Những mốc son lịch sử qua các kỳ đại hội Đảng (III)
Tin tức - Ngày đăng : 14:13, 06/01/2011
>>Những mốc son lịch sử qua các kỳ đại hội Đảng (I)Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng
>>Những mốc son lịch sử qua các kỳ Đại hội Đảng (II)
* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đưa Việt Nam vượt qua thửthách, đi dần vào thể ổn định và phát triển năng động, vững chắc.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng, công cuộc đổi mới đất nước đãđạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng, tình hình chính trị ổn định,nền kinh tế có những chuyển biến tích cực, đạt được những tiến bộ rõ rệt trongviệc thực hiện các mục tiêu của 3 chương trình kinh tế, bước đầu hình thành nềnkinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lýcủa Nhà nước, dân chủ xã hội ngày càng được phát huy, đời sống nhân dân bước đầuổn định, quốc phòng được giữ vững, an ninh quốc gia được đảm bảo, quan hệ quốctế được mở rộng...
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều yếu kém và khó khăn. Nhiều vẫn đề kinhtế-xã hội nóng bỏng chưa được giải quyết. Tình hình thế giới có nhiều biến độngphức tạp, nhất là những biến động xảy ra ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩaĐông Âu...
Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VII từ ngày 24 đến 27-6-1991, tại Hà Nội. Dự đại hội có 1.176 đại biểuđại diện cho 2,1 triệu đảng viên trong cả nước. Đến dự Đại hội có đoàn đại biểucủa Đảng Cộng sản Liên Xô, đoàn Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, đoàn đại biểu củaĐảng Nhân dân Cách mạng Campuchia, đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Cuba, Đảng Cộngsản Nhật Bản...
Đại hội đã kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VI và tổng kết kinhnghiệm bước đầu về tiến hành công cuộc đổi mới. Đó là phải giữ vững định hướngXã hội Chủ nghĩa trong quá trình đổi mới; phải đổi mới toàn diện, đồng bộ vàtriệt để nhưng phải có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp; phát triển kinhtế hàng hóa nhiều thành phần phải đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhànước về kinh tế-xã hội.
Đại hội thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội; Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000; Báocáo xây dựng Đảng và sửa đổi bổ sung một số điểm trong Điều lệ Đảng. Cương lĩnhchính trị nêu rõ những đặc trưng của xã hội Xã hội Chủ nghĩa mà nhân dân xâydựng và những phương hướng cơ bản để xây dựng thành công Xã hội Chủ nghĩa ở ViệtNam.
Đại hội khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảngtư tưởng và kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng; tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vậndụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện Việt Nam.
Đại hội đã quyết định phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong 5 năm 1991-1995 vớimục tiêu tổng quát và phương châm chỉ đạo là vượt qua khó khăn, thử thách, ổnđịnh và phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêucực và bất công xã hội, đưa Việt Nam cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng.
Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 146 ủy viên. Đồng chí Đỗ Mười đượcbầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Các đồng chí: Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, VõChí Công được giao trách nhiệm là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng: Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đại hội lần thứ VIII của Đảng diễn ra từ ngày 28-6 đến 1-7-1996, tại thủ đô HàNội, với sự tham dự của 1.196 đại biểu đại diện cho 2 triệu đảng viên trong toànĐảng và hơn 40 đoàn quốc tế.
Đại hội tổng kết chặng đường 10 năm đổi mới, rút ra một số bài học chủ yếu vàxác định rõ giai đoạn 1996-2000 là bước rất quan trọng của thời kỳ phát triểnmới - đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiệm vụ của nhân dânViệt Nam là tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, đẩymạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nềnkinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhànước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa.
Phấn đấu đạt và vượt mục tiêu đề ra trongChiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000, đó là tăng trưởngkinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết các vấn đề bức xúcvề xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, cải thiện đời sống nhân dân, nâng caotích lũy từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển caohơn vào đầu thế kỷ sau.
Đồng thời, kiên quyết giữ vững ổn định chính trị và địnhhướng Xã hội Chủ nghĩa trong quá trình phát triển; tạo chuyển biến căn bản trongsự nghiệp xây dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng; tiếp tụcxây dựng, hoàn thiện Nhà nước, trọng tâm là cải cách nền hành chính, mở rộng dânchủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; mở rộng quan hệ đối ngoại, củng cốvà nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 170 đồng chí. Ban Chấp hành Trungương bầu Bộ Chính trị gồm 19 đồng chí. Đồng chí Đỗ Mười được bầu lại làm Tổng Bíthư của Đảng. Các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công làm Cốvấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Tại Hội nghị lần thứ 4 khóa VIII (từ ngày 23 đến 29-12-1997), Ban Chấp hànhTrung ương Đảng chấp nhận đề nghị của Tổng Bí thư Đỗ Mười về việc chuyển giaochức vụ Tổng Bí thư; bầu đồng chí Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí thư của Đảng. BanChấp hành Trung ương suy tôn ba đồng chí Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt làm Cốvấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
(Nguồn: TTXVN)