Mỹ dùng Lào kiềm chế Trung Quốc
Bình luận - Ngày đăng : 10:41, 31/03/2010
Cuộc trao đổi này đượccoi là đề nghị gần đây nhất trong nỗ lực mới của Mỹ nhằm tạo đối trọngvới ảnh hưởng đang lên của Trung Quốc ở khu vực và cũng là để "đánhbóng" hình ảnh Mỹ tại một đất nước, nơi vì các nguyên do lịch sử mà vẫnlà một kẻ "thấp bé". Trong khi đó, Trung Quốc láng giềng mới đây đã cónhững bước xâm nhập sâu sắc qua các sáng kiến thương mại, viện trợ vàđầu tư.
Với vị trí địa chiến lược ngày càng quan trọng trong khu vực, Lào đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ các cường quốc. |
Trợ lý Bộ trưởngNgoại giao Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Kurt Campbell đã lưulại hai ngày tại Viêng Chăn trong chuyến công du châu Á "dài hơi".Campbell đã gặp gỡ Thứ trưởng Ngoại giao Lào Phongsavath Boupha, cócuộc gặp xã giao với Bộ trưởng Ngoại giao Thongloun Sisoulith và tới dựcuộc đối thoại song phương toàn diện Mỹ - Lào.
Mặc dù không có nhiềuthông tin công khai về các cuộc gặp, nhưng Campbell nói tại quốc hộitrước chuyến đi rằng ông muốn thảo luận về vấn đề cải thiện mối quan hệsong phương.
Campbell là nhà ngoạigiao cấp cao Mỹ đáng chú ý tham gia vào cuộc đối thoại toàn diện Mỹ -Lào, nhằm cải thiện quan hệ thông qua thảo luận những mục tiêu chínhsách khu vực và toàn cầu chung, cũng như các vấn đề song phương. Cáctrợ lý ngoại giao Mỹ đã tham dự những cuộc họp như thế vào tháng10/2006 và tháng 1/2008.
Khi trả lời các câu hỏivề mối quan tâm của Mỹ ở Lào, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ phát biểuvới tờ Asia Times Online như sau: "Chúng tôi cam kết tham gia ở cấp caovào đất nước Lào" và rằng sự gắn kết lớn hơn "là một phần trong nỗ lựcrộng hơn nhằm khẳng định cam kết của chúng tôi tại Đông Nam Á, trong đócó các chương trình cải cách như Sáng kiến Hạ vùng sông Mekong".
Sáng kiến mới ra đời được8 tháng đó có thể là tâm điểm của các cuộc đàm phán khi Cambell gặp gỡcác quan chức MRC, một tổ chức liên chính phủ củng cố, phối hợp quản lývà phát triển bền vững lưu vực sông Mekong. Sáng kiến hạ vùng sôngMekong được Mỹ đưa ra, trong nỗ lực hợp tác với Lào, Thái Lan,Campuchia và Việt Nam, tại các cuộc gặp bên lề Diễn đàn ASEAN ở TháiLan hồi tháng 7/2009. Mỹ cho tới nay đã cam kết chi 7 triệu USD cho cácchương trình môi trường tại hạ vùng Mekong.
Theo tuyên bố của bộNgoại giao Mỹ, chương trình này củng cố hợp tác trên các vấn đề quantrọng của khu vực và tập trung vào môi trường, y tế, giáo dục và cơ sởhạ tầng. Tuyên bố cũng khái quát các thành tố đẩy mạnh quản lý nguồnnước, trong đó bao gồm quan hệ đối tác giữa MRC và Ủy ban sôngMississippi, bảo vệ rừng, đối tác khoa học và phát triển các chươngtrình năng lượng sạch.
Có vẻ sáng kiến này vẫnmới ở giai đoạn tìm kiếm các lĩnh vực hợp tác, tuy nhiên, nó có thể chophép Mỹ bám đuổi Trung Quốc trên vấn đề quan trọng của khu vực mà Mỹ bịcho là lơ là trong những năm gần đây. Đây có thể là bước đi hợp lý củaMỹ tại một đất nước ngày càng có tầm quan trọng chiến lược trong khuvực và lại có chung biên giới trên đất liền với Trung Quốc.
