Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X
Tin tức - Ngày đăng : 12:47, 12/01/2011
Sáng 12-1, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã đọc Báo cáo kiểmđiểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X. Hải Dương online trântrọng giới thiệu toàn văn Báo cáo:
Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư
phát biểu tại Đại hội
A- Kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư
Năm năm qua, bên cạnh những mặt thuận lợi, tình hình thế giới diễn biến phứctạp, khó lường; xung đột vũ trang, bạo loạn lật đổ, tranh chấp chủ quyền lãnhthổ... diễn ra ở nhiều nơi; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu trở thànhnhững vấn đề nghiêm trọng trên quy mô toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tài chính vàsuy thoái kinh tế thế giới đã ảnh hưởng mạnh đến kinh tế-xã hội nước ta.
Trongbối cảnh đó, Ban Chấp hành Trung ương đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân nỗ lựcphấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách đạt được những thành tựu quan trọng trongviệc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội X đã đề ra, nhưng đồng thời cũngcòn những hạn chế, khuyết điểm cần được khắc phục. Ban Chấp hành Trung ương xinkiểm điểm trước Đại hội về sự lãnh đạo, chỉ đạo trong nhiệm kỳ Đại hội X nhưsau:
I - Ban Chấp hành Trung ương
1 - Tập thể Ban Chấp hành Trung ương
1.1- Ưu điểm
a) Về lãnh đạo triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội X
Về triển khai Nghị quyết Đại hội X:
Ngay sau Đại hội, trên cơ sở Cương lĩnh, Điều lệ và Nghị quyết Đại hội X, BanChấp hành Trung ương đã sớm thông qua Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trungương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chương trình làm việc toàn khoá của Ban Chấphành Trung ương.
Quy chế làm việc đã kế thừa, phát triển quy chế làm việc củacác khoá trước, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, phân định rõ hơntrách nhiệm, quyền hạn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư;tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổquốc và các đoàn thể nhân dân.
Chương trình làm việc toàn khoá đã cụ thể hóa,triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội X, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện củaĐảng; tập trung vào những vấn đề mới trong đường lối của Đại hội X và được bốtrí theo hướng nửa đầu nhiệm kỳ dành cho việc lãnh đạo cụ thể hoá, triển khaithực hiện nghị quyết, nửa sau nhiệm kỳ dành cho việc kiểm tra tình hình thựchiện Nghị quyết Đại hội X và chuẩn bị Đại hội XI. Đồng thời đã bổ sung vàochương trình một số vấn đề lớn mới phát sinh để chủ động xử lý.
Về lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội:
Ban Chấp hành Trung ương đã tập trung vào việc cụ thể hóa, triển khai thực hiệnnhững vấn đề mới trong đường lối phát triển kinh tế-xã hội của Đại hội X; chọnđúng những vấn đề lớn, có tính chiến lược, đề ra chủ trương, giải pháp giảiquyết đúng những vấn đề đặt ra, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, nhưNghị quyết về "Một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanhvà bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới" (WTO)nhằm thực hiện thắng lợi đường lối hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng trong bốicảnh có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn thách thức mới;
Nghị quyết "Vềchiến lược biển Việt Nam đến năm 2020" để lãnh đạo, chỉ đạo một vấn đề liên quanđến nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, có ý nghĩachiến lược lâu dài đối với đất nước; Nghị quyết về "Tiếp tục hoàn thiện thể chếkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" để thống nhất nhận thức, tưtưởng, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế nhanh, bền vững theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết về "Nông nghiệp, nông dân và nông thôn"để xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, khôngngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân.
Khi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu tác động xấu đến tìnhhình kinh tế-xã hội nước ta, Ban Chấp hành Trung ương đã bổ sung chương trìnhlàm việc, tổ chức Hội nghị Trung ương 8 để xem xét tình hình kinh tế-xã hộinăm 2008, điều chỉnh mục tiêu, giải pháp, khắc phục lạm phát và ảnh hưởng củasuy thoái kinh tế, đưa nước ta vượt qua khó khăn, cơ bản duy trì ổn định kinh tếvĩ mô, đạt tốc độ tăng trưởng khá và bảo đảm an sinh xã hội.
Nhằm tiếp tục khắc phục những bất hợp lý về quan hệ tiền lương, đồng thời đảmbảo tốt hơn đời sống của người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội, Ban Chấphành Trung ương đã ban hành kết luận về cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội vàtrợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2008-2012, định hướng việc nghiên cứuchuẩn bị các điều kiện để thực hiện cải cách căn bản chế độ tiền lương trong cácgiai đoạn tiếp theo.
Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét, cho ý kiến về chủ trương, định hướng triểnkhai một số dự án đầu tư lớn, quan trọng, như các dự án xây dựng nhà máy điệnhạt nhân, Nhà máy thuỷ điện Lai Châu, mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội,xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh trước khi Chính phủtrình Quốc hội xem xét, quyết định.
Về lãnh đạo quốc phòng, an ninh, đối ngoại:
Hội nghị Trung ương 9 đã kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khoáIX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc gắn với nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trangtrong tình hình mới, khẳng định những kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế,yếu kém, đề ra phương hướng, giải pháp tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổquốc trong những năm tới. Một số nghị quyết khác của Ban Chấp hành Trung ương vàcác văn kiện trình Đại hội XI cũng đã đề ra nhiều chủ trương, quan điểm chỉ đạoquan trọng đối với lĩnh vực đối ngoại, quốc phòng, an ninh của đất nước.
Về lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị:
Thực hiện chủ đề lớn của Đại hội X về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiếnđấu của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành nhiều nghị quyết về công tácxây dựng Đảng trong các lĩnh vực tư tưởng, tổ chức cán bộ, kiểm tra, giám sát vàđổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, như: Nghị quyết "Về đổi mới, kiện toàntổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan đảng, nhà nước, Mặttrận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội" nhằm tiếp tục hoàn thiện bộ máycủa hệ thống chính trị; Nghị quyết "Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chítrước yêu cầu mới" để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các lĩnh vực công tácquan trọng này; Nghị quyết "Về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng"nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về công tác kiểm tra, giám sát, tăng cường sựđoàn kết thống nhất, giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng;
Nghị quyết "Về tiếptục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chínhtrị" để giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước vàtoàn xã hội, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Nhà nước, Mặt trận Tổquốc và các đoàn thể chính trị-xã hội; Nghị quyết "Về nâng cao năng lực lãnhđạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảngviên" nhằm xây dựng tổ chức cơ sở đảng, đội ngũ đảng viên trong sạch, vững mạnh,lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.
Từ kết quả nghiên cứu lý luậnvà tình hình thực tiễn, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định về đảngviên làm kinh tế tư nhân, giải quyết một vấn đề đã thảo luận qua nhiều năm, đápứng được đòi hỏi của thực tiễn.
