Báo cáo, thảo luận công tác tư pháp
Tin tức - Ngày đăng : 06:20, 06/11/2010
Các đại biểu thảo luận tại Hội trường |
Số vụ giảm nhưng tính chất nghiêm trọng tăng
Báo cáo công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luậtvà tội phạm do Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh thừa uỷ quyền Thủ tướngChính phủ trình bày nêu rõ: Thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ,ban, ngành và địa phương tiếp tục vận động nhân dân thực hiện có hiệuquả Chương trình Quốc gia phòng, chống tội phạm; Chương trình hành độngchống buôn bán phụ nữ trẻ em; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận độngnhân dân tham gia phòng ngừa tố giác tội phạm... đồng thời xây dựng vànhân rộng các điển hình tiến tiến trong nhân dân tham gia phòng chốngtội phạm gắn với hoà giải tại địa bàn cơ sở.
Thời gian qua, công tác đấu tranh đã thu được nhiềukết quả, cơ quan chức năng đã triệt phá hơn 3.562 băng, nhóm tội phạmcác loại, bắt hơn 11.000 vụ cờ bạc với 53.447 đối tượng.
So với năm trước, số lượng vụ phạm tội năm 2010 giảmdo công tác phòng ngừa và trấn áp tội phạm có hiệu quả hơn, bên cạnh đólà sự thay đổi của pháp luật hình sự nâng mức định lượng truy cứu tráchnhiệm hình sự đối với các loại tội phạm.
Tuy nhiên, báo cáo của Chính phủ cũng cho biết, cácvụ phạm tội có hành vi gây án nghiêm trọng gây tâm lý bức xúc trong dưluận, bạo lực trong gia đình, học đường có chiều hướng gia tăng. Loạihình tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài vẫn diễnbiến phức tạp, xuất hiện phương thức, thủ đoạn tinh vi mới, như trongcác vụ buôn bán trẻ em, phụ nữ. Tình trạng thanh thiếu niên vi phạmpháp luật thời gian qua tuy có giảm, nhưng tính chất đặc biệt nghiêmtrọng lại có chiều hướng gia tăng.
Hoạt động của tội phạm ma tuý vẫn diễn biến phứctạp, đối tượng sẵn sàng chống trả quyết liệt khi bị phát hiện, bắt giữ,gây thương vong cho lực lượng chức năng. Số lượng các vụ buôn bán, vậnchuyển ma tuý có yếu tố nước ngoài gia tăng, nhiều vụ rất nghiêm trọng,khối lương ma tuý lớn. Tình trạng tái trồng cây thuốc phiện, cần satiếp tục diễn ra ở một số địa phương…
Báo cáo của Chính phủ cũng chỉ rõ, tội phạm ma tuýcó chiều hướng gia tăng do ảnh hưởng của tội phạm ma tuý từ bên ngoài,nhất là từ vùng Tam giác vàng và các nước trong khu vực. Bên cạnh đó,do lợi nhuận thu được từ buôn bán ma tuý rất cao, nhu cầu tiêu thụ matuý lớn, công tác đấu tranh, ngăn chặn tội phạm ma tuý từ biên giới cònsơ hở…
Công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tộiphạm trên các lĩnh vực kinh tế, tham nhũng, môi trường và tội phạm sửdụng công nghệ cao đạt kết quả chuyển biến tích cực. Trong đó, đã pháthiện điều tra 10.690 vụ phạm tội và vi phạm kinh tế, 238 vụ tham nhũng(giảm 31,6% so với năm 2009); Triển khai quyết liệt đồng bộ các giảipháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, số vụ tai nạn giao thông đượckiềm chế, giảm về số người chết, số vụ, nhưng tăng số người bị thương.
Để nâng cao hiệu quả phòng ngừa, chống vi phạm phápluật và tội phạm trong thời gian tới, trên cơ sở thực tiễn tổng kết 12năm thực hiện Nghị quyết 09, Chương trình quốc gia phòng chống tộiphạm, Chính phủ sẽ đề xuất Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị tăng cường sựlãnh đạo của Đảng trong công tác về đấu tranh phòng chống tội phạmtrong tình hình mới; Xây dựng và hoàn thiện chương trình Quốc gia phòngchống tội phạm giai đoạn 2010 - 2020 để triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh phong trào toàn dân thamgia bảo vệ an ninh Tổ quốc, tăng cường công tác giáo dục pháp luật, vậnđộng nhân dân tham gia phòng ngừa chống vi phạm pháp luật và tội phạm.Chỉ đạo mở rộng đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, tập trung trêncác tuyến và địa bàn trọng điểm, đấu tranh triệt phá kịp thời các băngnhóm tội phạm hình sự nguy hiểm, không để hình thành tội phạm hoạt độngtheo kiểu xã hội đen, phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với cácloại tội phạm có sử dụng vũ khí, vật liệu nổ để gây án.
Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố
Báo cáo công tác trước Quốc hội, Viện trưởng VKSNDTCTrần Quốc Vượng cho biết: Thực hiện Chương trình Quốc gia phòng chốngtội phạm, các cơ quan bảo vệ pháp luật phối hợp chặt chẽ trong công tácphòng ngừa phát hiện xử lý các loại tội phạm đạt kết quả tích cực. Côngtác thực hiện quyền công tố và kiểm soát các hoạt động tư pháp tronglĩnh vực hình sự tiếp tục có sự chuyển biến theo hướng tích cực.
Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, báo cáocũng chỉ ra những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới, trong đónổi lên là việc trình độ, kỹ năng thực hiện quyền công tố của một sốkiểm sát viên còn hạn chế, chưa thực hiện tốt việc tranh luận tại phiêntoà, vẫn còn một số trường hợp Viện Kiểm sát truy tố còn thiếu căn cứ;số lượng, chất lượng kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đã có tiến bộsong tỷ lệ còn thấp so với số vụ án bị cải sửa ở cấp phúc thẩm…
Viện trưởng VKSNDTC Trần Quốc Vượng cũng cho biết,nhiệm vụ trọng tâm ngành kiểm sát thời gian tới là tập trung thực hiệnđạt hiệu quả cao trong triển khai nhiệm vụ của ngành kiểm sát với việcđảm bảo ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, trật tự xã hội phục vụsự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Tiếp tục triển khai kết luận củaBộ Chính trị về Đề án đổi mới tổ chức hoạt động của Toà án, Viện Kiểmsát, Cơ quan điều tra; Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố vàquyền kiểm sát hoạt tư pháp trong lĩnh vực hình sự; kiểm sát chặt chẽtin tố giác và tin báo tội phạm, để hạn chế mức thấp nhất bỏ lọt tộiphạm, trả hồ sơ bố sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng vi phạmtrình tự điều tra…
Hạn chế án oan và bỏ lọt tội phạm
Đối với công tác của ngành toà án, Chánh án TANDTCTrương Hoà Bình nêu rõ: Ngành toà án tiếp tục đẩy mạnh tiến độ và nângcao chất lượng xét xử không để quá hạn Luật định, không để xảy ra ánoan và bỏ lọt tội phạm, hạn chế mức thấp nhất các an bị huỷ, sửa do lỗichủ quan của thẩm phán, đảm bảo các quyết định của Toà án đúng phápluật, rõ ràng, khả thi.
Bên cạnh kết quả đã được, hoạt động ngành toà ánnhân dân vẫn còn có một số khuyết điểm, thiếu sót. Trong thời gian tới,ngành toà án tiếp tục kiện toàn, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, toàán trong sạch vững mạnh, đảm bảo phẩm chất; Đổi mới phương thức tổ chứcchỉ đạo thủ tục hành chính tư pháp theo hướng nhanh gọn, hiệu quả vàhiệu lực; Coi trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đẩy mạnhphong trào phụng công, chí công, vô tư…
Thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Tưpháp Hà Hùng Cường trình bày báo cáo về công tác thi hành án và đặc xá.Điểm nổi bật của các công tác này là kết quả thi hành án dân sự và giảiquyết khiếu nại tố cáo thi hành dân sự từ 1/10/2009 - 30/9/2010 đã thụlý 629.453 việc. Công tác thi hành dân sự đã có chuyển biến tích cực,kết quả thi hành án đạt chỉ tiêu và vượt kế hoạch đề ra. Công tác giảiquyết khiếu nại, tố cáo, thi hành án dân sự tiếp tục được quan tâm vàđược giải quyết cơ bản, đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Ban chỉđạo thi hành dân sự các cấp đi vào nề nếp hơn và tiếp tục phát huy tácdụng. Công tác đặc xá đảm bảo đúng pháp luật.
