Độc đáo chùa trăm gian Vĩnh Khánh
Di tích - Ngày đăng : 06:59, 12/06/2010
Với lối kiến trúc độc đáo và một bề dày lịch sử hơn 1.000 năm, chùaVĩnh Khánh thuộc làng AnNinh, xã An Bình (Nam Sách) được công nhận là di tích lịch sử văn hóa và danh lamthắng cảnh cấp quốc gia vào năm 1990.
Chùa trăm gian Vĩnh Khánh hay còn gọi là chùa An Ninh thuộc làng AnNinh, xã An Bình (Nam Sách). Lịch sử hình thành chùa Vĩnh Khánh gắnliền với sự tích về người con gái mang tên Phạm Thị Toàn và ông "tổrau" Diệu Quang. Theo tài liệu còn lưu giữ được tại chùa thì chùa đượcxây dựng từ thời nhà Đinh, đến thời vua Lý Công Uẩn, chùa vẫn là 1 cáiam nhỏ có tên là "Vãn Lộng tự" thuộc Vãn Lộng Trang (tên gọi cũ củalàng An Bình ngày nay). Tương truyền, tại Vãn Lộng Trang, lộ Bành Châu,tri Nam Sách, đất Hồng Châu có ông Phạm Lương sống trong gia đình quyềnthế, văn tinh thông, thi đỗ đại khoa, kết duyên với bà Lưu Thị Thiện,sinh con là Phạm Thị Toàn. Phạm Thị Toàn nết na thùy mỵ, mắt phượng màyngài, dung nhan yểu điệu thế gian ít ai sánh bằng. Khi Phạm Thị Toàn 17tuổi thì bố mẹ đều mất. Nàng được vua Lý vời vào cung làm "Mẫu nghithiên hạ" nhưng nàng kiên quyết chối từ và sống đời ni cô tại Vãn Lộngtự. Tại đây, ngày ngày nàng rèn luyện tâm kinh, thấu tường đạo lý nhàPhật nên mọi người đều kính nể. Đến năm 1101 (thời vua Lý Nhân Tông trịvì), đất nước bỗng nhiên bệnh dịch xuất hiện cướp đi sinh mạng củanhiều người, gia đã thành tâm giải hạn, dân chúng nơi nơi đều được mệnhtoàn, người người đều vui mừng khôn xiết. Đến năm 1103 nàng mất khi mớitròn 27 tuổi. Thương tiếc, nhân dân đã rước linh cữu nàng an táng ở khuđất thiêng sau làng. Tương truyền sau khi mất, bà còn hiển linh vềgiúp tướng nhà Trần là Nguyễn Tĩnh, lúc đó đang đóng quân nghi binh ởVãn Lộng Trang đánh thắng quân Nguyên Mông nên sau đó Vãn Lộng tự trangđược nhà Trần quan tâm tu bổ.
Tuy vậy, đến thời kỳ nhà Lê, chùa mới thực sự được tu bổ khang trang.Thời kỳ này, chùa gắn liền với sự tích về ông "tổ rau" Diệu Quang.Tương truyền vào đời nhà Lê, lúc đó trong làng có người họ Nguyễn, Phậthiệu là Diệu Quang phát tâm tu học theo dòng Trúc lâm Tam tổ, thời giantrụ trì ở chùa, ông đã tu bổ chùa khang trang. Hằng năm, mỗi khi lập hạông lại mở lớp giảng kinh Phật, tăng ni theo học rất đông. Tương truyềnông chỉ ăn rau, đậu, không ăn cơm nên mọi người gọi ông là "Tổ rau".Thấy lạ, vua cho mời vào cung. Thấy ông tư chất thông minh, thấu tườngđạo lý, vua lấy làm cảm phục và ban tặng cho ông vòng vàng. Sau đó,thấy chùa còn đơn sơ, ông đã đem bán vòng vàng lấy tiền đúc tượng Phậtvà tu bổ chùa. Từ đó, chùa lớn dần lên và trở thành trung tâm Phật giáolớn của cả nước.