Trước chuyến công du châu Á, Campbell nói với Ủy ban đối ngoại quốc hội, "khuvực châu Á Thái Bình Dương có tầm quan trọng sống còn và lâu dài đốivới Mỹ và rõ ràng những nước trong khu vực muốn Mỹ duy trì sự hiện diệnmạnh mẽ và tích cực. Chính sách của chúng ta sẽ đảm bảo rằng Mỹ hànhđộng như một ’cường quốc địa phương’, không chỉ là một vị khách, bởi vìnhững gì diễn ra trong khu vực có ảnh hưởng trực tiếp đối với an ninhvà sự thịnh vượng kinh tế của chúng ta".
Quá ít viện trợ
Tại Lào, ảnh hưởng của Mỹrất yếu ớt. Báo cáo của Vụ khảo cứu quốc hội Hoa Kỳ (CRS) về quan hệ Mỹ- Lào công bố hồi tháng 1 nhận định: "Mỹ cung cấp tương đối ít viện trợ nước ngoài cho Lào".Năm 2009, Mỹ chỉ cấp 5 triệu USD viện trợ cho Viêng Chăn, và theo Kếhoạch Ngân sách quốc hội cho viện trợ nước ngoài, năm nay, Mỹ sẽ chỉcấp nhiều nhất 5,15 triệu USD. SRS nhấn mạnh rằng con số đó thấp hơnnhiều so với mức 65 triệu USD cấp cho Campuchia năm 2009.
Ngân sách này được dànmỏng khắp các chương trình, từ hoạt động chống ma túy, các chương trìnhcải thiện năng lực thương mại, phòng chống và điều trị HIV/AIDS đếngiáo dục và đào tạo quân sự.
Chương trình hỗ trợ lớnnhất là tháo gỡ bom mìn sau chiến tranh. Theo một quan chức Ngoại giaoMỹ, 3,25 triệu USD được gửi tới Lào trong chương trình này. Trong khiMỹ coi chương trình, như đã được ghi nhận trong Kế hoạch Ngân sách quốchội cho viện trợ nước ngoài, là nhằm thúc đẩy "các mục tiêu nhân đạo vàkinh tế" và tạo "môi trường hợp tác củng cố các mục tiêu chính sáchkhác", thì nhiều người Lào lại coi chương trình đó là hành động nhậntrách nhiệm muộn màng của Mỹ trong việc dọn sạch những gì đã gây ra.
Cùng lúc đó, Mỹ cũng candự vào Lào về mặt kinh tế thông qua mở rộng hỗ trợ kỹ thuật nhằm tăngcường khả năng thực thi các thỏa thuận thương mại và hiện đại hóa khungpháp lý và quy định. Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), cơ quanviện trợ của chính phủ, đang tạo thuận lợi cho một chương trình cảicách thương mại nhằm cải thiện khả năng tham gia Tổ chức Thương mạiquốc tế của Lào, thực thi thỏa thuận thương mại song phương Mỹ - Lào vàtham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN dự kiến thành lập vào năm 2015.
Ngân sách 2010 coi các sáng kiến này "là hành động quan trọng nhất mà chính phủ Mỹ có thể làm hiện nay để tác động tới hướng chính sách tương lai của Lào".Thương mại và đầu tư của Mỹ vào Lào nhỏ hơn so với Trung Quốc, Việt Namvà Thái Lan, với các con số lần lượt là 8,5%, 15%, và 35% tổng giá trịthương mại của Lào. Thương mại của Mỹ với Lào dù đã tăng gấp 4 lần lên60 triệu USD năm 2000 từ mức 15 triệu USD năm 2006, trong đó đứng đầulà hàng may mặc xuất khẩu, nhưng Mỹ là vẫn đối tác thương mại lớn thứ 7của Lào.