Cũng tại phiên làm việc sáng nay, Chủ nhiệm Ủy banTư pháp của Quốc hội Lê Thị Thu Ba, thay mặt Uỷ ban Thường vụ Quốc hộitrình bày Báo cáo thẩm tra các báo cáo về công tác phòng ngừa, chống viphạm pháp luật và tội phạm; về công tác của Viện trưởng VKSNDTC; Chánhán TANDTC; về công tác thi hành án và công tác đặc xá.
Chiều 5-11, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội thảo luận tại hội trường về các báo cáo vềcông tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; công tác củaViện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dântối cao; công tác thi hành án.... trong đó kết hợp thảo luận về tìnhhình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và công tác phòng, chốngtham nhũng năm 2010. Đa số các đại biểu đồng tình và tâm đắc với nhiều nội dung báo cáocủa Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc hội. Các đại biểu chorằng, các báo này là rất thẳng thắn, xác đáng phù hợp với thực tế tìnhhình. Đóng góp các ý kiến về công tác phòng chống tham nhũng năm 2010, đạibiểu Đặng Văn Xướng (đoàn Long An), đại biểu Trần Thị Dung (đoàn ĐiệnBiên) cho rằng, tham nhũng, lãng phí chưa được đẩy lùi vẫn là nỗi bứcxúc quan tâm của toàn xã hội. Chống tham nhũng vẫn còn hạn chế, yếukém. Không ít trường hợp không phát hiện kịp thời, xử lý chưa nghiêm,nhất là xử lý người đứng đầu. Bên cạnh đó, công tác tự phát hiện thamnhũng, lãng phí của các cơ quan, tổ chức đơn vị vẫn còn yếu. Các đại biểu đồng tình với đánh giá của Ủy ban Tư pháp Quốc hội vềtình hình tham nhũng ngày càng nghiêm trọng, tinh vi, phức tạp, trongkhi đó công tác phát hiện còn ít, chưa tương xứng với tình hình và yêucầu đấu tranh chống tham nhũng. Đại biểu Trần Thị Dung (đoàn Điện Biên)nêu vấn đề phiên tòa xét xử vụ công ty ITC kiện báo Nông nghiệp ViệtNam. Đại biểu cho rằng nhà báo Nghiêm Thị Hằng đã kiên cường đấu tranhchống tham nhũng trong 6 năm nhưng kết cục Tòa án Nhân dân TP Hà Nộituyên một bản án đi ngược với công lý và sự mong chờ của dư luận cảnước. Theo đại biểu Đặng Văn Xướng (đoàn Long An), năm 2010 một số địaphương phát hiện và xử lý tham nhũng còn ít, cá biệt có địa phươngkhông phát hiện và xử lý một vụ tham nhũng nào. Đại biểu đặt nghi vấn,tình hình có tốt như vậy không? Còn bao nhiêu vụ tham nhũng khác mànhiều địa phương chưa phát hiện và xử lý?. Hơn nữa, số vụ tham nhũngphát hiện được chủ yếu là ở các xã, phường. Phải chăng càng lên cấpcao, tham nhũng càng giảm mạnh hay do tham nhũng ở cấp càng cao thì quymô tính chất nghiêm trọng, thủ đoạn phức tạp tinh vi, tổn thất càng lớnvà dính dáng đến nhiều cấp, nhiều người nên càng khó phát hiện xử lýhơn? Cũng theo đại biểu, công tác tự kiểm tra phát hiện còn yếu, mới chỉcó 25 cơ quan tự kiểm tra nội bộ phát hiện được hành vi tham nhũng… thìhiệu quả của công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán như vừa qua làchưa cao. Đại biểu đề nghị Chính phủ cần cân nhắc trong việc đánh giátình hình tham nhũng trong năm 2010 vì đây là việc quan trọng để cóbiện pháp hiệu quả trong năm 2011. Đại biểu đồng tình và cho rằng nhiệmvụ thời gian tới là cần tiếp tục nâng cao nhận thức trách nhiệm của cảhệ thống chính trị và nhân dân mà cốt lõi là củng cố nâng lên thànhniềm tin, không để cán bộ, đảng viên, nhân dân hoài nghi thờ ơ vớiquyết tâm chính trị mục tiêu ngăn ngừa tham nhũng của Đảng, Nhà nước. Về công tác phòng ngừa chống vi phạm pháp luật và tội phạm, đại biểuTrần Thị Dung (đoàn Điện Biên) cho rằng, việc quản