Quốc hội biểu quyết thông qua 6 luật

20/11/2012 16:10

Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ tư, sáng 20-11, Quốc hội làm việc tại Hội trường, biểu quyết thông qua 6 luật.


Quốc hội biểu quyết thông qua Luật xuất bản (sửa đổi). (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)


Đó là các luật: Luật Xuất bản (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtLuật sư; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia; Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

Chưa cho phép tư nhân thành lập nhà xuất bản

Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Xuất bản (sửa đổi), với 92,37% số đại biểu có mặt tán thành.

LuậtXuất bản (sửa đổi) gồm 6 chương, 54 điều. Theo Luật này, Nhà nước cóchiến lược, quy hoạch phát triển mạng lưới các nhà xuất bản, cơ sở in,cơ sở phát hành xuất bản phẩm; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; ưu đãi vềthuế theo quy định của pháp luật cho hoạt động xuất bản; có chính sáchthu hút các nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động xuất bản.

Đốitượng thành lập nhà xuất bản gồm: Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,tổ chức chính trị-xã hội ở Trung ương và cấp tỉnh; đơn vị sự nghiệpcông lập ở Trung ương, tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp ở Trungương trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và tài liệu khoa học, học thuật. Nhàxuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lậphoặc doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu.Luật đã mở rộng hợp lý sự tham gia của tư nhân trong các khâu khác nhaucủa hoạt động xuất bản, tuy nhiên chưa cho phép tư nhân thành lập nhàxuất bản.

Trước khi hoạt động, cơ sở phát hành là doanh nghiệp,đơn vị sự nghiệp công lập phải đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩmvới cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định. Bộtrưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định thủ tục, hồ sơ đăng ký hoạtđộng phát hành xuất bản phẩm.

Luật cũng đã quy định rõ những trường hợpbị đình chỉ hoạt động xuất bản, thu hồi giấy phép thành lập hoặc bịgiải thể nhà xuất bản theo quy định của pháp luật, nhằm chấn chỉnh việccho thành lập nhà xuất bản không đủ các điều kiện, bảo đảm kỷ cương, gópphần nâng cao chất lượng công tác xuất bản.

Đáng chú ý, Luật đãbổ sung một chương riêng về xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử,cập nhật hơn với sự phát triển công nghệ thông tin và hoạt động xuất bảnđiện tử trong nước cũng như trên thế giới hiện nay.

Điều chỉnh thời gian đào tạo nghề luật sư

Quốchội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtLuật sư với 90,16% số đại biểu có mặt tán thành.

Luật quyđịnh rõ: Người có bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề luậtsư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư. Thời gian đào tạo nghề luật sư làmười hai tháng. Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư đượccơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghềluật sư.

Chính phủ quy định về cơ sở đào tạo nghề luật sư. Bộ trưởng BộTư pháp quy định chương trình khung đào tạo nghề luật sư; quy định việccông nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài. Như vậy, thời gian đào tạonghề luật sư đã được điều chỉnh để cân đối với chương trình đào tạo nghềcủa các chức danh tư pháp như thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên,nhằm nâng cao chất lượng luật sư, từng bước bảo đảm mặt bằng chung giữaluật sư với các chức danh tư pháp, chuẩn hóa việc đào tạo nghề luật sư.

Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài đã được thành lập và đanghành nghề luật sư hợp pháp tại nước ngoài được phép hành nghề tại ViệtNam theo quy định của Luật này khi có đủ điều kiện sau: Cam kết tuân thủHiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Camkết và bảo đảm có ít nhất 02 luật sư nước ngoài, kể cả Trưởng chinhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Namtừ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục mười hai tháng.

Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài tại Việt Namphải có ít nhất hai năm liên tục hành nghề luật sư. Luật không cho phépviên chức là người đang làm công tác giảng dạy pháp luật được hành nghềluật sư.

Phân loại doanh nghiệp để áp dụng ân hạn nộp thuế

Quốchội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế với 92,57% số đại biểu có mặt tán thành.