Để tạo thuận lợi hơn nữacho thương mại, Tổng thống Mỹ Barack Obama trong tháng 6 đã loại Lào vàCampuchia ra khỏi danh sách đen cấm ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ tài trợcho những công ty Mỹ tìm kiếm làm ăn tại Lào. Việc Lào cam kết mở cửathị trường được Mỹ hết sức tuyên dương, coi đó là sự thay đổi chínhsách hợp lý. Khi Lào không còn nằm trong danh sách đen về thương mại,điều này có thể khuyến khích các công ty Mỹ đầu tư vào Lào, nhưng đầutư sẽ ít có khả năng tăng sớm tới mức bằng với các nhà đầu tư chính củaLào, Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan và Hàn Quốc.
Các chương trình của Mỹtại Lào cũng khiêm tốn hơn so với những nỗ lực viện trợ của các nướckhác, đặc biệt là Trung Quốc. USAID và các cơ quan khác của Mỹ, trongđó có Bộ Quốc phòng Mỹ, Bộ Y tế và Xã hội liên bang, Bộ Nông nghiệp vàBộ Ngoại giao, tất cả đều có các chương trình tại khắp nước này. Cácchương trình của USAID bao gồm tạo việc làm khác cho nông dân trồng cầnsa trước đây, hỗ trợ cải thiện cuộc sống cho nạn nhân bom mìn, thúc đẩybảo vệ môi trường...
Tuy nhiên, nhiều chươngtrình ở khu vực vùng sâu, vùng xa hiếm khi được người Lào nhìn nhận hayđánh giá cao. Hơn thế nữa, USAID vẫn gặp khó khăn vì vấn đề hình ảnhtại Lào, nơi một số thành viên chính phủ và đại bộ phận dân chúng vẫntin rằng USAID có chức năng làm vỏ bọc cho hoạt động và việc thu thậpthông tin của cơ quan tình báo Mỹ (CIA). Những quan điểm này được duytrì từ những năm 1960 và 1970, khi phần lớn "cuộc chiến bí mật" của Mỹtại Lào thông qua CIA, mà các nhân viên này được cho là nhân danh USAID.
Mỹ cũng có động thái mởrộng quan hệ quân sự với Lào. Sau cuộc trao đổi tùy viên quốc phòng đầutiên trong 30 năm qua vào năm 2008, Mỹ đã mở văn phòng tùy viên quốcphòng hồi tháng 12 tại đại sứ quán ở Viêng Chăn. Mỹ cũng dạy tiếng Anhvà kỹ thuật quân sự cho lính Lào thông qua chương trình đào tạo và giáodục quân sự quốc tế (IMET) và nhận đào tạo 8 nhân viên Lào tại Mỹ.
Những mục tiêu địa chiến lược
Viêng Chăn có vẻ sẽ chấpnhận lời đề nghị của Mỹ. Trong khi nhiều người Lào hài lòng với mốiquan hệ ngày càng tốt đẹp với Trung Quốc và số lượng lớn hơn hàng hóasẵn bán và tiền tệ thu được từ thương mại, thì mối quan ngại với TrungQuốc vẫn tồn tại. Đặc biệt, đây là quan điểm rằng số lượng lớn hơnngười Trung Quốc tới sinh sống và làm việc tại Lào là mối đe dọa đíchthực, đặc biệt là sau việc chính phủ Lào cho các công ty Trung Quốcthuê đất dài hạn và quy mô lớn.
Các chính sách của TrungQuốc với Mekong cũng đáng lo lắng nếu xét tới việc các trung tâm dân cưchính của Lào chủ yếu tập trung dọc con sông. Mặc dù Trung Quốc chorằng tình hình hiện nay là kết quả của hạn hán ở vùng tây nam, nhưngmột số người không thấy thuyết phục và đổ lỗi cho việc xây dựng các đậpquy mô lớn của Bắc Kinh trên thương nguồn Mekong. Lào và MRC ở thế yếuhơn khi đàm phán với Trung Quốc, nhưng liệu mối quan tâm lớn hơn của Mỹtheo dạng Sáng kiến hạ vùng sông Mekong có thể làm tăng thêm sức nặngcho các khiếu nại?
