệ %trên giá trị hàng hóa), nhưng Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Kiên và đa số ýkiến ĐB cho rằng nên áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối. (Nguồn: SGGP) |