Cùng với công tác xây dựng Đảng, Ban Chấp hành Trung ương đã coi trọng lãnh đạoxây dựng, từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Ngay sauĐại hội X, Ban Chấp hành Trung ương đã cho ý kiến về phương hướng bầu cử, chuẩnbị nhân sự đại biểu Quốc hội, nhân sự cấp cao của Nhà nước nhiệm kỳ Quốc hộikhoá XII; lãnh đạo sắp xếp, kiện toàn bộ máy tổ chức và hoạt động của các cơquan nhà nước; quyết định rút ngắn thời gian giữa Đại hội Đảng lần thứ XI và bầucử Quốc hội khoá XIII; chủ trương thực hiện thí điểm việc không tổ chức hội đồngnhân dân quận, huyện, phường; đồng chí bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủyban nhân dân ở các địa phương không tổ chức hội đồng nhân dân, thí điểm chủtrương đại hội đảng bộ cơ sở trực tiếp bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư,đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở trực tiếp bầu bí thư; ban hành Nghị quyết về tăngcường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí vàcải cách hành chính nhằm ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, khắcphục những phiền hà, ách tắc trong thể chế hành chính, xây dựng các cơ quan nhànước trong sạch, vững mạnh.
Để củng cố, xây dựng nền tảng ngày càng vững chắc của hệ thống chính trị, BanChấp hành Trung ương đã ra các nghị quyết chuyên đề về xây dựng giai cấp côngnhân, nông dân, đội ngũ trí thức, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớicông tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cùng với việc khẩn trương cụ thể hóa, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội X,Ban Chấp hành Trung ương đã đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết tình hình thựchiện một số nghị quyết Trung ương đã ban hành từ các khoá trước; tại Hội nghịTrung ương 9, Ban Chấp hành Trung ương đã kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiệnNghị quyết Đại hội X trong nửa đầu nhiệm kỳ và đề ra những nhiệm vụ, giải phápđể thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội đề ra cho cả nhiệm kỳ.
b) Về lãnh đạo chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
Ban Chấp hành Trung ương đã sớm thành lập các tiểu ban chuẩn bị Đại hội. Từ Hộinghị Trung ương 10 đến Hội nghị Trung ương 15, Ban Chấp hành Trung ương đã dànhnhiều thời gian thảo luận, cho ý kiến về các văn kiện trình Đại hội XI của Đảngvà phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá XI.
Việc chuẩn bị văn kiện Đại hội đã được chỉ đạo chặt chẽ với tinh thần tráchnhiệm cao và có một số đổi mới. Công tác giới thiệu, chuẩn bị nhân sự Ban Chấphành Trung ương khoá XI được thực hiện đúng nguyên tắc, mở rộng dân chủ trongĐảng, đề cao tinh thần trách nhiệm của tập thể Ban Chấp hành Trung ương, từngđồng chí Uỷ viên Trung ương, các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên; tạo sự nhấttrí và bảo đảm đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
1.2- Khuyết điểm
- Một số vấn đề lớn, quan trọng, gây bức xúc xã hội đã được nêu trong các Vănkiện Đại hội X nhưng chưa được Ban Chấp hành Trung ương tập trung lãnh đạo, chỉđạo để có giải pháp khắc phục, như vấn đề nâng cao chất lượng, hiệu quả, sứccạnh tranh của nền kinh tế; cơ chế phân phối trong nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa; vấn đề đại diện chủ sở hữu và nâng cao hiệu quả doanhnghiệp nhà nước; chính sách quản lý, đền bù, thu hồi đất đai; thực hiện chủtrương xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, giáo dục; vấn đề dân chủ và kỷ luật, kỷcương trong Đảng, trong xã hội; vấn đề suy giảm đạo đức xã hội...
- Một số vấn đề Ban Chấp hành Trung ương đã ra nghị quyết, nhưng chưa cân nhắcđầy đủ việc bảo đảm nguồn lực nên khi triển khai thực hiện còn nhiều vướng mắc,chậm và khó khăn (như Chiến lược biển, phát triển nông nghiệp, nông dân, nôngthôn...). Một số vấn đề Ban Chấp hành Trung ương bàn chưa kỹ, chưa có đầy đủthông tin về những ý kiến khác nhau, chưa coi trọng việc lấy ý kiến thẩm định,góp ý của các cơ quan khoa học, các chuyên gia, nên có việc đã thông qua chủtrương nhưng khi triển khai thực hiện còn những ý kiến khác nhau, chưa tạo đượcsự đồng thuận cao (như việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội; việc sápnhập một số bộ, sáp nhập một số ban đảng,...); hoặc có việc Trung ương đã có chủtrương nhưng khi Chính phủ trình ra Quốc hội lại chưa được nhất trí thông qua(như Dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam).
- Công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ chủ chốt của Đảng, việc thực hiện nguyêntắc tập trung dân chủ chưa được Ban Chấp hành Trung ương quan tâm đúng mức, thựchiện đầy đủ.
2- Đối với các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (cả chính thức vàdự khuyết)
2.1- Ưu điểm: Nhìn chung, các đồng chí Ủy viên Trung ương:
- Có lập trường tư tưởng vững vàng, tinh thần trách nhiệm, tư duy đổi mới, sángtạo; có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần đoàn kết, tự phê bình và phê bình,đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ đường lối,quan điểm của Đảng, chống lại các quan điểm sai trái, thù địch; chấp hành nghiêmtúc sự phân công, điều động của tổ chức.
- Đa số năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; lãnh đạo,chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, tạo được sự phát triển của ngành, địaphương, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách.
- Phong cách làm việc có đổi mới, coi trọng hơn việc phát huy dân chủ, tôn trọngtập thể, bám sát thực tiễn, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và tạođiều kiện để nhân dân tham gia xây dựng các chủ trương, quyết sách quan trọngcủa cấp ủy đảng, chính quyền.
2.2- Khuyết điểm
- Một số đồng chí Ủy viên Trung ương chưa chủ động đề xuất, kiến nghị giải quyếtnhững vấn đề quan trọng, bức xúc của đất nước; chưa thật sự tích cực, chủ động,sáng tạo, chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm ở vị trí công tác được giao;chưa quan tâm đúng mức tới việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thay thếmình.
- Có đồng chí chưa thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, còn để công việc trìtrệ, đơn vị phụ trách không hoàn thành nhiệm vụ hoặc để xảy ra một số sai phạm,tiêu cực, mất đoàn kết nội bộ; có đồng chí thiếu gương mẫu về đạo đức, lối sốnghoặc để vợ, con, cấp dưới lợi dụng chức quyền thu vén lợi ích cá nhân, phải xửlý kỷ luật, gây dư luận không tốt, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng.
