Ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp
Nông nghiệp - Nông thôn - Ngày đăng : 15:08, 04/06/2010
Đó là mục tiêu của Quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trongnông nghiệp đến năm 2020 đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn ThiệnNhân ký ngày 2-6-2010.
Phát triển, ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp baogồm các lĩnh vực: chọn tạo giống cây trồng, vi sinh vật; bảo vệ thựcvật; nông hóa thổ nhưỡng; chăn nuôi thú y; nuôi trồng thủy sản; bảoquản và chế biến.
Ít nhất 70% hàng nông sản xuất khẩu được xử lý bằng kỹ thuật chiếu xạ
Theo quy hoạch, mục tiêu sẽ tạo ra và đưa vào sảnxuất 3-4 giống đột biến cho mỗi loại cây trồng nông nghiệp hàng năm;1-2 giống đột biến đối với cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm và câylâm nghiệp, 3-4 chủng vi sinh vật mới cho mỗi loại, đưa tỷ lệ các giốngđột biến chiếm ít nhất 40% tổng số cây trồng và vi sinh vật mới.
Đến năm 2015 xử lý ít nhất 35% và đến năm 2020 xử lý ít nhất 70% hàng nông sản xuất khẩu bằng kỹ thuật chiếu xạ.
Đồng thời, trong 10 năm tới, sẽ xây dựng 2 trung tâmnghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong chọn tạo giống cây trồng;xây dựng được 10 phòng thí nghiệm ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạphục vụ nghiên cứu; xây 2-3 nhà máy sản xuất côn trùng tiệt sinh;...
Đào tạo 150-200 kỹ thuật viên ứng dụng bức xạ mỗi năm
Trong giai đoạn 2010-2020, kế hoạch sẽ cử đào tạoở nước ngoài 150-200 thạc sĩ, tiến sỹ; đào tạo ngắn hạn 200-250 cán bộquản lý kỹ thuật và quản lý trong lĩnh vực phát triển, ứng dụng bức xạtrong nông nghiệp.
Mỗi năm, đào tạo trong nước 150-200 kỹ thuật viên vềkỹ thuật ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp và đảm bảo an toàn trong bứcxạ tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam và một số tổ chức khoa họccông nghệ chuyên ngành khác.
Bên cạnh đó là việc mở rộng hợp tác quốc tế trongnghiên cứu, phát triển và đào tạo nguồn nhân lực về ứng dụng bức xạtrong nông nghiệp, đặc biệt là đối với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổchức, cá nhân nước ngoài có trình độ khoa học và công nghệ tiên tiếnthông qua nghị định thư và dự án hợp tác quốc tế.
(Theo Chinhphu)