Nhà tình báo Trần Khắc Chung

Danh nhân - Ngày đăng : 05:45, 14/08/2010

Những tin tức Trần Khắc Chung thu được trong trại giặc quân NguyênMông giúp quân ta có những phương án đánh giắc đúng đắn. Ngoài ra, ông còn là người cứu công chúa Huyền Trân khỏi chết theo chồng là vua Chế Mân.

Trần Khắc Chung hiệu là Cúc Ân, nguyên là họ Đỗ, người làng Hiệp Thạch, huyện Giáp Sơn, nay thuộc xã Hiệp Sơn (Kinh Môn), sinh khoảng giữ thế kỷ XII. Đời Trần Nhân Tông, ông làm Chi hậu cục thủ, một chức quan nhỏ, nhưng có tài và dũng cảm,nổi tiếng về hoạt động ngoại giao và tình báo.

Năm Thiệu Bảo thứ 7 (1285), giặc Nguyên - Mông xâm lược nước ta lần thứ hai. Trần Khắc Chung nhận mệnh vua đem thư sang trại giặc, nhân thể dò la tin tức. Bị giặc giữ lại, bằng trí thông minh và tài ứng đối, giặc buộc phải thả ông. Qua những tin tức Khắc Chung thu được trong trại giặc quân ta có những quyết định đúng đắn.

Do có công đặc biệt trong chiến tranh, Khắc Chung được ban quốc tính, thành Trần Khắc Chung, được phong chức Ngự sử đại phu, rồi Đại an phủ

Kinh sư, đến đời Trần Anh Tông, giữ chức Nhập nội hành khiển, Thượng thư tả bộc xạ. Năm Khai Hựu thứ 3 (1328), được phong chức Thiếu Bảo, lại là thầy dạy thái tử Vượng nên còn gọi là Sư bảo.

Tháng 5 năm Hưng Long thứ 15 (1307), vua Chiêm là Chế Mân chết, Trần Khắc Chung và Đặng Văn sang nước Chiêm dùng mưu cứu được công chúa Huyền Trân khỏi chết theo chồng theo phong tục của người Chiêm và đưa về nước bằng đường biển.

Trần Khắc Chung có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, từng đi xứ Bắc, giữ nhiều chức vụ quan trọng và có ảnh hưởng đến công việc triều chính thời Nhân Tông, Anh Tông và Minh Tông.

Trần Khắc Chung không chỉ là một nhà hoạt động chính trị mưu lược, mà còn là con người đa tình, từng sáng tác thơ, văn.  Hiện nay còn một số bài thơ của ông trong Toàn Việt thi lục. Năm Khai Hựu thứ 2 (1330), Trần Khắc Chung qua đời, được truy tặng chức Thiếu sư.

(Theo Địa chí Hải Dương)