II- Bộ Chính trị
1- Ưu điểm
1.1- Bộ Chính trị đã tập trung chỉ đạo chuẩn bị nhiều Đề án trình Ban Chấp hànhTrung ương; chủ động đề xuất với Ban Chấp hành Trung ương điều chỉnh, bổ sungchương trình làm việc, giải quyết kịp thời những vấn đề lớn của đất nước; tiếptục có bước đổi mới trong việc nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiệnNghị quyết.
Hầu hết các đề án đã xác định trong Chương trình làm việc của Trung ương đềuđược Bộ Chính trị chỉ đạo chuẩn bị chặt chẽ, đúng quy trình, tiếp thu được nhiềuý kiến đóng góp; các vấn đề bổ sung, điều chỉnh được cân nhắc kỹ để đáp ứng yêucầu của tình hình mới.
Lãnh đạo xây dựng các chương trình, đề án để cụ thể hóa, triển khai thực hiệnnghị quyết Trung ương; tập trung vào những nội dung mới, lớn, quan trọng củanghị quyết; đề cao trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, của đồng chí bí thư cấp ủy trong việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt và thực hiện nghị quyết.
1.2- Đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trung tâm là phát triểnkinh tế, chủ động, kịp thời có chủ trương hoặc kiến nghị Ban Chấp hành Trungương có chủ trương, giải pháp xử lý những diễn biến mới của tình hình, cơ bảngiữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì được tốc độ tăngtrưởng khá trong điều kiện kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, khólường.
Trước tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tếtrong nước có những diễn biến phức tạp, Bộ Chính trị đã họp nhiều phiên để thảoluận, ban hành một số kết luận quan trọng hoặc trình Ban Chấp hành Trung ươngthảo luận, kịp thời đề ra các chủ trương, biện pháp để chỉ đạo Chính phủ, cáccấp, các ngành tập trung điều hành quyết liệt, cơ bản giữ được ổn định kinh tếxã hội, đưa đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn, phục hồi được tốc độ tăngtrưởng.
Để tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, Bộ Chính trị đã rakết luận về tình hình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và phương hướng, nhiệmvụ, giải pháp cho giai đoạn 2007-2010, có tính đến năm 2015; về cơ chế, chínhsách ngăn ngừa thất thoát tài sản nhà nước và việc bán cổ phần cho người laođộng tại doanh nghiệp cổ phần hoá; đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp có vốnnhà nước sau cổ phần hóa; kết luận bước đầu về thí điểm mô hình tập đoàn kinhtế; chỉ đạo phát động cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"đạt một số kết quả.
Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận về định hướng chiến lược phát triển một sốngành và công trình trọng điểm, có ảnh hưởng sâu rộng, thúc đẩy phát triển kinhtế-xã hội của cả nước hoặc từng vùng; làm việc với ban thường vụ một số tỉnhuỷ, thành ủy để cụ thể hoá và thúc đẩy việc thực hiện Nghị quyết Đại hội X, cácnghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị ở các đảng bộ này.
Triển khai thực hiện đường lối Đại hội X về gắn phát triển kinh tế với giảiquyết các vấn đề xã hội và phát triển văn hoá, Bộ Chính trị đã dành nhiều thờigian bàn, lãnh đạo, chỉ đạo xử lý nhiều vấn đề quan trọng trong các lĩnh vựcgiáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, dân số, văn hóa để cụ thể hóavà thực hiện quan điểm về phát triển nguồn nhân lực, phát triển văn hóa, xâydựng nền tảng tinh thần của xã hội, khắc phục những biểu hiện hình thức, lãngphí trong các hoạt động này.
1.3- Đã lãnh đạo, chỉ đạo phối hợp quốc phòng, an ninh, đối ngoại chặt chẽ hơn,xử lý kịp thời, đúng đắn nhiều vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm, góp phầnquan trọng giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, mở rộngquan hệ quốc tế, nâng cao vị thế của nước ta trên thế giới và khu vực, tạo môitrường thuận lợi cho phát triển đất nước.
Về quốc phòng, an ninh: Bộ Chính trị đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụtăng cường quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; quan tâm đầu tư tăng cườngtiềm lực, phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, nâng cao sức mạnh chiếnđấu của các lực lượng vũ trang; ban hành nghị quyết về tiếp tục xây dựng cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc; ra cácchỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng,công tác bảo đảm an ninh quốc gia trong tình hình mới, về sự lãnh đạo của Đảngđối với các cơ quan bảo vệ pháp luật. Chỉ đạo chủ động ngăn chặn, đấu tranh làmthất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch chống phá nước ta, khôngđể xảy ra đột xuất, bất ngờ, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triểnđất nước.
Đã ban hành Quy định về tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân và Công an nhândân; Nghị quyết về điều chỉnh tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam đến năm 2015,về điều chỉnh tổ chức bộ máy lực lượng Công an nhân dân; Chỉ thị về tăng cườngsự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.
Chỉ đạo sơ kết việc thực hiện Kết luận số 38-KL/TW và Chỉ thị số 05-CT/TW của BộChính trị (khoá IX) về tăng cường lãnh đạo bảo đảm an ninh quốc gia trong tìnhhình mới; kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triểnkinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở một số vùng trọng điểm. Chỉ đạoviệc ban hành bổ sung một số chính sách đối với người tham gia quân đội, côngan, thanh niên xung phong và người tham gia kháng chiến.
Về đối ngoại: Đã tập trung chỉ đạo đồng bộ việc triển khai thực hiện đường lốiđối ngoại do Đại hội X đề ra, đưa các quan hệ song phương, đa phương, các hoạtđộng đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đối ngoại nhân dân đi vào chiều sâu, thựcchất và hiệu quả hơn; chỉ đạo đẩy mạnh quan hệ giữa Đảng ta với các đảng cộngsản và một số đảng cầm quyền trên thế giới; xây dựng chiến lược quan hệ với cácnước láng giềng, một số nước lớn, xây dựng và phát triển quan hệ với một số đốitác; tăng cường quan hệ với một số tổ chức quốc tế, khu vực; thúc đẩy thực hiệncác thoả thuận hợp tác kinh tế với một số nước châu Phi và Trung Đông.
Có chủ trương giải quyết kịp thời nhiều vấn đề trong đấu tranh bảo vệ chủ quyềntrên Biển Đông. Xử lý đúng đắn, kịp thời những vấn đề đối ngoại nhạy cảm, nhấtlà trong quan hệ với các nước lớn. Chỉ đạo hoàn thành việc phân giới cắm mốc vàký Nghị định thư về quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc; đẩynhanh tiến độ tôn tạo, tăng dầy mốc giới với Lào và phân giới cắm mốc biên giớitrên đất liền với Campuchia.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đàm phán, vận động để nước ta trở thành thành viênTổ chức Thương mại thế giới (WTO), Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo anLiên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009; chủ trì đăng cai tổ chức tốt một số hội nghịquốc tế lớn; phát huy vai trò của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương; đóng góptích cực vào việc thúc đẩy thực hiện Hiến chương ASEAN, đảm nhận tốt vai trò Chủtịch ASEAN, Chủ tịch AIPA năm 2010; tiếp tục nâng cao vị thế nước ta trên trườngquốc tế. Đã sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại,xác định cơ chế phối hợp nhằm bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, thống nhấtgiữa đối ngoại Đảng, Nhà nước và nhân dân. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt Nghịquyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài.
