Tiếp sức cho văn nghệ dân gian

Xem - Nghe - Đọc - Ngày đăng : 14:00, 26/05/2010

Làm thế nào để văn nghệ dân gian có sức lan toả trong cộngđồng, đặc biệt là đối với những di sản đã được UNESCO công nhận là Disản văn hoá phi vật thể của thế giới, là vấn đề đang được dư luận quan tâm.

Nghệ nhân dân gian ngày càng ít

Theo GS. Tô Ngọc Thanh - người vừa được tái cử giữchức Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian nhiệm kỳ 2010-2015, tốc độ nghiêncứu và sưu tầm văn hóa dân gian của chúng ta hiện nay còn quá chậm. Nếuđem so sánh số nghệ nhân được phong tặng với số lượng di sản văn hoácủa dân tộc thì không thấm vào đâu.

Ông Vũ Tiến Kỳ - Chi hội văn nghệ dân gian Hưng Yên- cho rằng, thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu cũng như sưu tầm văn nghệdân gian không còn nhiều. Vì các nghệ nhân - những người trực tiếp lưugiữ vốn tài sản vô giá này của dân tộc - mấy năm nay đã thưa vắngnhiều. Chúng ta không tranh thủ thời gian sưu tầm để lưu giữ những giátrị văn hóa tốt đẹp của quá khứ thì thiếu sót do làm mất tài sản quốcgia thuộc về những người đang sống.

Ông Vũ Tiến Kỳ ngậm ngùi: “Ở Hưng Yên, cách đây 3năm, chúng tôi còn ngồi nghe kể chuyện bằng thơ về tướng quân Phạm NgũLão. Thế mà nay người kể chuyện đã thành thiên cổ. Vì thế, hãy tiếp sứccho văn nghệ dân gian”. Nếu không chớp lấy thời gian thì chúng ta khôngcòn vận may được nghe những chuyện kể dân gian như truyện thơ về vịtướng họ Phạm đó. Không có tư liệu văn nghệ dân gian, các thế hệ saucàng không có gì để nhận biết: văn hoá cổ truyền, tài sản tinh thần củacha ông để lại có những thứ gì? Giá trị của chúng đến đâu? Hiệu quả củavăn hoá hội nhập sẽ thế nào?

Điều rõ ràng là những nơi nào có nghệ nhân đượcphong tặng danh hiệu thì vốn di sản văn hoá của địa phương đó đều đượckhôi phục, thực hành, truyền dạy và duy trì. Các nghệ nhân không chỉgóp phần khôi phục, truyền dạy mà còn là người chủ chốt duy trì nhữnghoạt động văn hoá - văn nghệ dân gian ở cơ sở...

Theo GS. Tô Ngọc Thanh, trong những năm qua, đã có105 di sản thuộc các loại hình văn hoá - văn nghệ dân gian của các dântộc Việt Nam trong cả nước thoát khỏi nguy cơ mai một, được khôi phụcvà duy trì cùng sự dẫn dắt của các nghệ nhân. Đây được coi là một biệnpháp tốt nhất để bảo tồn di sản văn hoá dân tộc.

Kinh phí nghiên cứu chỉ đủ “chè nước”

Theo GS. Tô Ngọc Thanh, vấn đề nan giải nhất của Hộihiện nay chính là kinh phí. Trung bình mỗi năm, Nhà nước cấp cho Hộichừng 400 - 500 triệu đồng. Tính trung bình, mỗi chi hội cũng chỉ đượcvài chục triệu mỗi năm. “Như vậy, một công trình viết trong 1 năm,khoảng 700 - 800 trang, chỉ nhận được chừng 7 - 8 triệu đồng. Mặc dùvậy, hằng năm, chúng tôi vẫn nhận được hàng trăm công trình. Phải nóiđó là sự cố gắng to lớn của các anh em hội viên” - GS. Tô Ngọc Thanhchia sẻ.

Với số tiền chỉ đủ để “chè nước” như vậy, đây quảthực là một kiểu làm khoa học độc nhất vô nhị mà chỉ ở văn nghệ dângian Việt Nam mới có. Kinh phí hiện nay đang là vấn đề của Hội. Trungương Hội còn được chút xíu gọi là “lệ phí chè nước”, còn các chi hộithì hoàn toàn không. Song vì say mê, hội viên vẫn hoàn thành các đề tàiđã đăng ký. “Nhà nghèo, đông con, chia cơm còn khó” nữa là Hội Văn nghệdân gian Việt Nam với trên 1.000 hội viên, bao quát địa bàn 63 tỉnh,thành cả nước.

Mặc dù trong thời gian qua, Hội Văn nghệ dân gianViệt Nam đã cố gắng hết sức kêu gọi các nguồn tài trợ ngoài ngân sách,điển hình là Quỹ Ford đã tài trợ để nghiên cứu, phục hồi những di sảnđang mai một. Nhưng vẫn không thấm vào đâu so với khối lượng công việccần phải làm. Hơn nữa, Quỹ Ford cũng chỉ tài trợ để phục hồi những disản đã được UNESCO công nhận, nghĩa là những di sản đã có danh tiếngnhư ca trù, quan họ...

Trong 5 năm qua, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đãđóng góp không nhỏ vào công việc giữ gìn và khôi phục nguồn văn nghệdân gian của dân tộc. Sự kiện ca trù, quan họ được công nhận là di sảnvăn hoá phi vật thể của thế giới là một trong những thành công lớn. Tuynhiên, nói như GS. Tô Ngọc Thanh, thì trong tương lai, cần hơn bao giờhết sự chung tay góp sức của toàn xã hội vào công cuộc giữ gìn vốn disản độc đáo của toàn dân tộc.

(Theo VOV)