Bế mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII
Tin tức - Ngày đăng : 20:52, 19/06/2010
Sau25 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần dân chủ, đổi mới, tráchnhiệm cao, chiều 19/6, Quốc hội họp phiên bế mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hộikhóa XII.
Trước phiên bế mạc, Quốc hội tiến hành biểu quyết vềChủ trương đầu tư dự án xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội- TP HồChí Minh. Kết quả, Quốc hội chưa thông qua Nghị quyết xây dựng Dự ánđường sắt cao tốc Hà Nội – TP Hồ Chí Minh. Quốc hội thống nhấtgiao Chính phủ tiếp tục chuẩn bị nghiên cứu trình Dự án đường sắt caotốc Hà Nội- TP Hồ Chí Minh tại kỳ họp khác.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc kỳ họp (ảnh: Nhật Nam) |
Trước đó, các đại biểu Quốc hội thông qua Nghị quyếtsửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 66/2006/QH11 ngày29/6/2006 của Quốc hội về dự án, công trình quan trọng quốc gia trìnhQuốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Tiêu chí về các dự án, côngtrình quan trọng quốc gia đầu tư tại Việt Nam trình Quốc hội quyết địnhchủ trương đầu tư như sau: có tổng vốn đầu tư từ 35.000 tỷ đồng trởlên, trong đó vốn nhà nước từ 11.000 tỷ đồng trở lên; Dự án, công trìnhcó ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêmtrọng đến môi trường…
Cũng trong phiên làm việc chiều nay, Quốc hội đãThông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011.Thông qua Nghị quyết về việc thực hiện chính sách pháp luật về thànhlập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đạihọc.
Đánh giá kết quả kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội NguyễnPhú Trọng khẳng định, đây là một trong những kỳ họp sôi động, hấp dẫnvà có chất lượng cao, giải quyết được một khối lượng lớn công việc vớinhiều nội dung quan trọng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Nhiệmvụ đặt ra cho sáu tháng cuối năm 2010 và những năm tiếp theo là rấtnặng nề đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu của toàn bộ nhân dân, các ngành, cáccấp mới có thể hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra
Kinh tế sớm vượt qua thời điểm khó khăn nhất
Về kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước, Quốc hội đãthảo luận, phân tích sâu sắc toàn diện các lĩnh vực, tập trung vào mộtsố vấn đề lớn về chỉ đạo, quản lý vĩ mô và thống nhất nhận định: Năm2009 là năm có nhiều biến động và suy thoái kinh tế toàn cầu cùng vớikhó khăn nội tại của nền kinh tế, thiên tai, dịch bệnh xảy ra ở nhiềuđịa phương trong cả nước đã tác động tiêu cực, sâu rộng đến nền kinhtế, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân.Nhưng việc ban hành kịp thời, đồng bộ các chính sách kinh tế và xã hộicùng với sự chỉ đạo quyết liệt, sự đồng thuận cao trong tổ chức thựchiện, kinh tế nước ta đã sớm vượt qua được thời điểm khó khăn nhất.
Kinh tế bước đầu đã đượcphục hồi, tăngtrưởng khá, 4 tháng đầu năm 2010 tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm2009; tỷ lệ thu cân đối ngân sách nhà nước đạt cao hơn so với cùng kỳmột số năm gần đây; an sinh xã hội và đời sống nhân dân cơ bản được bảođảm, các điều kiện phúc lợi xã hội tiếp tục được cải thiện; chính trị,xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững; hoạt động đối ngoạitiếp tục được đẩy mạnh, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Namtrên trường quốc tế.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, trước nhữngdiễn biến phức tạp của tình hình kinh tế thế giới và những khó khăntrong nước, từ nay đến hết năm 2010 Chính phủ cần tiếp tục có nhữngbiện pháp chỉ đạo quyết liệt để khắc phục những yếu kém, hạn chế, thựchiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ mà Quốc hội đã đề ra cho năm 2010.
Xem xét, thông qua 10 dự án luật
Về công tác lập pháp, Quốc hội đã xem xét, thông qua10 dự án luật gồm: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Luật các tổ chứctín dụng; Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Luật nuôi con nuôi;Luật thi hành án hình sự; Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệuquả; Luật người khuyết tật; Luật bưu chính; Luật trọng tài thương mạivà Luật an toàn thực phẩm; thông qua Nghị quyết về Chương trình xâydựng luật, pháp lệnh năm 2011,điều chỉnh Chương trình xây dựngluật, pháp lệnh năm 2010 và bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháplệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII.