1.4- Coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo, phát huydân chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; nâng cao chất lượng hoạt động củaMặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân.
Ban hành Quy chế về công tác dân vận của hệ thống chính trị, Nghị quyết về côngtác phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; một số chủ trương, chínhsách mới về công tác dân tộc, tôn giáo. Lãnh đạo xử lý kịp thời những vấn đềphức tạp về dân tộc, tôn giáo; chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trungương 7 (khoá IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, về công tác dântộc, công tác tôn giáo; tổ chức Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội và Đại hộicác dân tộc thiểu số đạt kết quả tốt.
Làm việc với Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; chỉ đạo xây dựng một số đề ánđể đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cácđoàn thể chính trị-xã hội.
1.5- Thường xuyên chăm lo việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Bộ Chính trị đã làm việc với Đảng đoàn Quốc hội, chỉ đạo việc tiếp tục đổi mớitổ chức, hoạt động của Quốc hội; lãnh đạo các hoạt động lập pháp, quyết địnhnhững vấn đề quan trọng của đất nước và hoạt động giám sát của Quốc hội. Chỉ đạochuẩn bị và trình Ban Chấp hành Trung ương cho ý kiến về một số vấn đề thuộcthẩm quyền Trung ương trước khi Chính phủ trình Quốc hội.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo củaĐảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị, Bộ Chính trị đã ban hành Quy chếlàm việc của Đảng đoàn Quốc hội và một số quy chế về quan hệ làm việc giữa tổchức đảng với các cơ quan nhà nước thuộc Quốc hội, Chính phủ; chỉ đạo triểnkhai, sơ kết việc thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, phườngđể rút kinh nghiệm.
Đã chỉ đạo sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiếnlược cải cách tư pháp đến năm 2020; Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ Chính trị vềchiến lược xây dựng, hoàn thiện pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;báo cáo Ban Chấp hành Trung ương kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3(khoá X) về phòng, chống tham nhũng, lãng phí; cho ý kiến chỉ đạo về Chiến lượcquốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 và chủ trương phê chuẩn Công ướccủa Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
1.6- Bộ Chính trị đã dành nhiều thời gian, công sức tập trung lãnh đạo, chỉ đạocông tác xây dựng Đảng, đạt được một số kết quả, tạo chuyển biến tích cực.
Tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 về công tác tư tưởng, lýluận và báo chí đạt được một số tiến bộ; công tác nghiên cứu lý luận, tổng kếtthực tiễn được chú trọng phục vụ việc bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 vàchuẩn bị các Văn kiện Đại hội XI của Đảng; chỉ đạo công tác tuyên truyền, nhấtlà về các vấn đề nhạy cảm, phức tạp; chỉ đạo cuộc vận động "Học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của Bác, tạođược sự chuyển biến bước đầu trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống củanhiều cán bộ, đảng viên; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, tạo chuyển biến tíchcực trong hoạt động báo chí, công tác thông tin đối ngoại, đấu tranh phản báccác luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Công tác tổ chức, cán bộ được quan tâm lãnh đạo, có đổi mới, đạt một số kết quả.Ban hành quy định hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng, quyết định về chức năng,nhiệm vụ của các cơ quan đảng, đảng uỷ khối, các Ban Chỉ đạo của Trung ương. Chỉđạo xây dựng nhiều quy chế, quy định về quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo giữa Bộ Chínhtrị, Ban Bí thư với các đảng đoàn, ban cán sự đảng, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; giữa các đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy với lãnhđạo cơ quan, đơn vị. Sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng, ban hành một số quy chế,quy định quan trọng về công tác tổ chức cán bộ. Chỉ đạo đẩy mạnh công tác quyhoạch và luân chuyển, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. Bổ sung một số chính sách đốivới cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa đã hy sinh, từ trần vàxét tặng huân chương bậc cao...
Đã sớm ban hành Chỉ thị số 37-CT/TW về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời công tácchuẩn bị và tổ chức đại hội đảng từ cấp cơ sở đến các tỉnh, thành phố và đảng bộtrực thuộc Trung ương đạt kết quả tốt.
Công tác kiểm tra, giám sát được coi trọng; thông qua Chiến lược về công táckiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2020; chỉ đạo nghiên cứu, bổ sung, sửa đổihoặc ban hành mới nhiều quy chế, quy định về công tác kiểm tra, giám sát và thihành kỷ luật đảng; bổ sung thẩm quyền thi hành kỷ luật của Uỷ ban Kiểm tra Trungương theo quy định của Điều lệ Đảng; chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giámsát và thi hành kỷ luật của Đảng; sớm thông qua chương trình và thực hiện nghiêmtúc chương trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư hằng năm; nâng cao chấtlượng công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý nhiều sai phạm của tập thể và cá nhân,góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong Đảng.
2- Khuyết điểm
2.1- Trong lĩnh vực kinh tế-xã hội, việc lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục một sốmặt hạn chế, yếu kém của nền kinh tế, một số thiếu sót, khuyết điểm trong quảnlý kinh tế-xã hội còn chậm, hiệu quả thấp.
Lãnh đạo, chỉ đạo công tác nghiên cứu, dự báo, cảnh báo, công tác xây dựng vàquản lý quy hoạch chưa tốt. Tình trạng nhập siêu, bội chi ngân sách còn lớn, kéodài nhiều năm; nợ nước ngoài của Chính phủ và quốc gia tăng nhanh, ảnh hưởng đếnổn định kinh tế vĩ mô; nguy cơ tái lạm phát còn cao; chất lượng, hiệu quả sứccạnh tranh của nền kinh tế thấp; đầu tư dàn trải, còn nhiều thất thoát, kém hiệuquả.
Kết quả đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước còn nhiều hạn chế; cổphần hóa doanh nghiệp nhà nước còn để thất thoát tài sản nhà nước; quản lý hoạtđộng các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhànước còn nhiều yếu kém. Kết quả hoạt động của một số tổng công ty, tập đoàn kinhtế nhà nước thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, nguồn lực đầu tư của Nhà nước;có tập đoàn rơi vào tình trạng phá sản, gây tổn thất lớn về kinh tế, làm bức xúcxã hội. Chưa quan tâm đúng mức đến việc củng cố, phát triển kinh tế tập thể, đểlĩnh vực này có nhiều yếu kém kéo dài. Quản lý hoạt động của các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài có mặt còn bất cập.
