Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững
Tin tức - Ngày đăng : 14:40, 16/07/2010
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa có bài viết với tiêu đề "Phát triển nhanh và bền vững là quan điểm xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta". Hải Dương Online trân trọng giới thiệu với độc giả bài viết quan trọng của Thủ tướng.
Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng |
Trong hai thập kỷ qua, trên bình diện quốc tế, vấn đề phát triển bền vữngngày càng được đặc biệt quan tâm, trở thành yêu cầu phát triển của toàn cầu. Đãcó không ít hội nghị thượng đỉnh thảo luận về chủ đề này và đưa ra nhiều vănkiện, quyết sách quan trọng.
Ở nước ta, quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã được nhận thức rất sớmvà thể hiện trong nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng. Ngay từ Đại hội III năm1960 và Đại hội IV năm 1976, Đảng ta đã đặt mục tiêu “tiến nhanh, tiến mạnh,tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Đại hội VII thông qua Chiến lược Pháttriển kinh tế-xã hội 1991-2000, nhấn mạnh “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liềnvới tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường.
”Đại hội VIII nêu bài học “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và côngbằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.”Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 thông qua tại Đại hội IXkhẳng định “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôivới thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.”
Đại hội X nêu bài học về phát triển nhanh và bền vững, trong đó ngoài các nộidung phát triển kinh tế, xã hội, môi trường còn bổ sung yêu cầu phát triển toàndiện con người, thực hiện dân chủ và xác định mục tiêu tổng quát của Kế hoạch 5năm 2006-2010 là “Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượngcao và bền vững hơn, gắn với phát triển con người.”
Như vậy, quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã sớm được Đảng và Nhà nướcta đặt ra với nội dung ngày càng hoàn thiện và đã trở thành một chủ trương nhấtquán trong lãnh đạo, quản lý, điều hành tiến trình phát triển của đất nước trongnhiều thập kỷ qua. Nhà nước ta cũng đã có những cam kết mạnh mẽ về phát triểnbền vững.
Trong mười năm qua, thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010,nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt gần 7,3%/năm, thuộc nhóm nước cótốc độ tăng trưởng cao trong khu vực. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạtkhoảng 1.200USD, vượt qua ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp.
Cơ cấukinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được giữ vững,thâm hụt ngân sách và nợ quốc gia được kiểm soát trong giới hạn an toàn. Đờisống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện tốt hơn.
Thu nhập thực tế bình quân đầu người 10 năm qua tăng khoảng 2,3 lần. Côngcuộc xóa đói giảm nghèo đạt nhiều thành tựu nổi bật, được quốc tế đánh giá cao.Chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn giảm từ 2,3 lần năm 1999 xuốngcòn 2 lần năm 2008. Trẻ em được quan tâm bảo vệ, chăm sóc; tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổisuy dinh dưỡng giảm từ 33,8% xuống còn dưới 18%. Tuổi thọ bình quân tăng từ 67lên 72 tuổi.
Cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Chỉ số pháttriển con người (HDI) không ngừng tăng lên, năm 2008 là 0,733, thuộc nhóm nướctrung bình cao trên thế giới. Mức hưởng thụ văn hoá, điều kiện tiếp cận thôngtin của người dân được nâng lên rõ rệt. Hệ thống phúc lợi và an sinh xã hội đượccoi trọng và từng bước mở rộng.
Cùng với những kết quả to lớn trong việc xã hội hóa phát triển các lĩnh vựcxã hội, ngân sách nhà nước chi cho các lĩnh vực này không ngừng tăng lên; bảohiểm y tế được mở rộng từ 13,4% dân số năm 2000 lên khoảng 62% năm 2010. Bìnhđẳng giới có nhiều tiến bộ, tỷ lệ phụ nữ tham gia Quốc hội và giữ các trọngtrách trong hệ thống chính trị ngày càng cao. Năm 2008, nước ta đã hoàn thànhhầu hết các Mục tiêu Thiên niên kỷ đặt ra cho năm 2015.
Công tác bảo vệ môi trường được quan tâm và có mặt được cải thiện. Dân chủtrong xã hội tiếp tục được mở rộng, xã hội cởi mở và đồng thuận hơn. Quốc phòng,an ninh được giữ vững. Chính trị-xã hội ổn định. Diện mạo của đất nước cónhiều thay đổi; thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Namtrên trường quốc tế được nâng cao; tạo ra những tiền đề quan trọng để phát triểnnhanh, bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Bên cạnh những kết quả nêu trên, trong sự phát triển cũng còn nhiều yếu kém,bất cập. Những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Chất lượng,năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.
