Quân Mỹ rút đi, cay đắng nào ở lại?

03/09/2010 07:39

Sau tuyên bố chấm dứt sứ mệnh quân Mỹ tại Iraq của Tổngthống Barack Obama ngày 31-8 vừa qua, báo chí thế giới không ngừngmổ xẻ về những “được, mất” của nước Mỹ trong cuộc chiến hao người tốncủa này.

Tổng thống Mỹ Obama

 Tạmthời không nhắc lại những tổn thất nặng nề có thể sẽ trở thành “quákhứ” đối với người Mỹ, nhưng phía trước cũng là không ít vấn đề.Washington sẽ viết tiếp gì vào cái mà họ gọi là “trang sử mới” tạiIraq? Rõ ràng quân Mỹ dù đã rút đi, nhưng nhiều cay đắng còn ở lại.

Chiến tranh chưa kết thúc! Đó là thực tế đúng nghĩanếu nhìn cả từ hai phía Mỹ và Iraq. Với nước Mỹ, dù chiến dịch “TânRạng Đông” vừa được công bố chỉ rõ nhiệm vụ của gần 50.000 lính Mỹ ởlại Baghdad chủ yếu là huấn luyện lực lượng an ninh Iraq và hỗ trợ vềmặt hậu cần cho các chiến dịch của Iraq. Nhưng đương nhiên trong bốicảnh an ninh hỗn loạn ở Baghdad, nơi các tay súng phiến quân không naonúng trước các mục tiêu cấp cao được bảo vệ nghiêm ngặt nhất như khungoại giao đoàn trong Vùng Xanh, nhiệm vụ “không tên” nhưng lại là quantrọng nhất với những lính Mỹ phải ở lại Iraq là bảo vệ chính bản thânhọ.

Về phía Iraq, cuộc chiến vẫn tiếp tục bởi 2 lẽ: nộichiến sắc tộc chưa lắng dịu và thứ hai, nhiều người Iraq vẫn tuyên bốchiến tranh vẫn còn chừng nào chưa đuổi được lính Mỹ cuối cùng về nước.Và “cuộc chiến” lớn nhất đối với Iraq là tự xây dựng một tương lai chomình trong rất nhiều bề bộn.

“Mỹ đã phải trả một giá đắt”! Lời thừa nhận của Tổngthống Mỹ Obama trong tuyên bố chấm dứt chiến tranh tại căn phòng bầudục – đúng nơi hơn 7 năm trước, cựu Tổng thống G.Bush đã đọc lời tuyênchiến với Baghdad dường như vẫn chưa đủ nói lên thực tế cay đắng mànước Mỹ phải đối mặt. Nói một cách đầy đủ hơn, nước Mỹ sẽ còn phải trảthêm nhiều cái giá nữa. Về mặt chính trị, Tổng thống Obama đã không quákhó khăn để chấm dứt cuộc chiến tranh mà từ khi chưa lên nhậm chức ôngđã luôn phản đối.

Song hoàn toàn sẽ không dễ dàng cho người đứng đầuNhà Trắng để định đoạt những gì cần viết tiếp vào cái mà Washington gọilà “trang sử mới” ở Iraq, để không làm mất thể diện nước Mỹ và khôngảnh hưởng đến những chính sách đối ngoại liên đới khác. Thêm nữa, chínhquyền Mỹ sẽ còn phải đau đầu và “bị xấu mặt” khi chưa giải trình đượcrõ những thất thoát trong chi tiêu tái thiết ở Iraq, đặc biệt liên quanđến khoản tiền lấy từ nguồn thu dầu khí của quốc gia Vùng Vịnh này. Vụviệc lằng nhằng đến mức Ủy ban liêm chính Quốc hội Iraq Sabah al-Saedicòn đe dọa rằng Iraq sẽ khởi kiện để lấy lại số tiền này nhằm phục vụcông cuộc tái thiết, xây dựng đất nước.

Về mặt kinh tế, Nhà Trắng sẽ phải giải đáp nhữngthắc mắc vì sao doanh nghiệp Mỹ chưa quan tâm đầy đủ đến Iraq – nơihiện Trung Quốc và một số nước khác đang đổ dồn tới đầu tư. LiệuWashington có dám thừa nhận đó là một “nước cờ tính sai” khi mà chỉ có2 tập đoàn của Mỹ giành được các hợp đồng dầu khí tại Iraq? Cuối cùngnhưng lại là dai dẳng và khó khăn nhất là cái giá về mặt tâm lý.

Hội chứng chiến tranh thêm chồng chất trong xã hộiđiều mà người Mỹ vốn không “lạ” từ nhiều cuộc chiến tranh trước nhưngcũng không thể nào thấy “quen” được.

“Iraq hóa cuộc chiến tại Afghanistan” là một khíacạnh mới trong chiến lược chiến tranh của nước Mỹ. Theo đó, hai giảipháp tăng quân tiếp viện và thành lập các nhóm dân quân bộ lạc từng chophép dập tắt các cuộc nổi dậy tại Iraq sẽ được triển khai nhiều hơn tạiAfghanistan.

Song dường như không phải là một ý hay khi tái diễnmột chiến lược cho hai cuộc chiến hoàn toàn khác nhau. Những đau đớn“kiểu Iraq” có thể chồng chất thêm tại Afghanistan và cụm từ “chiếntranh” càng bao hàm ý nghĩa “bất tận” mà người dân Mỹ không bao giờmuốn nhắc đến.

(Theo VOV)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Quân Mỹ rút đi, cay đắng nào ở lại?