Đi tìm nguồn gốc chiếc ấn ở Đền Trần Thái Bình

Đời sống văn hóa - Ngày đăng : 09:44, 24/03/2010

Nghệ nhân gốm Trần Độ cho biết, khiông mang chiếc ấn từ nhà ông Thái về nhà mình cũng như khi mang ấn đếnĐền Trần Thái Bình dâng cúng, ông không hề sửa sang gì.

Chiếc ấn ở Đền Trần Thái Bình.
Để tìm hiểu kỹ hơn về nguồn gốc chiếc ấn trên, chúng tôi đã đến lànggốm Bát Tràng tìm gặp nghệ nhân gốm Trần Độ. Nghe chúng tôi nói lạinhững thông tin trên, ông Trần Độ cho biết:

- Chính tôi là người đã cúng chiếc ấn đó chứ không phải ai khác.

Rồi nghệ nhân gốm Trần Độ kể, làngười Bát Tràng, đã lăn lộn với gốm chẵn 40 năm (ông Trần Độ năm nay 54tuổi, được phong danh hiệu nghệ nhân gốm năm 2003), vốn rất say mê gốmđời Lý, Trần, đã bỏ rất nhiều công sức để phục chế và làm chủ được mengốm Trần, gốm Lý, nên ông có mối quan hệ thân thiết với rất nhiều nhànghiên cứu, sưu tầm cổ vật đang sở hữu những đồ gốm đời Lý, đời Trần.

Đầu năm 2009, ông Độ đến nhà ôngNguyễn Văn Thái, một nhà sưu tầm và nghiên cứu cổ vật ở Hà Nội chơi,thấy một món đồ được ông Thái để dưới gầm tủ. Hỏi cái gì, ông Thái trảlời rằng đó là chiếc ấn của vua Trần. Cả bà vợ ông Thái cũng nói nhưchồng. Chính lời nói ấy đã gây cho ông Độ một ấn tượng rất mạnh, vì ônghọ Trần (ở Bát Tràng có một chi họ Trần), ông bê ra xem, thấy chiếc ấnđược tạc từ đá nguyên khối, mặt ấn có khắc chữ triện, ông bèn đề nghịông Thái nhượng lại chiếc ấn đó cho mình rồi mang về nhà đặt ở một vịtrí rất trang trọng.

- Vì sao ông biết đó là ấn của vua Trần?

- Thì tôi nghe anh chị Thái nói vậy mà.

- Ông có đọc được 4 chữ triện khắc trong lòng ấn không?

- Không, tôi có nhờ mấy người bạn biết chữ Hán đọc giúp, nhưng cũng không ai đọc được.

- Và ông đã mang về Thái Bình cúng vào Đền Trần ở Tiến Đức, Hưng Hà?

- Vâng, nhân một lần chị Nở (tức lànữ doanh nhân người Thái Thụy mà chúng tôi đã nói ở trên, bà Nở còn cótên khác là Bẩy) ở TP Hồ Chí Minh ra chơi, tôi đã nói cho chị nghe vềchiếc ấn ấy. Chị Bẩy khuyên: “Đã là ấn của vua thì mình không dùngđược, hãy cúng tiến vào đình hay đền”. Tôi hỏi chị nên cúng vào đềnnào, chị cho biết đền Trần ở Thái Bình mới được xây dựng ở Tiến Đức,Hưng Hà rất to, rất đẹp. Nghe lời chị, tôi đã cùng chị về Thái Bình,đặt vấn đề xin cúng ấn vào đền Trần. Được lãnh đạo huyện chấp nhận,tháng 8/2009 chị em tôi mang ấn về trình tại đền, nhưng sau một ngàytrưng bày, chúng tôi lại phải mang ấn về Bát Tràng vì chưa có phươngtiện bảo quản ấn, sợ để đó không an toàn. Về, tôi nghĩ rằng ấn đã cúngvào đền là của đền rồi, mình chỉ là người giữ hộ, nên tôi mua một cáikét rồi đặt ấn vào đó. Trước Tết âm lịch Canh Dần, chúng tôi mới chínhthức giao ấn cho đền Trần.

