Tết - Hàng nội lên ngôi

Thị trường - Ngày đăng : 14:30, 03/02/2010

Nhiều tỉnh, thành phố đã tạm ứng bằng nguồn ngân sách cho doanh nghiệp dự trữ các mặt hàng thiết yếu trong dịp Tết với tổng số tiền khoảng 949 tỷ đồng. Sức nóng của thị trường Tết đang lan tỏa mạnh…

Lựa chọn thực phẩm chế biến sẵn do các doanh nghiệp trong nước sản xuất tại Siêu thị Fivimart. Ảnh: Linh Tâm

Theo Bộ Công thương, hiện đã có hàng chục tỉnh, thành phố tạm ứng bằngnguồn ngân sách cho doanh nghiệp (DN) dự trữ các mặt hàng thiết yếutrong dịp Tết với tổng số tiền khoảng 949 tỷ đồng. Số kinh phí này sẽtiếp tục tăng theo tiến độ thực thi của các địa phương còn lại. Sứcnóng của thị trường Tết đang lan tỏa mạnh…

Phong phú các mặt hàng


Thị trường Tết Canh Dần 2010 phong phú hơn bởi cuộc vận động "NgườiViệt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Trên thực tế, nhiều DN đã hưởngứng mạnh cuộc vận động này ngay từ đầu với nhận thức đây là cơ hội độngviên nền sản xuất trong nước và nâng cao ý thức tiêu dùng nhằm giúp DNnâng cao chất lượng sản phẩm. Điều đáng ghi nhận là khoảng 90% tổng sốhàng bán ra trên thị trường Tết đều là hàng nội, rõ ràng về xuất xứ,minh bạch về giá cả, nhất là chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Cóthể nói, hiếm có tết nào mối quan hệ hữu cơ giữa sản xuất và tiêu dùnglại gắn kết chặt chẽ, nhất là mức cầu cùng niềm tin của người tiêu dùngvới hàng nội đã mang lại lợi ích thiết thực cho các DN sản xuất và phânphối như vậy. Những ngày này, trên các đường phố Hà Nội, sắc Xuân mớiđang về, nhiều cửa hàng đã trang hoàng rực rỡ, với nguồn hàng nội đượcbổ sung đa dạng…

Theo Tổng cục Thống kê, giá cả tháng 1-2010 không có nhiều biến động,thị trường không có hiện tượng sốt giá và hàng hóa rất dồi dào. Nhu cầutiêu dùng cao và sự tăng giá nhẹ của một số mặt hàng vào dịp cuối nămâm lịch là điều hợp quy luật. Công tác bình ổn thị trường đang đượctriển khai quyết liệt. Bộ Công thương đã có văn bản gửi đến các sở côngthương, các tập đoàn, tổng công ty, các DN lo đủ nguồn hàng cung ứngcho dịp Tết, Cục Quản lý thị trường, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu và gianlận thương mại 127 TƯ, ngành hải quan đã thường xuyên kiểm tra để ngănchặn hàng giả, hàng nhái cũng như các hiện tượng găm giữ đầu cơ hàng.Hai bộ Tài chính và Công thương phối hợp trong thực hiện quản lý giáhàng hóa, nhất là đối với một số mặt hàng thiết yếu, không để tìnhtrạng nâng giá tùy tiện...

Doanh nghiệp chủ động vào cuộc

Theo dự đoán của cơ quan chức năng, nhu cầu mua sắm dịp Tết Canh Dần ởHà Nội tăng khoảng 20% so với năm trước và việc chuẩn bị một cái Tếtđầy đủ, vui tươi đã được chính quyền thành phố quan tâm, quán triệt đếntừng DN, nhất là đơn vị có sức chi phối mạnh trên địa bàn như Tổng Côngty Thương mại Hà Nội (Hapro), Big C, Fivimart... Theo đó, Hapro triểnkhai kế hoạch dự trữ hàng tết trị giá gần 680 tỷ đồng (tăng 18% so vớiTết Kỷ Sửu), gồm cả 125 tỷ đồng được thành phố cho vay ưu đãi với lãisuất 0%. DN đang triển khai hàng loạt hoạt động kinh doanh, nhằm vàonhiều đối tượng khách hàng, với hoàn cảnh thu nhập và nhu cầu khác nhau.