Luật giữnguyên quy định hiện hành về ân hạn đối với hàng hóa nhập khẩu là vậttư, nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu nhưng có phân loại doanhnghiệp để áp dụng ân hạn.

Cụ thể: Đối với các doanh nghiệp nhập khẩuhàng hóa là vật tư, nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, thời hạn nộpthuế tối đa là 275 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nếu đápứng đủ các điều kiện sau: Có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trên lãnh thổViệt Nam; Có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ít nhất hainăm liên tục tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan mà không có hành vigian lận thương mại, trốn thuế; nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp,tiền phạt; tuân thủ pháp luật về kế toán, thống kê; thực hiện thanh toánqua ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp khác phải nộpthuế trước khi thông quan, giải phóng hàng hóa hoặc phải được tổ chứctín dụng bảo lãnh. Việc sửa đổi, bổ sung này nhằm tạo điều kiện thuậnlợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, mặt khác cũngbảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, giữ nghiêm kỷ luậttài chính, ngăn chặn các hành vi chây ỳ, trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nước.

Luật cũng quy định rõ các trường hợp thuộc diện kiểm tratrước, hoàn thuế sau và thời hạn kiểm tra sau hoàn thuế đối với hồ sơhoàn thuế trước, kiểm tra sau. Theo đó, thực hiện kiểm tra trong vòngmột năm, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế đối với 4 trường hợp rủi rocao, có biểu hiện gian lận về thuế nhằm ngăn chặn và hạn chế tình trạngtrốn lậu, gian lận thuế. Các trường hợp còn lại chủ yếu là các doanhnghiệp chấp hành tốt pháp luật về thuế và hải quan thì áp dụng kiểm tratheo cơ chế quản lý rủi ro, trong đó có tính đến giá trị tiền thuế đượchoàn.

Không bổ sung mục tiêu “bình ổn thị trường” trong Luật Dự trữ quốc gia

Đượcthông qua với số phiếu tán thành 94,58%, Luật Dự trữ quốc gia có 6chương, 66 điều quy định việc hình thành, quản lý, điều hành và sử dụngdự trữ quốc gia; quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tronghoạt động dự trữ quốc gia.

Theo Luật, Nhà nước hình thành, sửdụng dự trữ quốc gia nhằm chủ động đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách vềphòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịchbệnh; phục vụ quốc phòng, an ninh. Để bảo đảm tính chặt chẽ trong tổchức thực hiện, tránh mở rộng mục tiêu, vận dụng tùy tiện, Luật đã bỏquy định: “Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách khác” và không bổsung mục tiêu bình ổn thị trường như trong dự thảo.

Các mặt hàngthuộc danh mục hàng dự trữ quốc gia phải đáp ứng mục tiêu dự trữ quốcgia và một trong các tiêu chí sau: Là mặt hàng chiến lược, thiết yếu, cótần suất sử dụng nhiều, có tác dụng ứng phó kịp thời trong tình huốngđột xuất, cấp bách; là mặt hàng đặc chủng, không thể thay thế; là vậttư, thiết bị, hàng hóa bảo đảm quốc phòng, an ninh mà sản xuất trongnước chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại.

Phạmvi hàng hóa được quy định trong Danh mục này đã được thu hẹp so với dựthảo theo hướng chỉ lựa chọn những nhóm mặt hàng chiến lược, thiết yếuphục vụ an ninh, quốc phòng và tình trạng khẩn cấp (thiên tai, thảm họa,dịch bệnh, hỏa hoạn). Bao gồm các nhóm hàng như: lương thực; vật tư,thiết bị cứu hộ, cứu nạn; vật tư thông dụng động viên công nghiệp; muốitrắng; thuốc phòng, chống dịch bệnh cho người; vật tư, thiết bị, hànghóa phục vụ quốc phòng, an ninh…

Ghi nhận vai trò của liên minh hợp tác xã

Biểuquyết thông qua Luật Hợp tác xã (sửa đổi) với số phiếu tán thành87,55%, Quốc hội đã nhất trí: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể,đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyệnthành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinhdoanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơsở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợptác xã.

Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, cótư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợptác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứngnhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịutrách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã.

Đồng thời, bổ sung thêm: Khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triểnđến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của hợp tác xã,liên hiệp hợp tác xã; doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xãhoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Việc định nghĩa bản chất hợptác xã có ý nghĩa quyết định đến việc quy định các nội dung về tổ chứcvà hoạt động hợp tác xã như: mục tiêu, lợi ích, quyền, nghĩa vụ củathành viên; cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, vốn, tài sản và xử lý tàisản khi giải thể của hợp tác xã... Đồng thời, là cơ sở để Nhà nước banhành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ có tính chất đặc thù đối với tổ chứckinh tế này.

Về tổ chức liên minh hợp tác xã, Luật quy định theohướng tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, tự chủ của tổ chức đại diện hợptác xã, liên hiệp hợp tác xã, đồng thời ghi nhận vai trò của liên minhhợp tác xã.

Theo đó, Liên minh hợp tác xã có các chức năng, nhiệm vụ:Đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên; tuyêntruyền, vận động phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; tư vấn, hỗtrợ và cung cấp các dịch vụ, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụviệc hình thành và phát triển của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; thựchiện các chương trình, dự án, dịch vụ công hỗ trợ phát triển hợp tác xãđược giao; tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về hợp tác xã, liênhiệp hợp tác xã; đại diện cho các thành viên trong quan hệ hoạt độngphối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của phápluật.

Công khai, minh bạch việc điều chỉnh giá bán lẻ điện

Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực với số phiếu tán thành là 91,16%.

Luậtquy định áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong hoạt động điệnlực, sử dụng điện nhằm tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồnnăng lượng, bảo vệ môi trường; khuyến khích nghiên cứu, phát triển, sảnxuất và sử dụng thiết bị hiện đại phục vụ yêu cầu phát triển điện lực.

Giábán điện thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nướcphù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực.

Thực hiện cơ cấubiểu giá bán lẻ điện hợp lý đối với các nhóm khách hàng. Nhà nước hỗ trợgiá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt đối với hộ nghèo, hộ chính sáchxã hội theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định phù hợp với tìnhhình kinh tế-xã hội từng thời kỳ.

Bảo đảm quyền tự quyết định giá mua,bán điện trong khung giá, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện do Nhà nước quyđịnh của các đối tượng mua bán điện trên thị trường điện lực.

Giábán lẻ điện do đơn vị bán lẻ điện xây dựng căn cứ khung giá của mức giábán lẻ điện bình quân, cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻđiện do Thủ tướng Chính phủ quy định phù hợp với cấp độ phát triển củathị trường điện lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 62 củaLuật này.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựngkhung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế điều chỉnh giá và cơcấu biểu giá bán lẻ điện trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Việcđiều chỉnh giá bán lẻ điện phải được thực hiện công khai, minh bạch vềsự biến đổi của các yếu tố cấu thành liên quan đến việc điều chỉnh giá.Nhà nước sử dụng các biện pháp để bình ổn giá bán điện phù hợp với quyđịnh của pháp luật về giá.

Liên quan đến vấn đề phát triển thủyđiện, Luật đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung về nghĩa vụ tuân thủ cácquy định về an toàn đập thủy điện và vận hành hồ chứa; bổ sung vào quyđịnh “Hồ chứa nước, đập thủy điện và các công trình phụ trợ phục vụ nhàmáy thủy điện phải được xây dựng, quản lý, bảo vệ bảo đảm an toàn vậnhành nhà máy điện và vùng hạ du”.

Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Khoa học và công nghệ (sửa đổi).

Thanh Hòa(TTXVN)

(0) Bình luận
Quốc hội biểu quyết thông qua 6 luật