Tăng trưởng kinhtế còn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sangphát triển theo chiều sâu. Huy động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn hạnchế; lãng phí, thất thoát còn nhiều; hiệu quả đầu tư thấp. Tiêu hao nguyên liệu,năng lượng còn rất lớn. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên chưa thật hợp lý vàtiết kiệm. Các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc, bội chi ngân sách,thâm hụt cán cân thương mại còn lớn, lạm phát còn cao. Môi trường sinh tháinhiều nơi bị ô nhiễm nặng.
Các lĩnh vực văn hoá, xã hội còn nhiều bất cập, một số mặt vẫn còn bức xúc;tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng; ùn tắc và tai nạn giao thông còn nghiêmtrọng; tham nhũng chưa bị đẩy lùi; chất lượng giáo dục và đào tạo, nhất là đàotạo đại học và dạy nghề còn yếu kém và chậm được cải thiện; các bệnh viện bị quátải, chất lượng dịch vụ y tế còn thấp.
Những hạn chế, yếu kém trên đây có phần do nguyên nhân khách quan, nhưngnguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, nổi lên là: Quan điểm phát triển bền vữngchưa được nhận thức sâu sắc và thể hiện một cách cụ thể, nhất quán trong hệthống chính sách, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết. Trong quản lý,điều hành còn thiên về tốc độ tăng trưởng mà chưa coi trọng đúng mức đến chấtlượng tăng trưởng và tính bền vững của sự phát triển; chưa tạo được chuyển biếnmạnh trong việc giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc.
Quá trình lập quy hoạch,kế hoạch, dự án phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng, thực hiện chính sáchbảo vệ môi trường chưa có sự kết hợp chặt chẽ, lồng ghép hợp lý. Cơ chế quản lývà giám sát sự phát triển bền vững chưa được thiết lập rõ ràng và có hiệu quả.Quyền làm chủ của nhân dân, nhất là dân chủ trực tiếp chưa được phát huy đầy đủ.
Từ thực tiễn nêu trên, dự thảo Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội2011-2020 nêu bài học “Đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả và tínhbền vững củasự phát triển… giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượngtăngtrưởng” và xác định “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững,pháttriển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược,” với các nộidung chủ yếulà “Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩmô, bảo đảman ninh kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi môhình tăngtrưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiênhàng đầu,chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức.
Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với thực hiện tiến bộ và công bằngxã hội; nâng cao không ngừng chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinhtế-xã hội phải luôn đi cùng với bảo vệ và cải thiện môi trường. Nước ta cóđiều kiện phát triển nhanh và yêu cầu phát triển nhanh cũng đang đặt ra hết sứccấp thiết; phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh đểtạo nguồn lực cho phát triển bền vững.
Phát triển nhanh và bền vững phải luôngắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triểnkinh tế-xã hội. Phải đặc biệt quan tâm giữ vững ổn định chính trị-xãhội, tăng cườngquốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất vàtoàn vẹnlãnh thổ để bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững.”
Để hiện thực hóa quan điểm phát triển nhanh và bền vững, phải thực hiện đồngbộ các định hướng phát triển đã nêu trong dự thảo Chiến lược, trong đó cần tậptrung thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp sau:
Một là, bằng các giải pháp và sức mạnh tổng hợp, kiên quyết giữ vững độc lập,chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự antoàn xã hội, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trường hoà bình vàđiều kiện thuận lợi cho sự phát triển đất nước. Đây là điều kiện tiên quyết nhấtcho sự phát triển nhanh và bền vững và cũng là một lợi thế của đất nước ta.
Hai là, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế; giữvững an ninh lương thực, an ninh năng lượng và sự hoạt động an toàn, hiệu quảcủa các định chế tài chính.
Thế hệ chúng ta đã từng chứng kiến những cuộc khủng hoảng lương thực, khủnghoảng năng lượng, mới đây là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tếtoàn cầu xẩy ra trong các năm 2007-2009 và cuộc khủng hoảng nợ công ở một sốnước hiện nay. Những cuộc khủng hoảng này là hậu quả của sự phát triển không bềnvững, gây mất ổn định toàn cầu và tác động đến tăng trưởng của hầu hết các quốcgia, kinh tế thế giới suy giảm, thất nghiệp gia tăng, xung đột xã hội lanrộng.