Chính sách tiền lương còn nhiều bấthợp lý, gây khó khăn, tâm tư cho một bộ phận cán bộ, công chức. Việc chỉ đạotổng kết, đánh giá kết quả thực hiện một số chủ trương lớn về củng cố, nâng caochất lượng hoạt động của hệ thống tài chính, ngân hàng còn chậm...; quản lý đấtđai, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán còn lúng túng, hiệu quảthấp; quản lý đô thị, nhất là quy hoạch và sử dụng đất chưa được quan tâm đúngmức.
Quản lý đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa, đất đô thị, rừng và đấtrừng, tài nguyên khoáng sản còn nhiều yếu kém; tình trạng khai thác, sử dụng cácloại tài nguyên thiếu quy hoạch, lãng phí lớn, chậm được khắc phục. Ô nhiễm môitrường ngày càng trầm trọng hơn ở nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương, nhưng kếtquả chỉ đạo xử lý còn rất hạn chế. Việc chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng chươngtrình, kế hoạch ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu còn chậmtrước sự biết đổi hết sức nhanh chóng của tình hình.
Kết quả việc thực hiện chủ trương kết hợp tăng trưởng kinh tế đi đôi với thựchiện tiến bộ, công bằng xã hội còn hạn chế. Một số yếu kém trong các lĩnh vựcgiáo dục-đào tạo, y tế, khoa học-công nghệ, quản lý nhà nước về văn hóa,xuất bản, dịch vụ công; tình trạng môi trường văn hoá xuống cấp, suy thoái vềđạo đức, lối sống; phân hóa giàu nghèo tăng, tội phạm hình sự, các tệ nạn xã hộicó xu hướng phát triển... nhưng chưa có đủ các giải pháp để khắc phục có hiệuquả. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững; số hộ cận nghèo và tình trạng tái nghèocòn cao. Tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp của nhân dân, đình công củacông nhân, ùn tắc giao thông, ngập nước ở các thành phố lớn và tai nạn giaothông nghiêm trọng chưa được giải quyết căn bản.
2.2- Về quốc phòng, an ninh, đối ngoại
Lãnh đạo việc kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, quốc phòng, an ninh vớikinh tế trong một số việc chưa chặt chẽ. Kết quả chỉ đạo xử lý một số vấn đềtiềm ẩn gây mất ổn định kinh tế, chính trị, xã hội còn hạn chế. Nhiều hoạt độngđối ngoại, nhất là của các ngành, các địa phương còn chồng chéo, hiệu quả thấp,chậm được chấn chỉnh. Một số thoả thuận quốc tế triển khai thực hiện chậm.
2.3- Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, công tác dân vận, dân tộc, tôngiáo
Một số nội dung của Nghị quyết Đại hội X về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàndân tộc, về mặt trận và các đoàn thể nhân dân chưa được cụ thể hóa để thống nhấtnhận thức và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; lãnh đạo, chỉ đạo đổi mớihoạt động của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị-xã hội hiệu quả chưa cao;hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể trên một số mặt còn hành chính hoá.Chỉ đạo giải quyết một số vấn đề trong công tác dân tộc, tôn giáo chưa đồng bộ,kịp thời; việc xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, xây dựng lực lượng nòng cốtở cơ sở, xây dựng tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước kếtquả đạt được còn thấp.
2.4- Về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Kết quả nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về xây dựng nhà nước pháp quyềnxã hội chủ nghĩa còn hạn chế. Sắp xếp, kiện toàn bộ máy tổ chức một số cơ quannhà nước chưa đạt được yêu cầu tinh gọn. Cải cách hành chính có chuyển biếnnhưng còn chậm, còn gây khó khăn cho phát triển kinh tế-xã hội và đời sốngnhân dân. Phân cấp quản lý chưa đi đôi với nâng cao chất lượng quy hoạch và tăngcường kiểm tra, giám sát dẫn đến đầu tư phân tán, trùng lặp, lãng phí trong khaithác tài nguyên.
Kết quả lãnh đạo cải cách tư pháp trên một số mặt còn hạn chế; một số vấn đề bứcxúc trong lĩnh vực tư pháp chậm được giải quyết.
Công tác phòng, chống thamnhũng đạt được một số kết quả nhưng vẫn chưa đạt được yêu cầu đề ra; chưa ngănchặn, đẩy lùi, khắc phục được cơ bản tình trạng tham nhũng, lãng phí, gây bứcxúc trong xã hội. Lãnh đạo xử lý sai phạm sau thanh tra, kiểm tra, điều tra ởmột số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, một số doanh nghiệp thuộc thànhphần kinh tế khác chưa kịp thời.
2.5- Lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng trên một số mặt hiệu quả chưa cao,chuyển biến chậm, chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
Kết quả chỉ đạo nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn còn hạn chế, giải đápchưa có sức thuyết phục nhiều vấn đề lớn do thực tiễn phát triển của đất nướcđặt ra. Tính chiến đấu, tính thuyết phục, chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởngcòn hạn chế.
Việc thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đứcHồ Chí Minh" có nơi, có lúc còn mang tính hình thức; kết quả đạt được chưa đều.Việc giáo dục đạo đức, lý tưởng trong học sinh, sinh viên chưa được coi trọngđúng mức. Lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục những hạn chế, yếu kém trong hoạt động báochí, xuất bản đạt được một số kết quả, nhưng chưa cơ bản, chưa đồng bộ. Thiếusắc bén trong cuộc đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" của các thế lực thùđịch.
Chưa chú ý đúng mức việc chỉ đạo tăng cường đào tạo, thực hiện chính sách, bổsung đội ngũ cán bộ, chuyên gia để nâng cao chất lượng các cơ quan tham mưu củaĐảng; việc tổ chức đảng theo ngành dọc của các tổng công ty, tập đoàn kinh tếnhà nước chưa gắn thật chặt chẽ với cấp uỷ địa phương, cần phải tiếp tục nghiêncứu, điều chỉnh. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm,luân chuyển và quản lý cán bộ vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Trong một sốtrường hợp, việc quản lý cán bộ không sâu sát, chưa bảo đảm đánh giá đúng cánbộ. Trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ chậm được ban hành.Phân cấp trong công tác cán bộ vẫn chưa đủ mạnh, vẫn chưa đủ rõ thẩm quyền giámsát, đánh giá cán bộ; quy trình bổ nhiệm có mặt chưa hợp lý.
Chưa xây dựng đượcquy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt Đảng, Nhà nước khoá XI; chưa quan tâmđào tạo, tạo điều kiện cho các đồng chí Ủy viên Trung ương dự khuyết trưởngthành. Công tác cán bộ nữ được quan tâm nhưng kết quả đạt được chưa cao. Chủtrương kéo dài tuổi làm việc cán bộ nữ từ thứ trưởng và tương đương trở lên làcần thiết, nhưng chưa kịp thời thể chế hoá về mặt nhà nước trước khi thực hiện.