Trải qua hơn 1 nghìn năm lịch sử, nhiều lần tu bổ nhưng chùa vẫn giữđược lối kiến trúc độc đáo. Hiện nay, các công trình chính của chùa nằmtập trung trong một quần thể kiến trúc gần như khép kín. Từ phía đông,mở đầu là công trình gác chuông. Trên gác chuông ở gian trung tâm treoquả chuông đồng đúc vào năm Thành Thái thứ 2 (1890). Gác chuông gồm 5gian, trong đó 3 gian giữa có kiến trúc chồng diêm, cổ các. Hai đầu hồikiến trúc tạo dáng quai chảo, trên bờ nóc có phù điêu rồng. Phía trênmái chồng diêm có 4 đầu đao với phù điêu rồng chầu, phượng mớm. Côngtrình được xây dựng bằng gỗ lim, lợp ngói mũi cổ, tường xây gạch BátTràng và gạch chỉ chắc chắn. Diện tích gác chuông 128 m2. Phía sau gácchuông, qua một sân nhỏ là chùa chính. Chùa chính có kiến trúc kiểu chữđinh, được xây dựng vào năm Chính Hoà thứ 12 (1691) nhưng đã được trùngtu nhiều lần, kiến trúc hiện nay mang phong cách thời Nguyễn thế kỷXIX, đầu thế kỷ XX. Trong chùa chính có thượng điện gần đây đã được tusửa lại. Bên phải Thượng điện là tiền đường gồm 7 gian, có kích thước16 m x 8 m. Các chi tiết như cột cái, cột quân, bẩy hiên, xà nách, trụ, con vành, đấu gòi... được chế tạo rất công phu. Kết cấu hệ thốnggiằng ngang và giằng dọc hợp lý, chặt chẽ. Trong tiền đường có một sốbức chạm hoa lá "long quần", chạm khắc rất tinh vi. Bên trái thượngđiện là 7 gian nhà thờ Mẫu, kích thước 14 m x 4 m. Các vì kèo kết cấutheo kiểu kèo cầu, đơn giản. Bên phải 7 gian thờ mẫu là hai nhà khách:nhà khách trong có kích thước 9 m x 6 m và nhà khách ngoài kích thước13 m x 6 m. Hai nhà khách nối liền nhau bằng một hành lang. Sau thượngđiện là nhà tứ ân kết cấu theo kiểu kẻ chuyền, chồng chóp, các conchồng, đấu sen, các bức chạm lá lật chạm trổ tinh tế. Nhà thờ tổ nằmphía sau nhà tứ ân. Sau nhà tổ là nhà cung 9 gian có kích thước 20 m x5,4 m, kết cấu theo kiểu mái thấp, gian hẹp, được tu sửa năm 2002. Phíabắc chùa có sân rộng chừng 1.000 m2, có một số công trình quay ra sânlà nhà tháp, nhà tăng, am trong, am ngoài cùng nhiều công trình phụkhác. Phía sau chùa là một vườn tháp gồm 10 ngôi, trong đó có 9 ngôiđược xây dựng vào thời Nguyễn, một ngôi được xây dựng năm 2003.
Đầu thế kỷ XX, chùa còn đủ 100 gian, nhưng hiện nay chùa chỉ còn 85gian. Trong chùa còn lưu giữ hệ thống cổ vật phong phú gồm 57 pho tượngPhật có niên đại thời Lê và thời Nguyễn, trong đó có tượng Trúc lâm tamtổ, 12 bức đại tự, 12 đôi câu đối các loại, 738 bản khắc kinh Phật, 7bia đá có niên đại thời Lê và thời Nguyễn và khá nhiều cổ vật có chấtliệu gỗ, gốm, đồng ...
Với lối kiến trúc độc đáo và một bề dày lịch sử hơn 1.000 năm, chùaVĩnh Khánh đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa và danh lamthắng cảnh cấp quốc gia vào năm 1990.
Hiện tại, Cục Di sản văn hóa đã đầu tư 13,3 tỷ đồng để tiếp tục tu bổ,mở rộng chùa nhằm bảo tồn một di tích độc đáo, từng là trung tâm Phậtgiáo lớn của dân tộc.
THÚY HÀ