Tái cơ cấu EVN, lần lượt từ các công ty phát điện

Công nghiệp - Ngày đăng : 15:15, 02/08/2010

EVN báo cáo Chính phủ cơ cấu lại khâu phát điện theo hướng hình thành một công ty phát điện thí điểm tách khỏi EVN và được giao xây dựng vài nhà máy điện nhưng EVN vẫn hỗ trợ về nhân lực, vốn.


Traođổi với báo chí, ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam(EVN) cho biết, việc tái cơ cấu EVN trong thời gian tới sẽ lần lượt từcác công ty phát điện.

Hiện nay, EVN căn cứ vào Luật Doanh nghiệp để thực hiện cơ chế điềuhành cho phù hợp với  mô hình Công ty TNHH một thành viên. EVN cũng báocáo Chính phủ cơ cấu lại khâu phát điện theo hướng: hình thành một côngty phát điện thí điểm tách ra khỏi EVN. Công ty này được giao xây dựngvài nhà máy điện nhưng EVN vẫn hỗ trợ tối đa về nhân lực và vốn. Saumột hai năm, nếu mô hình này thành công, EVN sẽ tiếp tục tách các đơnvị phát điện ra khỏi Tập đoàn.

Cũng theo ông Đào Văn Hưng, ngành điện hiện có 4 khâu: đầu tư, phátđiện, truyền tải và phân phối; trong đó, khâu phân phối hiện không aimuốn quản lý, đầu tư (hiện 28% sản lượng điện thương phẩm hàng năm làthực hiện chính sách trợ giá lại nằm ở khâu phân phối); khâu truyềntải, Chính phủ ra Quyết định thành lập riêng, hạch toán độc lập và Nhànước độc quyền trong khâu này.

Ở khâu phát điện, EVN đang chiếm 47% công suất trong hệ thống điệnvới các nhà máy do EVN đầu tư 100% vốn. Nếu cuối năm nay, cổ phần hoáxong Công ty nhiệt điện Phú Mỹ, EVN chỉ còn dưới 40% công suất. "TrongTổng sơ đồ phát triển điện VI đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,Nhà nước đã giao cho một số tập đoàn lớn tham gia đầu tư các nhà máyđiện, như vậy, đến năm 2015, EVN chỉ còn dưới 37% công suất và EVN sẽkhông giữ vai trò độc quyền như những năm 1990 trở về trước", ông Hưngkhẳng định.

Đối với khâu đầu tư, với dự báo tốc độ tăng trưởng điện năng là 20%(phương án cao) nhưng cơ chế điều hành là giao cho các nhà đầu tư thamgia, EVN chỉ chiếm 35% công suất trong hệ thống điện, còn lại 65% côngsuất là các nhà đầu tư ngoài EVN. Trong đó, Chính phủ đã tạo mọi điềukiện để các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào ngành điện triển khainhanh tiến độ các dự án bằng các quy định, cho vay lại nguồn vốn ODA,vay tín dụng trong nước, tín dụng nước ngoài có bảo lãnh, phát hànhtrái phiếu trong nước...

Tuy nhiên ông Hưng cho biết, do tổng vốn đầu tư vào ngành điện quálớn, theo Tổng sơ đồ điện VI cần khoảng 78 tỷ USD; trong đó, EVN là 33tỷ USD nhưng vẫn không đẩy nhanh được tiến độ đầu tư các dự án điện.Trong hoàn cảnh nước ta còn nghèo, không thể bỏ ra 7-8 tỷ USD, thậm chí10 tỷ USD để xây dựng các nhà máy điện dự phòng. Vì vậy, có nên táchkhâu phát điện ra khỏi EVN hay không, theo ông Hưng cần phải xem xét vàcó những bước đi thận trọng vì nếu xé lẻ các công ty phát điện ra sẽkhông đủ năng lực về vốn đầu tư.

Hiện nay, có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã thoả thuận xong hợpđồng mua bán điện nhưng lại chưa thu xếp được vốn đầu tư. Trên thực tế,đã 14 năm qua, không có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư các nhà máy điện ởViệt Nam. Do vậy, vấn đề hiện nay là làm sao gỡ được bài toán về vốnđầu tư. Nếu tách cùng một lúc các công ty phát điện ra, liệu có đủ nănglực về vốn để đầu tư các dự án điện ?

Trở lại vấn đề thiếu điện, ông Hưng cho rằng, từ năm 2012  trở đi,nguy cơ thiếu điện sẽ trở lại. 3 năm vừa qua do khủng hoảng tài chínhtoàn cầu, EVN không khởi công được dự án nào vì không vay được vốn.

Để khởi công được 6 dự án trong năm nay, EVN cần 140.000 tỷ đồngnhưng đàm phán vay được rồi lại không có vốn đối ứng. Hiện các Bộ đãđồng ý cho EVN tạm vay vốn ngân sách để có tiền đối ứng nhằm kịp khởicông các dự án phục vụ chống thiếu điện trong những năm tới.

(Theo VOV)