Trung Quốc đã xâm nhậpmạnh mẽ vào Đông Nam Á sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 do sự thayđổi chính sách nhấn mạnh viện trợ phát triển, ưu đãi kinh tế và traođổi văn hóa hơn là quyền lực chiến lược cứng. Còn Mỹ ít nhất đã bỏ lỡmột số cơ hội khi Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ giai đoạn đó, CondoleezzaRice, đã không tham dự hai cuộc họp cấp cao ASEAN trong 3 năm.
Đối lập với những cảithiện chậm chạp trong quan hệ giữa Lào với Mỹ, sự hiện diện của TrungQuốc trở nên mạnh mẽ sau giai đoạn quan hệ không tốt những năm 1970 và1980. Bắc Kinh đã cấp những khoản viện trợ rộng rãi cho Lào sau cuộckhủng hoảng kinh tế 1997-1998 và từ đó nổi lên trở thành nhà cung cấpviện trợ kinh tế chính cho Viêng Chăn qua các khoản trợ cấp, cho vaylãi suất thấp, đầu tư nước ngoài và hỗ trợ kỹ thuật.
Báo cáo của CRS tháng1/2010 khẳng định rằng Lào nhận được khoảng 400 triệu USD viện trợ songphương và đa phương mỗi năm. Tỷ lệ viện trợ của Trung Quốc khó có thểđánh giá vì các chương trình viện trợ đó về cơ bản bao gồm phạm vi cáchoạt động rộng hơn nhiều những gì thường được coi là viện trợ pháttriển nước ngoài. Khoản viện trợ này bao gồm cho vay hỗ trợ dài hạn vàkhông lãi, trợ cấp, giảm nợ, các dự án công, phát triển năng lượng, đàotạo nông nghiệp, đầu tư với các điều khoản ưu đãi và xây dựng trườnghọc, cơ sở y tế và cơ sở hạ tầng.
Trung Quốc đã nhấn mạnhtạo hình ảnh tích cực ở Lào thông qua xây dựng các dự án cao cấp nhưtòa nhà văn hóa quốc gia của Viêng Chăn và Đại lộ trung Lan Xang, dẫntới khu tưởng niệm Patouxy nổi tiếng.
Một công ty Trung Quốcchịu trách nhiệm xây dựng sân vận động chính cho SEA Games 2009 tổ chứctại Lào hồi tháng 12/2009, được tổ chức lần đầu tiên tại Viêng Chăn.Trung Quốc cũng đào tạo hàng trăm quan chức quân sự và chính phủ và cấpnhiều học bổng cho các sinh viên Lào có triển vọng du học tại cáctrường đại học của Trung Quốc. Trung Quốc cũng thành lập các trườngcung cấp giáo dục có trợ cấp cho người Lào muốn học tiếng Hoa.
Viện trợ nước ngoài củaBắc Kinh cùng với cam kết không can thiệp, khác với những điều kiệnthường được gắn kèm trong các khoản viện trợ của Mỹ và châu Âu, thườngyêu cầu những tiến bộ ở những lĩnh vực như cải thiện nhân quyền vàchống tham nhũng.
Hôm trước chuyến thăm củaCampbell tới Viêng Chăn, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra báo cáo nhân quyềnnăm 2009. Với Lào, trong khi chỉ ra nhân quyền đã cải thiện phần nào,báo cáo vẫn chỉ ra nhiều vấn đề tồn tại khác.
Những nhận định tồn tạinày khó có thể chấp nhận với người Lào, và sự tham dự của Mỹ vào Sángkiến hạ lưu Mekong và các nỗ lực khác để đối trọng lại ảnh hưởng củaTrung Quốc sẽ có khả năng ít được ủng hộ hơn ở Lào. Trong khi Mỹ khôngthể sớm cạnh tranh từng đôla với sự viện trợ hào phóng của Trung Quốc,thì Mỹ cần có những nhận định hợp lý để giành thiện cảm và thiết lậpnền tảng cạnh tranh ảnh hưởng ngoại giao một cách vững chắc hơn.
(Theo VNN)