Ở nước ta, cùng với những bất cập, yếu kém trong quản lý vĩ mô, cuộc khủnghoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực đến sự pháttriển của đất nước, lạm phát tăng cao, tốc độ tăng trưởng suy giảm, đời sốngnhân dân gặp khó khăn.
Kinh nghiệm quốc tế cũng như của nước ta những năm quacho thấy giữ vững an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh tài chính,kiểm soát được lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn vừa làtiền đề để tăng trưởng nhanh vừa là nội dung của tăng trưởng bền vững, trở thànhnhiệm vụ quan trọng nhất trong quản lý kinh tế của bất cứ quốc gia nào.
Ba là, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để bảo đảm đạt tốc độtăng trưởng cao đồng thời nâng cao chất lượng tăng trưởng.
Bảo đảm tốc độ tăng trưởng cao, ổn định và không ngừng nâng cao chất lượngtăng trưởng là yếu tố quyết định nhất để phát triển nhanh và bền vững. Có đạtđược tốc độ tăng trưởng cao, đất nước mới phát triển nhanh, rút ngắn khoảng cáchvới các nước, mới tạo được nguồn lực để phát triển các lĩnh vực xã hội, pháttriển con người, đầu tư phát triển những khu vực khó khăn, thu hẹp khoảng cáchphát triển giữa các vùng trong nước, mở rộng hệ thống phúc lợi và an sinh xãhội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Với ưu thế về nguồn lực con người, chính trị xã hội ổn định, vị trí địalý-kinh tế thuận lợi, lại là nước đi sau, chúng ta có điều kiện để pháttriểnnhanh. Mặt khác, có nâng cao chất lượng tăng trưởng mới tăng được hiệusuất sửdụng vốn và sức cạnh tranh của nền kinh tế, mới mở rộng được thị trườngtiêu thụtrong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trên cơ sở đó, tạo ra giátrị giatăng lớn cho đất nước, tăng khả năng tích lũy từ nội bộ nền kinh tế,bảo đảmnguồn lực cho tăng trưởng cao và ổn định trong dài hạn.
Để tăng trưởng cao, đạt tốc độ bình quân 7-8%/năm, phải tháo gỡ mọi cản trởvề thể chế và thủ tục hành chính, giải phóng và phát triển mạnh lực lượng sảnxuất gắn với nâng cao trình độ khoa học, công nghệ. Phải tạo mọi điều kiện pháttriển kinh tế tư nhân - thành phần có tốc độ tăng trưởng cao nhất và tạo nhiềuviệc làm nhất. Mặt khác, phải đổi mới, cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả của doanhnghiệp nhà nước, để doanh nghiệp nhà nước trở thành công cụ quan trọng trongviệc thực hiện chính sách cơ cấu và định hướng tổ chức thị trường.
Phải thực hiện đa sở hữu, công khai minh bạch, nâng cao chất lượng quản trịdoanh nghiệp và quan trọng hơn là đặt doanh nghiệp nhà nước vào môi trường cạnhtranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trong cơ chế thị trường. Chỉ cónhư vậy mới nâng cao được hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước và sự phát triểncủa doanh nghiệp nhà nước mới không chèn lấn các nguồn lực để phát triển khu vựctư nhân - một động lực chủ yếu của tăng trưởng.
Nâng cao hiệu quả đầu tư công là một yếu tố quan trọng bảo đảm chất lượngtăng trưởng. Trong mười năm tới, cần tập trung hơn nữa đầu tư phát triến hệthống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, từng bước hiện đại, tạo điều kiệncho kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững. Hoàn thiện cơ chế giám sát và tăngcường công tác giám sát đầu tư. Kiên quyết và có biện pháp mạnh mẽ chống thamnhũng, thất thoát, lãng phí trong đầu tư.
Yêu cầu cấp bách trong thời kỳ chiến lược tới là thực hiện tái cấu trúc nềnkinh tế trên cả ba nội dung chính: (1) tái cấu trúc các ngành sản xuất, dịch vụgắn với các vùng kinh tế, phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Phải chuyển đổi mô hìnhtăng trưởng từ chủ yếu theo chiều rộng, dựa vào sự gia tăng vốn đầu tư và nguồnnhân lực chất lượng thấp hiện nay sang kết hợp hợp lý giữa tăng trưởng theochiều rộng với tăng trưởng theo chiều sâu trên cơ sở áp dụng các tiến bộ về khoahọc, công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực và kỹ năng quản lý hiện đại.
