Việt Nam có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2010

Kinh tế - Ngày đăng : 14:00, 13/02/2010

Với những kinh nghiệm phong phú trong công tác điều hành kinh tế vĩmô, Việt Nam hoàn toàn có khả năng đạt được mục tiêu đã đề ra là kinhtế trong năm 2010 tăng trưởng 6,5%.
Đâylà nhận định của Phó Giáo sư-Tiến sĩ (PGS.TS) Phan Kim Nga, chuyên giahàng đầu về Việt Nam hiện đang công tác tại Viện Khoa học Xã hội TrungQuốc. Những năm gần đây, bà Phan Kim Nga có nhiều công trình nghiên cứuvề Việt Nam gây tiếng vang trong dư luận và giới học giả Trung Quốc.Đặc biệt, vào năm 2008, khi một số báo chí Trung Quốc đưa khá nhiều tinvề việc Việt Nam xảy ra khủng hoảng kinh tế, bà Phan Kim Nga đã đứng rabác bỏ những thông tin này, đồng thời công bố các nghiên cứu của mìnhvề kinh tế Việt Nam, giúp người dân Trung Quốc có được cái nhìn đúng vàkhách quan hơn về kinh tế Việt Nam.

Nhân dịp Xuân mới 2010, phóng viên thườngtrú tại Trung Quốc - đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Phan Kim Nga về bứctranh kinh tế Việt Nam trong năm 2009, cũng như triển vọng trong năm2010.

PV: Như chúng ta đều biết, do ảnh hưởng của cuộckhủng hoảng tài chính toàn cầu, năm 2009 là một năm đầy khó khăn vớicác nền kinh tế, trong đó có Việt Nam. Bà đánh giá thế nào về bức tranhkinh tế Việt Nam trong năm 2009?

PGS. TS Phan Kim Nga: Trước hết,tôi muốn khẳng định rằng, những chính sách mà Chính phủ Việt Nam ápdụng trong năm 2009 đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đãthu được kết quả nổi bật. Trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảngnhư vậy, mà kinh tế Việt Nam vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng 5,3%, tôicho rằng, đây là một kết quả rất đáng ghi nhận.

Theo tôi được biết, nửa đầu năm 2009, các biện phápmà Việt Nam áp dụng chủ yếu nhằm mục đích kích thích kinh tế. Chẳng hạnnhư gói kích thích kinh tế trị giá 8 tỷ USD, được dùng để xây dựng,nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhất là cơ sở hạ tầng nông thôn, cũng như đểcải thiện dân sinh. Hay như các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu, kích thíchđầu tư... Dưới tác động của những chính sách và biện pháp này, nhu cầutrong nước của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, cao hơn tốc độ tăng trưởngtrong năm 2008.

Hạ thủy tàu Lash lớn nhất Việt Nam

Nửa cuối năm 2009, cùng với việc kinh tế thế giớichạm đáy và dần phục hồi, kinh tế Việt Nam bắt đầu xuất hiện những dấuhiệu lạm phát, chỉ số giá cả tiêu dùng tăng cao. Dịp cuối năm, giá vàngvà giá USD trong nước tăng cao, khiến cho giá cả nhiều mặt hàng tăngtheo. Trước tình hình này, Chính phủ Việt Nam đã áp dụng các biện phápđể kiềm chế lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam đã điều chỉnh giảm5% giá trị đồng nội tệ. Biện pháp này có lợi cho việc kích thích xuấtkhẩu của Việt Nam trong năm 2010.

Tóm lại, tôi cho rằng, các biện pháp mà chính phủViệt Nam đã áp dụng để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầulà rất cần thiết, kịp thời và hiệu quả.

PV: Bà đánh giá thế nào về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2010?

PGS. TS. Phan Kim Nga: Kinh tế ViệtNam trong năm 2010 sẽ phát triển như thế nào? Điều này phụ thuộc vàohai nhân tố. Một là bản thân kinh tế Việt Nam. Hai là môi trường kinhtế thế giới.

Chẳng hạn, năm ngoái, Việt Nam áp dụng chính sáchkích thích đầu tư, điều này cũng đồng nghĩa với việc tạo ra nguy cơ vềlạm phát. Ngoài ra, cùng với việc kinh tế thế giới từng bước phục hồi,giá lương thực, năng lượng trên thế giới sẽ tăng cao, kéo theo các mặthàng khác tăng giá. Và chỉ số giá cả tiêu dùng của Việt Nam cũng sẽtăng theo. Vấn đề là, Chính phủ Việt Nam cần phải khống chế chỉ số giátiêu dùng, không để nó quá nóng.

Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng từ 7% đến 8%

Theo tôi, trong tương lai gần, bên cạnh việc thúcđẩy xuất khẩu, Việt Nam cũng không nên hạn chế nhập khẩu. Bởi có nhậpkhẩu các mặt hàng và linh kiện cần thiết, Việt Nam mới có điều kiện đểcải thiện cơ cấu kinh tế trong nước. Tuy nhiên, khi giá cả hàng hóanhập khẩu tăng, cũng sẽ làm cho chỉ số giá tiêu dùng trong nước tăng.Bởi vậy, khống chế lạm phát sẽ là thách thức lớn nhất Việt Nam phải đốimặt và cần phải giải quyết tốt trong năm 2010. Với những kinh nghiệmđiều hành vĩ mô thu lượm được trong những năm qua, đặc biệt là tronghai năm 2008 và 2009, Chính phủ Việt Nam hoàn toàn có thể khắc phụcđược những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế, thúc đẩy kinhtế tiếp tục phát triển.

PV: Là người có nhiều năm nghiên cứu về Việt Namvà kinh tế Việt Nam, bà dự đoán thế nào về tốc độ tăng trưởng kinh tếViệt Nam trong năm 2010?

PGS.TS Phan Kim Nga: Nhiều chuyêngia kinh tế thế giới và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đều dự báo, tình hìnhkinh tế thế giới trong năm 2010 sẽ tốt hơn năm 2009. Tôi cho rằng, điềunày sẽ có lợi cho kinh tế Việt Nam. Với những kinh nghiệm trong côngtác điều hành vĩ mô, trong điều kiện kinh tế thế giới không có nhữngbiến động lớn, kinh tế Việt Nam trong năm 2010 hoàn toàn có thể đạtđược mục tiêu tăng trưởng đã đề ra là 6,5%, thậm chí có thể đạt tốc độtăng trưởng cao hơn, từ 7% đến 8%.

PV: Xin cảm ơn PGS.TS Phan Kim Nga về cuộc trao đổi này.

(Theo VOV)