- Tóm lại, là chiếc ấn đó chưa hềđược một cơ quan có chức năng nào giám định, và kết luận nó chính là ấncủa vua Trần, có từ thời nhà Trần?

- Vâng, khi cúng tiến ấn vào đền, là chúng tôi rất thành tâm, còn việc giám định, thì phải do nơi tiếp nhận ấn làm chứ!

Nghệ nhân gốm Trần Độ.
Nghệ nhân gốm Trần Độ đã rất nhiệt tình khi dẫn chúng tôi đến nhà ôngNguyễn Văn Thái ở số 60 đường Hoàng Hoa Thám để giới thiệu. Hiện tại,ông Thái là cán bộ của Chi cục Thuế quận Tây Hồ thuộc Cục Thuế Hà Nội.Là hội viên Hội Sưu tầm và Nghiên cứu cổ vật Thăng Long, ông Tháichuyên về gốm sứ. Trả lời câu hỏi của chúng tôi vì sao có được chiếc ấnđó, ông bảo:

- Tôi có nó đã hơn chục năm rồi. Lúcấy nghe tin ở Hòa Bình đào được một cái chum cổ, tôi lên ngay, mua cảchum mang về. Đập chum ra, thấy bên trong có đất, một ít tiền cổ vàchiếc ấn này. Xem kỹ, thấy chất liệu của ấn là đá ngọc (ngọc thạch -không phải ngọc). Vì tôi chỉ chuyên về gốm, không đủ khả năng xác địnhđược giá trị của các cổ vật khác nên tôi xếp nó trong kho rồi cũngkhông quan tâm nhiều, cho đến khi anh Độ đến chơi, nhìn thấy.

- Nhưng chính ông và bà nhà đã nói với ông Độ rằng đó là ấn của vua Trần?

- Thì tôi suy đoán vậy. Lần khác, tôicũng mua được ở Hòa Bình một cái chum cổ nữa, bên trong chứa rất nhiềuấn nhưng nhỏ hơn, cái bằng đồng, cái bằng gỗ, tôi nghĩ chỉ vua quan mớicó ấn.

Nghệ nhân gốm Trần Độ cho biết, khiông mang chiếc ấn từ nhà ông Thái về nhà mình cũng như khi mang ấn đếnĐền Trần Thái Bình dâng cúng, ông không hề sửa sang gì. Nhưng hiện tại,ấn lại được bọc một lớp đồng bên ngoài. Phải chăng những người tiếpnhận ấn đã làm việc đó. Chúng tôi hỏi ông Thái:

- Trên lưng ấn có con rồng không?

- Có, có con rồng, đôi râu rồng vòng lên tạo thành tay cầm của ấn.

- Trong giới sưu tầm và nghiên cứu đồcổ có những nguyên tắc riêng, luật chơi riêng mà chúng tôi không hiểu,nhưng, ông có thể cho biết ông đã mua được chiếc chum đó ở địa phươngnào ở Hòa Bình, và người bán cho ông tên gì không?

- Thú thật là tôi không nhớ nữa. Tôi chỉ biết ở Hòa Bình, gốm Lý, gốm Trần rất nhiều…

Cuộc tìm hiểu về chiếc ấn ở Đền TrầnThái Bình của chúng tôi không thể tiến thêm được nữa, vì nhà sưu tầm vànghiên cứu cổ vật Nguyễn Văn Thái không nhớ (hay không muốn tiết lộ)địa danh mà ông đã mua được nó cũng như những người đã phát hiện ra nótừ trong lòng đất. Chỉ biết rằng cho đến nay, 4 chữ triện trong lòngchiếc ấn cũng như niên đại của nó vẫn còn là một điều bí ẩn.

(Theo Báo NNVN)