Vẫn “ngủ” trong phòng thí nghiệm
Nông nghiệp - Nông thôn - Ngày đăng : 10:35, 13/03/2010
(HNM)- Làn sóng cây trồng biến đổi gen (BĐG) được ví như "vị cứu tinh" giảiquyết vấn đề an ninh lương thực của nhiều nước trên thế giới. 15 nămqua, kể từ ngày cây trồng BĐG được áp dụng vào sản xuất, đã giúp kinhtế nông nghiệp của nhiều nước khởi sắc. Với Việt Nam, cây trồng BĐG đãdu nhập được 10 năm nhưng đến nay nó vẫn còn nằm trong các phòng thínghiệm, các khu vực khảo nghiệm, chưa đưa ra gieo trồng.
Làn sóng cây trồng biến đổi gen (BĐG) được ví như "vị cứu tinh" giảiquyết vấn đề an ninh lương thực của nhiều nước trên thế giới. 15 nămqua, kể từ ngày cây trồng BĐG được áp dụng vào sản xuất, đã giúp kinhtế nông nghiệp của nhiều nước khởi sắc. Với Việt Nam, cây trồng BĐG đãdu nhập được 10 năm nhưng đến nay nó vẫn còn nằm trong các phòng thínghiệm, các khu vực khảo nghiệm, chưa đưa ra gieo trồng.
Mầm "vàng" nhưng khó nảy
Trao đổi về cây trồng BĐG, PGS-TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Ditruyền Nông nghiệp cho biết, tại khu vực châu Á, Việt Nam là 1 trong 8nước có nguy cơ mất ổn định về an ninh lương thực. Với mức tăng dân sốnhư hiện nay, cộng với sự biến đổi bất thường của khí hậu, lũ lụt, dịchbệnh và khoảng 50.000-70.000ha đất canh tác bị "xóa sổ" mỗi năm thì anninh lương thực của nước ta thật sự là vấn đề. Tại hội nghị "Toàn cảnhvề cây trồng BĐG trên thế giới năm 2009, hiện trạng, tác động và triểnvọng" vừa diễn ra, nhiều nhà khoa học hàng đầu về BĐG thế giới có nhậnxét, nếu Việt Nam không sớm ứng dụng công nghệ tiên tiến này, nền kinhtế nông nghiệp của ta sẽ bị "tụt hậu".
Bông, lúa, ngô, đậu tương... là những cây trồng chủ lực được ưu tiên để biến đổi gen. Ảnh: Bảo Lâm |
Trong "Chương trình trọng điểm pháttriển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và pháttriển nông thôn đến năm 2020", Chính phủ đề ra mục tiêu, từ năm2006-2010 sẽ chọn tạo một số dòng cây trồng BĐG trong phạm vi phòng thínghiệm, thử nghiệm trên đồng ruộng. Và từ năm 2011-2015 đưa một sốgiống cây trồng BĐG vào sản xuất. Ðến năm 2020 triển khai trồng từ 30%đến 50% diện tích cây trồng BĐG. Đơn cử như giống đậu tương BĐG khángsâu và chịu hạn của Tiến sĩ Trần Thị Cúc Hòa, Viện Lúa Đồng bằng sôngCửu Long, mặc dù, kinh phí thực hiện đề tài lên đến 4,61 tỷ đồng và kếtquả các dòng đậu tương BĐG đó đều có khả năng kháng sâu, chịu hạn tốtnhưng chúng vẫn chỉ "giậm chân" trong phòng thí nghiệm.
Cùng số phận đó, dòng ngô BĐG kháng sâu và kháng thuốc diệt cỏ của TSNguyễn Văn Đồng cùng cộng sự Viện Di truyền nông nghiệp cũng đang"ngồi" ở phòng thí nghiệm. Đề tài này được tiến hành nghiên cứu từ năm2007 với tổng kinh phí lên đến 4,23 tỷ đồng đã cho kết quả khả quan.Sau hơn hai năm thực hiện, nhóm đã thu thập và đánh giá các đặc tínhnông học của 6 dòng ngô ưu việt làm giống bố mẹ cho việc thí nghiệm; 11dòng ngô mang gien kháng sâu và đánh giá khả năng kháng sâu của dòngngô thế hệ thứ nhất. Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Trí Ngọc chobiết, điều đáng tiếc hiện nay là rất nhiều giống cây BĐG được phát minhphải "nằm ngủ" trong phòng thí nghiệm.