Kết quả chỉ đạo việc nâng cao chất lượng sinh hoạt, tự phê bình và phê bình, sứcchiến đấu của tổ chức cơ sở đảng còn hạn chế; nhiều cán bộ, tổ chức cơ sở đảngyếu, chưa làm tốt vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị, chậm phát hiện, ngăn ngừasai phạm của lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Việc chỉ đạo xây dựng tổ chức đảng trongcác doanh nghiệp ngoài nhà nước còn chậm. Thực hiện chính sách tiền lương, nhàđất của cán bộ chưa thống nhất trong cả hệ thống chính trị.
Công tác giám sát trong Đảng là vấn đề mới, nhưng hướng dẫn chưa đủ rõ, gây lúngtúng trong thực hiện, chất lượng, hiệu quả chưa cao; chưa kịp thời phát hiện saiphạm để khắc phục nên một số cán bộ các cấp vi phạm phải xử lý kỷ luật (trong đócó cả cán bộ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý). Việc tự rèn luyện, tu dưỡngphẩm chất đạo đức, nêu gương của một số cán bộ các cấp còn nhiều yếu kém, gâytổn hại đến uy tín và thanh danh của Đảng. Việc điều chỉnh, hướng dẫn vận dụngđộ tuổi tái cử cấp uỷ cho một số trường hợp còn chậm, có điểm không nhất quánvới Chỉ thị 37-CT/TW, gây khó khăn cho việc chuẩn bị nhân sự ở một số địaphương, gây tâm tư, thắc mắc trong một số cán bộ. Việc thực hiện phương án nhânsự Ban Chấp hành Trung ương khoá XI có một số thiếu sót, khuyết điểm.
III- Ban Bí thư
1- Ưu điểm
1.1- Ban Bí thư đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, giảiquyết kịp thời nhiều công việc thường xuyên, đột xuất hằng ngày của Đảng
Đã tập trung chỉ đạo việc nghiên cứu quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyếtĐại hội X, các nghị quyết, kết luận của Trung ương và Bộ Chính trị; chỉ đạo, cảitiến, nâng cao chất lượng các hoạt động tuyên truyền và tổ chức các hoạt động kỷniệm các sự kiện lớn, các ngày lễ lớn của đất nước, đại hội đảng các cấp tiếntới Đại hội XI của Đảng; chỉ đạo, định hướng hoạt động, chấn chỉnh sai phạm củacác cơ quan báo chí, xuất bản; đẩy mạnh hoạt động thông tin đối ngoại, đấu tranhbác bỏ các luận điệu vu cáo, xuyên tạc chống phá Đảng và Nhà nước.
Ban hành Quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động của các loại hình tổchức đảng, các cơ quan tham mưu, giúp việc của Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy, tạo sự thống nhất về tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quannày; chỉ đạo tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các hội, tổ chức xã hộinghề nghiệp; chỉ đạo sắp xếp, bố trí cán bộ thuộc diện Ban Bí thư quản lý, nângcao chất lượng đào tạo của Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh,các trường chính trị tỉnh, trung tâm chính trị huyện, thực hiện chính sách đốivới cán bộ, với người và gia đình người có công.
Đã chỉ đạo xây dựng nhiều quy chế, chế độ, quan hệ công tác giữa các cơ quanđảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và trong nội bộ Đảng; tăng cường công tác kiểmtra, sơ kết, tổng kết để đôn đốc, thúc đẩy việc thực hiện nghị quyết và bổ sungnhững chủ trương cần thiết. Đã quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quảthực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; xây dựng và tổchức thực hiện tốt chương trình kiểm tra hằng năm của Ban Bí thư; tập trung kiểmtra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên nhiều lĩnh vực.
Ra kết luận vềluân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, các cấp về làm công tác kiểmtra, giám sát và luân chuyển lãnh đạo ủy ban kiểm tra các cấp sang công tác ởcác ngành, các cấp để đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ kiểm tra; kết luận vềtăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát củaĐảng...
Duy trì thường xuyên, có cải tiến các buổi giao ban của Thường trực Ban Bí thưvới các ban đảng, các văn phòng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xãhội ở Trung ương. Chỉ đạo giải quyết, xử lý kịp thời nhiều công việc hằng ngàycủa Đảng, các ý kiến đề nghị của các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương.
1.2- Về chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh và đối ngoại
Đã chỉ đạo tổ chức tốt việc quán triệt, triển khai thực hiện và sơ kết, tổng kếtmột số chỉ thị, kết luận quan trọng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về quốc phòng,an ninh và đối ngoại; ban hành quy định về cơ quan chính trị trong Quân đội phùhợp với chế độ chính ủy, chính trị viên; quy định về một số loại hình tổ chứcđảng trong Quân đội, Công an. Chỉ đạo thực hiện một số thoả thuận với bạn Lào vàCampuchia, xây dựng tuyến biên giới hòa bình, ổn định, phát triển...
Chỉ đạo xử lý kịp thời những vấn đề thường xuyên và đột xuất về đối ngoại thuộcthẩm quyền Ban Bí thư; ban hành Chỉ thị 41-CT/TW về tăng cường công tác ngoạigiao kinh tế, đưa ngoại giao kinh tế thành một trong những ưu tiên hàng đầu củacông tác ngoại giao; chỉ đạo các đoàn thể tham gia một số tổ chức quốc tế vàđăng cai nhiều hoạt động của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam; chỉ đạo tổng kếtChỉ thị 57-CT/TW của Ban Bí thư (khóa VII) về hợp tác với nước ngoài về phápluật, cải cách hành chính và ban hành chỉ thị mới về vấn đề này; chỉ đạo sơ kếtviệc thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thư (khóa IX) về công tác phichính phủ nước ngoài, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Namvới nhân dân các nước trên thế giới. Chỉ đạo tổ chức Hội nghị người Việt Nam ởnước ngoài lần thứ nhất, được dư luận trong và ngoài nước đánh giá tốt...
1.3- Chỉ đạo công tác dân vận, đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam và các đoàn thể quần chúng
Đã chỉ đạo tổng kết nhiều nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, Bộ Chính trị, BanBí thư các khóa trước về công tác dân vận. Chỉ đạo xử lý có hiệu quả một số vấnđề về tôn giáo, dân tộc ở các địa bàn trọng điểm.
Chỉ đạo tốt việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể vàcác hội quần chúng.
1.4- Về kinh tế-xã hội
Đã chỉ đạo kiểm tra, sơ kết tình hình thực hiện một số nghị quyết về kinh tế-xã hội; chỉ đạo thực hiện Chương trình thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mớiđể thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nôngthôn; ban hành một số chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong các lĩnhvực y tế, lao động, về quản lý tài chính, tài sản và chế độ chi tiêu trong cáccơ quan đảng ở Trung ương và địa phương.