Các đại biểu Quốc hội tại hội trường (ảnh: Nhật Nam) |
Quốc hội cũng đã thảo luận, cho ý kiến về 6 dự ánluật khác. Đó là: Luật thuế bảo vệ môi trường; Luật thanh tra (sửađổi); Luật tố tụng hành chính; Luật viên chức; Luật bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng và Luật khoáng sản (sửa đổi). Quốc hội đề nghị Chínhphủ, các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan hữu quan ngay sau kỳ họpnày, tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội, lấy ý kiến nhân dân và cáccơ quan có liên quan để chỉnh lý, hoàn thiện các dự án Luật trình Quốchội xem xét, thông qua tại kỳ họp sau.
Chính phủ và các cơ quan hữu quan cần khẩn trươngban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, đẩy mạnh công tác thông tintuyên truyền, phổ biến để luật sớm đi vào cuộc sống; thực hiện các biệnpháp hữu hiệu góp phần hoàn thành Chương trình xây dựng luật, pháp lệnhcủa Quốc hội năm 2010 và chuẩn bị triển khai Chương trình xây dựngluật, pháp lệnh năm 2011. Các cơ quan của Quốc hội thường xuyên giámsát việc thi hành pháp luật; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơquan của Chính phủ và các cơ quan hữu quan trong việc bảo đảm tiến độ,chất lượng chuẩn bị các dự án trong các chương trình xây dựng luật,pháp lệnh năm 2010 và 2011.
Về tổng hợp ý kiến cử tri và hoạt động giám sát,Quốc hội đã nghe báo cáo tổng hợp ý kiến kiến nghị của cử tri; báo cáokết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hộitừ kỳ họp thứ sáu đến kỳ họp này.
Cùng với việc xem xét các báo cáo kết quả giám sátcủa các cơ quan của Quốc hội về một số vấn đề bức xúc nổi lên trong đờisống xã hội, Quốc hội đã tiến hành giám sát tối cao chuyên đề “việcthực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảmchất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học”.
Chất vấn tập trung vào vấn đề quan trọng, nổi cộm
Tại kỳ họp này, Quốc hội đã tiến hành chất vấn 4 Bộtrưởng và nghe Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ thay mặt Thủ tướngChính phủ báo cáo và trả lời chất vấn làm rõ thêm một số vấn đề lớn vềcông tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.
Một số vị Bộ trưởng, Trưởng ngành hữu quan cũng đã tham gia giải trình những vấn đề đại biểu Quốc hội chất vấn.
Phiên chất vấn đã tập trung vào một số nội dung quantrọng, nổi cộm, bức xúc thuộc về quản lý vĩ mô; có một số cải tiến vềcách tiến hành, đã góp phần làm rõ thêm nhiều vấn đề quan trọng, giúpChính phủ, các thành viên Chính phủ và các cơ quan hữu quan thấy rõ hơntrách nhiệm và giải pháp để khắc phục những yếu kém trong công tác,thực hiện tốt hơn nữa chức trách được giao.
Quốc hội yêu cầu Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành tổchức thực hiện tốt các giải pháp đã nêu; các cơ quan của Quốc hội, cácĐoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội tăng cường giám sát,đôn đốc việc thực hiện lời hứa.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội trên cơ sở tổng hợp chấtvấn của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp này, lựa chọn những vấn đề bức xúcchưa được trả lời trực tiếp tại Hội trường, kết hợp với chất vấn củađại biểu Quốc hội giữa hai kỳ họp Quốc hội để tổ chức chất vấn và trảlời chất vấn tại một số phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Quốc hội cũng đã xem xét các báo cáo công tác từ kỳhọp thứ 6 đến kỳ họp thứ 7 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dântộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sátnhân dân tối cao và một số báo cáo chuyên đề khác.
Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội đã xem xét, phê chuẩnđề nghị của Thủ tướng Chính phủ miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ giáodục và đào tạo đối với ông Nguyễn Thiện Nhân để tập trung làm nhiệm vụPhó Thủ tướng Chính phủ và bổ nhiệm ông Phạm Vũ Luận giữ chức Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo; miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tếcủa Quốc hội đối với ông Nguyễn Hoàng Anh để tập trung hoàn thành nhiệmvụ mới và bầu ông Mai Xuân Hùng giữ chức Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tếcủa Quốc hội.
(Theo VOV)