Ở nước ta, khái niệm BĐG và sản phẩm BĐG vẫn còn tương đối mới, chưađược các doanh nghiệp, người tiêu dùng quan tâm. Tâm lý chung của ngườitiêu dùng vẫn e ngại những sản phẩm BĐG, ngay bản thân các nhà khoa họccũng e ngại về các giống cây công nghệ này. Nhiều người còn coi câytrồng BĐG là các sản phẩm cần… tránh xa. Vì vậy hiện nay là cần nângcao nhận thức cộng đồng, từ những người làm công tác quản lý, cán bộ kỹthuật đến người nông dân để họ hiểu cụ thể hơn về BĐG.
Vướng hành lang pháp lý
Với tiến độ khảo nghiệm hiện nay, việc đặt mục tiêu 30-50% diện tíchcây BĐG vào năm 2020 khó có thể thực hiện. Theo PGS-TS Phạm Văn Toản,Chánh văn phòng Chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp (BộNN&PTNT), khi Chính phủ phê duyệt Chương trình Công nghệ sinh họcnăm 2006, Bộ NN&PTNT đã xây dựng quy định về quản lý an toàn sinhhọc đối với các sinh vật BĐG trong nông nghiệp và đặc biệt là cây trồngBĐG.
Theo quy định, các tổ chức, cá nhân chỉ được phép sản xuất, kinh doanh,sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật BĐG khi được cấp giấy chứngnhận an toàn về sức khỏe, môi trường và đa dạng sinh học. Tuy nhiên,sản phẩm của cây trồng BĐG lại là các thực phẩm, hàng hóa phục vụ ănuống. Nếu theo quy định của Chính phủ thì cây trồng BĐG phải gánh trênmình 3 nhà quản lý: Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên & Môitrường. Do vậy được triển khai từ năm 2006 nhưng đến nay Bộ NN&PTNTchỉ tập trung quản lý an toàn với sinh vật BĐG là giống cây trồng. Còn"con đẻ" của giống cây trồng BĐG đó lại phụ thuộc vào phán xét của Bộ Ytế. Trong bối cảnh đó, năm 2009, Bộ NN&PTNT đã đề nghị Chính phủcho phép khảo nghiệm đánh giá cây trồng BĐG trên diện rộng. Đích đến lànăm 2020 có 30-50% diện tích cây BĐG.
Luật có hiệu lực mà chưa có văn bản hướng dẫn, chẳng khác như một ngườibệnh đã có thuốc chữa nhưng không có hướng dẫn sử dụng. Cây trồng BĐGnếu cứ “ngồi” chờ các quy định, quy định lại chờ thông tư, thông tư lại“ngồi” chờ hướng dẫn thì không biết đến bao giờ cây trồng BĐG mới rađồng. Cây trồng BĐG chậm ngày nào, nông dân, doanh nghiệp, Nhà nướcchịu thiệt hại ngày đó.
-Thế giới có 134 triệu hécta cây trồng ứng dụng công nghệ sinh học vàBĐG. Dự kiến đến năm 2011, diện tích cây trồng BĐG toàn thế giới sẽtăng lên 1.200 triệu hécta. - Hiện trên thếgiới có 674 sản phẩm BĐG đã được phê chuẩn bởi 53 quốc gia, trong đóhơn 40% tổng số sản phẩm được phê chuẩn là từ châu Á. - Mỗi năm, Việt Nam nhập khoảng 1,5 tỷ USD sản phẩm thức ăn chăn nuôi có khả năng là sản phẩm của công nghệ BĐG. |
(Theo Hà Nội mới)