2- Khuyết điểm
- Chỉ đạo lĩnh vực báo chí, xuất bản, văn học, nghệ thuật đạt được một số chuyểnbiến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn; chỉđạo đấu tranh với các luận điệu sai trái chống phá Đảng và Nhà nước ta và tuyêntruyền, giải thích về một số vấn đề lớn, nhạy cảm còn có ý kiến khác nhau trongĐảng, trong nhân dân chưa chủ động, kịp thời.
- Chỉ đạo xây dựng và ban hành nhiều quy định, quy chế phối hợp quan hệ công tácgiữa các cơ quan, đơn vị nhưng việc tổ chức thực hiện còn hạn chế. Chậm chỉ đạonghiên cứu một cách tổng thể, thống nhất các chế độ, chính sách chung cho cán bộtrong cả hệ thống chính trị, nhất là chính sách khuyến khích, thu hút cán bộgiỏi về công tác ở các cơ quan đảng, đoàn thể, cán bộ chuyên trách công tác đảngcác cơ quan, doanh nghiệp và cơ sở. Chỉ đạo việc đánh giá chất lượng tổ chức cơsở đảng, đảng viên, thực hiện tự phê bình và phê bình hằng năm chưa thật sự đổimới, nhiều nơi vẫn còn hình thức. Một số nghị quyết, chỉ thị chậm được kiểm tra,đôn đốc, sơ kết, tổng kết. Chỉ đạo kiểm tra dấu hiệu vi phạm trong một số trườnghợp chưa kịp thời.
- Chỉ đạo công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo có lúc, có nơi, có việc còn lúngtúng, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương chưathật chặt chẽ. Việc chỉ đạo các cơ quan chức năng cụ thể hoá nội dung các nghịquyết Trung ương liên quan đến thúc đẩy hoạt động của các đoàn thể còn chậm.
B- Kiểm điểm về đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách và lề lối làm việc
I- Ban Chấp hành Trung ương
1- Ưu điểm
Ban Chấp hành Trung ương đã hoạt động theo đúng Quy chế, Chương trình làm việctoàn khóa; đồng thời, kịp thời điều chỉnh, bổ sung chương trình phù hợp với tìnhhình thực tế. Ban Chấp hành Trung ương đoàn kết, thống nhất, thực hiện đúngnguyên tắc tập trung dân chủ.
Coi trọng việc đổi mới phương thức lãnh đạo củaĐảng theo hướng bảo đảm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước,đồng thời phát huy vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước, không bao biện, làmthay.
Đã có đổi mới trong phát huy trí tuệ của các đồng chí Ủy viên Trung ương thamgia vào việc chuẩn bị các đề án trình Trung ương, tổng kết lý luận-thực tiễn20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 của Đảng và chuẩn bị các văn kiện Đại hộiXI.
2- Khuyết điểm
Nhìn chung, những đổi mới của Ban Chấp hành Trung ương về phương thức lãnh đạo,phong cách và lề lối làm việc trên thực tế còn chưa được nhiều. Các hội nghịTrung ương chưa có nhiều cải tiến về tổ chức điều hành. Trung ương ban hànhnhiều nghị quyết trong một hội nghị nên các cấp, nhất là cấp cơ sở gặp khó khăntrong học tập, quán triệt và triển khai thực hiện. Việc chỉ đạo cụ thể hóa và tổchức thực hiện nhìn chung còn yếu, nhiều nghị quyết có nội dung tốt, nhưng kếtquả thực hiện còn hạn chế, chậm đi vào cuộc sống.
Mặc dù có đổi mới, nhưng vẫn chưa có nhiều cách thức để phát huy dân chủ, trítuệ và nâng cao trách nhiệm của các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng đóng gópvào các quyết định quan trọng của Đảng, của đất nước. Chưa thực hiện được quyđịnh về chất vấn trong các kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương theo quy chế làm việcđã ban hành.
II- Bộ Chính trị, Ban Bí thư
1- Ưu điểm
Bộ Chính trị, Ban Bí thư sinh hoạt dân chủ; hoạt động đúng theo quy chế, giảiquyết công việc đúng thẩm quyền, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnhđạo, đồng thời tiếp tục phát huy tốt hơn vai trò, trách nhiệm cá nhân trong phạmvi nhiệm vụ được phân công.
Việc phân công, phân cấp xử lý công việc giữa BộChính trị và Ban Bí thư, giữa tập thể và các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bíthư Trung ương Đảng phụ trách từng lĩnh vực rõ ràng, cụ thể hơn; phát huy tốthơn vai trò lãnh đạo của Đảng, sự chủ động trong quản lý, điều hành của Nhànước, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư cơ bản hoạt động theo đúng chương trình làm việc hằngnăm, hằng quý, hằng tuần, đồng thời có điều chỉnh, bổ sung một số vấn đề quantrọng mới nảy sinh để phù hợp với diễn biến tình hình trong và ngoài nước. Quantâm sơ kết, tổng kết các Nghị quyết, Chỉ thị đã ban hành. Nhìn chung, hoạt độngcủa Bộ Chính trị, Ban Bí thư bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với cáclĩnh vực, đồng thời có trọng tâm, trọng điểm.
Phương pháp công tác, lề lối làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục cóđổi mới, quy định rõ hơn mối quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bíthư với Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, với Chủ tịch nước và cáccấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương; cải tiến cách ra nghị quyết, chỉ thịvà việc nghiên cứu, quán triệt, tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng.
Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã dành nhiều thời gian đi nghiêncứu, nắm tình hình các địa phương, cơ quan Trung ương, chỉ đạo giải quyết nhữngkhó khăn, vướng mắc phát sinh theo chức năng, nhiệm vụ được phân công và làmviệc trực tiếp nhiều hơn với các ban đảng, ban cán sự đảng, cấp uỷ đảng trựcthuộc Trung ương.
Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư có bản lĩnh vững vàng, gương mẫugiữ gìn đạo đức, lối sống, tác phong làm việc cẩn trọng, sống giản dị, chânthành, đề cao tinh thần trách nhiệm trong tham gia lãnh đạo tập thể, đồng thờichủ động thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công.
2- Khuyết điểm
Trong Quy chế làm việc, vai trò lãnh đạo tập thể được thể hiện rõ, nhưng tráchnhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu, trong một số lĩnh vực chưa rõ, nên vẫncòn một số công việc chậm được giải quyết. Cơ chế phối hợp và phân cấp tronggiải quyết một số vấn đề quan trọng, nhạy cảm về an ninh, quốc phòng, đối ngoại,tôn giáo, tư tưởng-văn hóa... chưa được cụ thể hoá để bảo đảm chủ động xử lýđúng đắn, kịp thời một số vấn đề cụ thể. Tự phê bình và phê bình trong Bộ Chínhtrị và Ban Bí thư có mặt còn hạn chế.