Trong mười năm tới, nhất là trong những năm đầu của thời kỳ chiến lược, chúngta chưa thể từ bỏ hoàn toàn mô hình tăng trưởng theo chiều rộng. Vì, để tăngtrưởng theo chiều sâu phải sử dụng công nghệ hiện đại và phải có nguồn nhân lựcchất lượng cao. Đây là quá trình tích lũy vốn và phát triển nguồn nhân lực trongtừng doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Hơn nữa, phát triển bền vững phải gắn vớiyêu cầu giải quyết việc làm và toàn dụng lao động trong khi nguồn lao động thiếuviệc làm còn nhiều, nhất là ở khu vực nông thôn.
Tuy nhiên, phải hành động khẩn trương, kiên quyết tạo lập đồng bộ các tiền đềđể chuyển mạnh sang tăng trưởng theo chiều sâu ngay trong những năm đầu của thờikỳ chiến lược, trước hết là ở những lĩnh vực khoa học, công nghệ phát triểnnhanh và nước ta có điều kiện.
Đây là con đường cơ bản nhằm nâng cao chất lượngtăng trưởng; (2) tái cấu trúc các doanh nghiệp, xây dựng lực lượng doanh nghiệptrong nước với nhiều thương hiệu mạnh, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao; (3)điều chỉnh chiến lược thị trường, coi trọng hơn thị trường trong nước đi đôi vớiviệc tiếp tục đa dạng hóa, mở rộng thị trường nước ngoài.
Thực hiện tốt các nội dung trên đây, chẳng những nâng cao được chất lượngtăng trưởng, khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế, hạn chế được các tác độngtiêu cực trước những biến động từ bên ngoài, bảo đảm cho đất nước phát triển bềnvững mà còn tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu,một xu thế phát triển trong nền kinh tế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Cùng với việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải cách hành chính, cầnphát huy có hiệu quả chức năng kiến tạo phát triển của nhà nước, nhất là trongthời kỳ đầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, thể hiện trong việc đề ra chính sách cơcấu và định hướng phát triển vùng đúng đắn.
Bốn là, phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội hài hoà với phát triển kinhtế, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiệntiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển.
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, yếu tố làm nên giá trị ổn định, lâubền của một quốc gia, hình thành bản sắc riêng có của một dân tộc. Văn hóa làmnên nguồn lực xã hội to lớn, thấm sâu vào quá trình phát triển. Sự phát triểncủa một thời đại ở bất kỳ quốc gia nào đều có dấu ấn khai sáng của văn hóa. Trênnền tảng văn hóa, con người không chỉ giải quyết mối quan hệ với đồng loại, ứngxử với môi trường thiên nhiên trong đời sống hiện tại mà còn giải quyết mối quanhệ với các thế hệ tương lai trong quá trình phát triển.
Với ý nghĩa này, văn hóa không chỉ là kết quả của phát triển nhanh, bền vữngmà còn là yếu tố tạo nên sự phát triển nhanh, bền vững. Phải đặt yêu cầu pháttriển văn hóa ngang tầm và hài hòa với phát triển kinh tế. Tập trung xây dựngđời sống, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh. Phát triển toàn diện, đồngbộ các lĩnh vực văn hóa, vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừatiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại để văn hóa thực sự là nền tảng tinhthần của xã hội, là một động lực phát triển.
Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội là nội dung rất quan trọng của pháttriển bền vững. Đây còn là tiêu chí thể hiện bản chất của chế độ ta. Sự bất bìnhđẳng và phân hóa giàu nghèo ở mức cao tạo nên xung đột xã hội ở không ít cácquốc gia trên thế giới, làm suy giảm tăng trưởng. Vì vậy, Đảng ta chủ trươngphải thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chínhsách phát triển.
