Thiết bị laser cầm tay chẩn bệnh

Khoa học - Công nghệ - Ngày đăng : 04:35, 11/12/2010

Các nhà nghiên cứu cho biết, một thiết bị cầm tay phát tia lasertheo kỹ thuật quang phổ Raman sẽ được sử dụng rộng rãi trong 5năm tới để phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư vú, sâu răng và bệnhloãng xương.


Các nhà khoa học tin rằng công nghệ này giúp chẩn đoán bệnh nhanh, rẻ và chính xác hơn. Quang phổ Raman là cách đo cường độ và bước sóng của ánh sáng phân tán từ các phân tử. Kỹ thuật này cũng đang được ứng dụng trong ngành công nghiệp hóa chất và dược phẩm, ví dụ như đo lường đặc tính các ngọn lửa, nghiên cứu cách đốt nhiên liệu, ô nhiễm trong các sản phẩm... Giáo sư hóa học Michael Morris (Đại học Michigan, Mỹ) đã ứng dụng laser Raman trong vài năm qua để nghiên cứu cấu trúc xương người. Quang phổ Raman sẽ thay đổi tùy theo tình trạng của mô mà nó phân tích. Việc chẩn đoán cho kết quả trong vòng vài phút mà không cần máy X-quang, bệnh nhân chỉ cần đặt cổ tay vào một tấm bảng qua một vòng có các sợi quang cung cấp tia laser. Kỹ thuật laser Raman còn được ứng dụng cho nhiều trường hợp khác, ví dụ không cần phải lấy mẫu máu nhưng vẫn có thể xác định nồng độ cholesterol huyết. Bên cạnh đó, các nhà khoa học tại Anh cũng đang dùng laser Raman phân tích vôi hóa trong mô vú - vốn có thể là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư.

Robot thám hiểm mặt trăng

Robot thám hiểm mặt trăng

Cơ quan Quản trị không gian Mỹ - NASA vừa công bố kế hoạch gửi robot (rô-bốt) hình người lên khảo sát mặt trăng trong vòng 1.000 ngày thay cho việc đưa phi hành gia đổ bộ lên nơi này. Dự tính chi phí thiết kế robot hết 200 triệu USD và thêm 250 triệu USD để chế tạo tên lửa đưa lên mặt trăng. Tổng kinh phí sẽ thấp hơn rất nhiều so với dự tính 1,5 tỷ USD cho kế hoạch đưa phi hành gia lên. Các kỹ sư của dự án hy vọng một robot hình người đi bộ trên mặt trăng sẽ truyền cảm hứng cho thế hệ các nhà khoa học mới, giống như cuộc đổ bộ của tàu Apollo cách đây 40 năm. Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng gửi robot lên mặt trăng dễ dàng và ít tốn kém hơn nhiều so với con người. Robot không cần thức ăn, dưỡng khí và cũng không cần quay về trái đất sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Robonaut2 - được phát triển bởi NASA và hãng General Motor - sẽ được tàu con thoi chở lên vũ trụ. Đây là robot dạng người đầu tiên lên không gian với nhiệm vụ chính là làm vệ sinh cho trạm ISS, giúp các phi hành gia rảnh tay để tập trung vào công tác nghiên cứu.

Biến da thành máu

Các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu ung thư và tế bào gốc thuộc Đại học McMaster (Canada) vừa tìm ra phương pháp mới biến da của một người thành máu. Theo công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature hôm 7-11, phương pháp này sử dụng tế bào từ một mảnh da và biến nó thành máu phù hợp với di truyền của họ. Hãng tin AFP cho biết phương pháp này đơn giản, hiệu quả và ít tranh cãi hơn so với phương pháp sử dụng tế bào gốc phôi người trong những công trình trước đó. Nhờ phương pháp này, những bệnh nhân nào cần truyền máu khi phẫu thuật hoặc điều trị ung thư có thể lấy máu từ da mình trong tương lai.