Đáng chú ý là hoạt động đưa hàng về nông thôn thông qua việc mở cácphiên chợ Tết nông thôn sẽ diễn ra từ ngày 21 đến ngày 25-12 (âm lịch)để khích lệ sức mua, cung ứng nhu yếu phẩm, chủ yếu là những mặt hàngkhông thể thiếu như bánh kẹo, rượu - bia, đường, nước chấm ngon, thựcphẩm chế biến sẵn, quần áo, thuốc lá, chè… Ông Trần Mạnh Cảnh, Phó Tổnggiám đốc Hapro khẳng định, chợ Tết Canh Dần sẽ một lần nữa là cơ hội đểDN gia tăng doanh số bán hàng, quảng bá thương hiệu, nhất là khi đượclồng ghép trong khuôn khổ cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùnghàng Việt Nam". Đó thật sự là một mũi tên trúng hai đích. Cụ thể, Haprotổ chức phiên chợ Tết cho người dân của 7 huyện ngoại thành, gồm: ThanhOai, Sóc Sơn, Đông Anh, Ba Vì, Hoài Đức và KCN Lệ Chi (Gia Lâm), Trungtâm Kinh doanh tại chợ đầu mối phía Nam. Một số DN được thành phố chovay vốn khác cũng tích cực triển khai công tác tồn trữ hàng hóa, đẩymạnh đưa hàng ra ngoại thành, đồng thời cam kết thực hiện giữ giá bángiảm 3% so với thời gian trước, không để xảy ra tình trạng khan hàng.

Siêu thị Big C vào cuộc với giá trị hàng hóa dự trữ 150 tỷ đồng, vớihơn 3.000 mặt hàng, chủ yếu là hàng tiêu dùng, giảm giá 2-50% để thuhút khách hàng. Ngay trước dịp Tết đơn vị này đã nâng cấp hệ thống quầythu tiền, đưa thêm một số cửa/máy thanh toán vào hoạt động để tăng tốcđộ giải phóng khách, tránh ùn tắc nội bộ. Ông Nguyễn Thái Dũng, PhóTổng giám đốc Big C cho biết, suốt từ tháng khuyến mại đến nay tìnhhình kinh doanh của đơn vị khá tốt, lượng khách tăng dần theo thời gianvà càng đông khi đến thời điểm gần Tết. Siêu thị Big C cũng làm một sốgiỏ quà có mức giá khác nhau phù hợp khả năng tài chính của khách cónhu cầu mua quà biếu, nhất là phục vụ một số lượng không nhỏ người tỉnhxa lao động ở Hà Nội mua về làm quà. Trước Tết, Big C đã đàm phán vớicác nhà cung cấp/sản xuất về giá các mặt hàng để giữ mức giá ổn định vàbảo đảm quyền lợi cho khách, giữ uy tín cho đơn vị.

Nhìn chung, không khí mua sắm hàng Tết đang sôi động thêm từng ngày. Ởhàng trăm cửa hàng tiện ích, siêu thị khắp thành phố, khách mua nhưthấy ngợp trước những hàng hóa la liệt trên quầy, bày biện đẹp, hấpdẫn. Hàng thì đủ chủng loại và rất phong phú nhưng hàng thực phẩm, rượu- bia - nước giải khát nội vẫn được bà con quan tâm nhất, bởi đó lànhững thức phục vụ Tết cổ truyền không thể thiếu.

Nhiều DN khẳng định, tham gia thị trường Tết cũng là dịp để từng đơn vịlấy lại phong độ, mở rộng và định hình lại chiến lược chiếm lĩnh thịtrường nội địa. Những nhãn hàng nổi tiếng thuần Việt, như nước mắm PhanThiết, Phú Quốc, lạp xường Vissan, gạo Tám thơm Hải Hậu, thịt nguộiViệt - Đức, rượu Vodka và bia Hà Nội, kẹo Hải Hà, đỗ xanh, miến, măng,mộc nhĩ, quất, đào, mai và hoa thơm trái ngọt của mọi miền quê, cùngthời trang của May 10, Đức Giang, An Phước, Việt Tiến… đang khoe sắc.

(Theo Hà Nội mới)