Chúng ta sẽ tập trung hơn cho công cuộc xóa đói giảm nghèo, đa dạng hóa cácnguồn lực và phương thức để thực hiện giảm nghèo bền vững. Khuyến khích làm giàutheo pháp luật, đồng thời hạn chế phân hóa giàu nghèo, chủ yếu thông qua chínhsách điều tiết thu nhập, phát triển hệ thống phúc lợi xã hội và an sinh xã hộiđa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân phốitrong các doanh nghiệp, chính sách tiền lương, bảo đảm công bằng lợi ích, tạođộng lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Tập trung sức phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo đại học và dạynghề để có nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ cấu hợp lý nhằm đẩy nhanh quá trìnhtái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Phát triển mạnh sựnghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tập trung chỉ đạo kiên quyết, đồng bộ và huy động sức mạnh của cả hệ thốngchính trị để bảo đảm đạt được những chuyển biến rõ rệt, vững chắc trong công tácphòng chống tham nhũng, tệ nạn xã hội và tai nạn giao thông.
Năm là, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hành dân chủ rộng rãi, nhấtlà dân chủ trực tiếp, xây dựng xã hội đồng thuận, cởi mở.
Thực hiện dân chủ là một thành tố của phát triển bền vững, được Đảng ta nêurõ tại Đại hội Đảng lần thứ X, nhằm hoàn thiện, làm phong phú thêm nội dung pháttriển bền vững. Điều này xuất phát từ luận điểm rất quan trọng: con người vừa làmục tiêu vừa là chủ thể của phát triển. Nguồn lực con người là lợi thế cạnhtranh dài hạn, là yếu tố quyết định sự phát triển của một quốc gia.
Thực hànhdân chủ rộng rãi sẽ phát huy khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, đóng góp vào sựphát triển nhanh và bền vững của đất nước. Dân chủ càng cao thì đồng thuận xãhội càng sâu, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc càng được củng cố vữngchắc.
Để phát huy dân chủ, làm cho dân chủ trở thành nguồn lực phát triển, phải bảođảm hai điều kiện: (1) tạo cơ hội cho mọi người được học tập, xây dựng xã hộihọc tập nhằm nâng cao dân trí; (2) thực hiện quyền làm chủ của nhân dân thôngqua các thiết chế bảo đảm dân chủ trong mọi mặt của đời sống xã hội, mở rộng dânchủ trực tiếp. Dân chủ phải gắn với kỷ luật, kỷ cương.
Có thể nói nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường đi liền với bảo đảm phúclợi-an sinh xã hội và dân chủ xã hội chủ nghĩa là 3 trụ cột chính trong tiếntrình phát triển của đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó, dân chủvừa là mục tiêu vừa là động lực. Cả 3 trụ cột này phải mạnh và có sự phát triểntương thích, đồng bộ. Một trụ cột yếu sẽ cản trở sự vận động của các trụ cộtkhác và ảnh hưởng đến sự phát triển chung.
Sáu là, tăng trưởng kinh tế phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường.
Bảo vệ và cải thiện môi trường là một nội dung quan trọng của phát triển bềnvững. Môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên bị cạn kiệt, rừng bị tàn phá, đất bị xóimòn và tình trạng sa mạc hóa, biến đổi khí hậu, nguy cơ nước biển dâng… làm thuhẹp không gian sinh tồn của con người chẳng những tác động tiêu cực đến cuộcsống hiện tại mà còn đe doạ sự phát triển của các thế hệ tương lai.
Đối với nước ta, tình trạng ô nhiễm môi trường và những nguy cơ do biến đổikhí hậu và nước biển dâng là những thách thức to lớn. Vì vậy, phát triển kinh tếphải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường; chủ động đối phó với hiểm họanước biển dâng; sử dụng công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, phát triểnkinh tế xanh là nội dung có tác động mạnh nhất đến phát triển bền vững, phảiđược thể hiện trong toàn bộ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nướccũng như trong từng lĩnh vực, ở từng địa phương, đơn vị.
Thực hiện có hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững đòi hỏiphải tạo được sự chuyển biến có tính cách mạng, thấu suốt về nhận thức, đổi mớimạnh mẽ về tư duy, quán triệt trong mọi chính sách, quy hoạch, kế hoạch, dự ánvà chương trình hành động; tổ chức thực hiện quyết liệt ở tất cả các ngành, cáccấp với sự đồng thuận tham gia của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng doanhnghiệp và mọi người dân trong cả nước.
Chúng ta tin tưởng vững chắc rằng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, pháthuy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc với sự điều hành có hiệu quả củaNhà nước, sự phấn đấu nỗ lực của toàn dân, toàn quân, nhất định đất nước ta sẽbước vào một thời kỳ mới phát triển nhanh và bền vững.
(Theo TTXVN)