Việc thảo luận chủ trương về một số dự án lớn chưa kỹ, chưa coi trọng việc lấy ýkiến các cơ quan nghiên cứu, các chuyên gia, khi trình ra Quốc hội chưa được sựđồng thuận, nhất trí, thậm chí có dự án không được thông qua. Một số vấn đềtrong chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư chưa thực hiện đượctheo đúng tiến độ, hoặc một số vấn đề chưa dự kiến hết, phải bổ sung.
Tóm lại, nhiệm kỳ qua, tình hình trong nước và quốc tế có những diễn biến phứctạp, khó lường, bên cạnh những thời cơ và thuận lợi, đất nước ta cũng gặp nhiềukhó khăn, nhất là chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính và suy thoáikinh tế toàn cầu, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tậptrung lãnh đạo, chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới,phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sớm cụ thể hóa nhiều nội dung quantrọng trong Nghị quyết Đại hội X của Đảng; kịp thời đưa ra những quyết sách phùhợp, giải quyết có kết quả nhiều vấn đề phức tạp về kinh tế-xã hội, quốcphòng, an ninh, đối ngoại, tăng cường công tác xây dựng Đảng và hệ thống chínhtrị; cơ bản giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; nền kinh tếtiếp tục đạt được mức tăng trưởng khá, thể chế kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện; quốc phòng, an ninh, trật tựan toàn xã hội được giữ vững, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hoạtđộng của Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng có chuyển biếntiến bộ.
Đạt được những kết quả trên có nguyên nhân quan trọng là do Ban Chấp hành Trungương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư kiên định, vững vàng về bản lĩnh chính trị, giữvững nguyên tắc tập trung dân chủ, đoàn kết, thống nhất, nêu cao tinh thần tráchnhiệm, làm việc theo chương trình và quy chế hoạt động, nhạy bén trước nhữngdiễn biến mới của tình hình.
Tuy nhiên, trong lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị,Ban Bí thư còn một số mặt thiếu sót, khuyết điểm: Công tác nghiên cứu, dự báo,cảnh báo có mặt còn yếu; kết quả lãnh đạo, chỉ đạo việc khắc phục những yếu kémtrong quản lý kinh tế-xã hội còn chậm; nền kinh tế còn tiềm ẩn nguy cơ mất ổnđịnh, chất lượng và hiệu quả tăng trưởng thấp; các lĩnh vực giáo dục, đào tạo,khoa học - công nghệ, y tế, văn hoá còn nhiều yếu kém; công tác xoá đói, giảmnghèo chưa vững chắc, đời sống của nhân dân ở vùng cao, vùng sâu, vùng bị thiêntai chậm được cải thiện, khoảng cách giàu nghèo chưa được thu hẹp; kết quả đấutranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và cải cách hành chính chưa đạt yêu cầuđã đề ra.
Lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trênmột số mặt kết quả đạt được chưa đáp ứng yêu cầu của Đảng và đất nước trước tìnhhình mới.
Những thiếu sót, khuyết điểm trên có nguyên nhân do việc đổi mới phương thứclãnh đạo của Đảng, đổi mới tổ chức và phong cách làm việc của Ban Chấp hànhTrung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư còn hạn chế; việc đôn đốc, kiểm tra, chỉđạo thực hiện chưa tập trung, quyết liệt; trách nhiệm cá nhân trên một số lĩnhvực chưa rõ...
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xin nghiêm túc tự phê bìnhtrước toàn Đảng về những khuyết điểm, thiếu sót nói trên.
Từ công tác lãnh đạo trong nhiệm kỳ Đại hội X, có thể rút ra một số kinh nghiệm:
(1) Chương trình, kế hoạch làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị,Ban Bí thư phải bám sát Cương lĩnh, Nghị quyết Đại hội X, Quy chế làm việc vàcác nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; đồng thời bám sát tình hình thựctiễn, nhạy bén phát hiện những vấn đề lớn, quan trọng mới phát sinh, kịp thời bổsung, điều chỉnh chương trình làm việc để giải quyết kịp thời, giữ vững sự ổnđịnh, phát triển của đất nước. Lãnh đạo toàn diện, đồng thời có trọng tâm, trọngđiểm; thực hiện đúng các quy định về việc chuẩn bị đề án để nâng cao hơn nữachất lượng chuẩn bị, thảo luận và ra quyết định của Ban Chấp hành Trung ương, BộChính trị, Ban Bí thư.
(2) Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, sự phát triển mạnh mẽ của thôngtin và khoa học công nghệ, cần phải đẩy mạnh đổi mới phương thức lãnh đạo củaĐảng để giữ vững, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng thời, phát huy tínhnăng động, sáng tạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, chấtlượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể; cần tiếp tục cụ thể hóa, quychế hóa tối đa các mối quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo, quan hệ phối hợp công tác giữacác cấp uỷ, tổ chức đảng trong các tổ chức của hệ thống chính trị; đẩy mạnh cảicách hành chính trong Đảng và hệ thống chính trị.
(3) Thực hiện đầy đủ, đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ, đấu tranh tự phêbình và phê bình trong tổ chức, hoạt động của các cấp uỷ, tổ chức đảng, luônluôn giữ gìn và tăng cường đoàn kết, thống nhất trong Đảng làm hạt nhân đoàn kếttrong các tổ chức của hệ thống chính trị và toàn xã hội. Phát huy dân chủ, lắngnghe được nhiều ý kiến, tập hợp được trí tuệ của các thành viên cấp ủy, cán bộ,đảng viên; đồng thời tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, giữa cấp trên vớicấp dưới, Trung ương với địa phương, kỷ luật, kỷ cương trong tổ chức thực hiệnchỉ thị, nghị quyết, quyết định của Đảng; giữ vững sự lãnh đạo của tập thể cấpuỷ về những vấn đề lớn, quan trọng, đồng thời nâng cao quyền hạn, trách nhiệm cánhân, nhất là người đứng đầu. Các cấp ủy, tổ chức đảng cần quan tâm hơn nữa đếncông tác cán bộ, từ đánh giá, quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm, thựchiện chính sách cán bộ và công tác kiểm tra, giám sát để ngăn ngừa, xử lý kịpthời các sai phạm.
Ban Chấp hành Trung ương khoá X tin tưởng chắc chắn rằng những ưu điểm, kinhnghiệm trong nhiệm kỳ qua sẽ được Ban Chấp hành Trung ương khóa XI kế thừa vàphát triển, đồng thời cũng sẽ khắc phục được những khuyết điểm, yếu kém để nângcao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ban Chấp hành Trung ương, tiếp tụclãnh đạo đưa sự nghiệp đổi mới đất nước vững bước tiến lên trong những năm tới,xứng đáng với sự tin cậy và giao phó của toàn Đảng, toàn dân ta.
(Nguồn: TTXVN)