lý văn hóa xã hộithiếu chặt chẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình vi phạmpháp luật và tội phạm gia tăng. Theo đại biểu, cần tăng cường quản lýNhà nước đối với hoạt động kinh doanh có điều kiện dễ vi phạm pháp luậtnhư quản lý kinh doanh games online, hoạt động biểu diễn nghệ thuật vàtrình diễn… là những lĩnh vực nhạy cảm và ảnh hưởng trực tiếp đến giớitrẻ. Góp ý kiến về chất lượng hoạt động của ngành công an, tòa án, kiểmsát và thi hành án đại biểu Nguyễn Đình Xuân (đoàn Tây Ninh) cho rằng,những hoạt động này so với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đấtnước thì chưa tương xứng, đặc biệt so với yêu cầu xây dựng một Nhà nướcpháp quyền. Một trong những nguyên nhân là do chế độ đãi ngộ của nhữngngành này hiện nay là quá thấp dẫn đến không thu hút chất xám vàongành. Đại biểu đề nghị Quốc hội, Nhà nước nhanh chóng xem xét tăng chếđộ đãi ngộ để giữ được đội ngũ cán bộ có chất lượng trong các ngànhnày. Cho ý kiến về hình sự hóa quan hệ dân sự kinh tế hành chính, đạibiểu Lê Thị Nga (đoàn Thái Nguyên) và một số đại biểu khác cho rằngviệc cơ quan tố tụng áp dụng pháp luật hình sự để giải quyết tranh chấpdân sự kinh tế, hành chính để giải quyết. Việc áp dụng như vậy dẫn đếnhậu quả nghiêm trọng là oan sai trong lĩnh vực hình sự. Theo đại biểu,phần lớn các vụ oan sai thời gian qua là do hình sự hóa. Về nguyên nhân hình sự hóa, theo đại biểu là do quy định tại bộ LuậtHình sự có những tội danh quy định rất dễ gây nhầm lẫn với quan hệ kinhtế hành chính với quan hệ hình sự. Việc xác định cụ thể vẫn phụ thuộcvào đánh giá chủ quan của người tiến hành tố tụng nên nhiều trường hợpcùng một vụ nhưng những đánh giá của từng cơ quan khác nhau. Về tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo, đại biểu Lê Văn Cuông(đoàn Thanh Hóa) kiến nghị vụ việc liên quan đến giải quyết của Bộ Giáodục – Đào tạo, Thanh tra Chính phủ tồn đọng kéo dài nhiều năm nay đếnnay chưa được giải quyết dứt điểm. Trong vụ đơn thư nặc danh gây mấtđoàn kết nội bộ tại trường dự bị Đại học dân tộc Sầm Sơn và miễn nhiễmchức vụ Phó Hiệu trưởng trường dự bị Đại học dân tộc Sầm Sơn với ông LêVăn Sáng, việc ông Sáng nhiều lần có đơn khiếu nại Quyết định miễnnhiệm của Bộ Giáo dục-Đào tạo là có cơ sở. Việc chậm giải quyết đơn thưkhiếu nại của ông Sáng là vi phạm khoản 1 Điều 36 của Luật Khiếu nại tốcáo. Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộtrưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo kiểm điểm đối với đơn vị, cá nhân liênquan để xảy ra sai sót trong quá trình tổ chức làm công tác miễn nhiệmkhông đúng quy định. Thanh tra Chính phủ phải kiến nghị Thủ tướng thuhồi quyết định của Bộ trưởng Giáo dục – Đào tạo nhưng không biết vì lýdo gì Thanh tra Chính phủ lại không làm như vậy. Mặt khác Bộ Giáo dục–Đào tạo cũng chưa thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Thủ tướngChính phủ… Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (đoàn Lạng Sơn) cho rằng, ngành Công ancần cương quyết hơn nữa trong việc trấn áp tội phạm đảm bảo cuộc sốngbình yên cho người dân. Bên cạnh đó, các đại biểu nêu các ý kiến về xửlý vi phạm hành chính, cần tăng cường công cụ và phương tiện cho ngườithi hành công vụ tự tin khi trấn áp tội phạm. Những sự cố đáng tiếc xảyra là, một phần do vũ khí được trang bị hiện nay là vũ khí quân dụng.Vì thế cần trang bị vũ khí công vụ cho lực lượng này. Hành lang pháp lývề sử dụng vũ khí cũng cần được hoàn chỉnh. (Nguồn: VOV)