Toàn cảnh trận động đất lịch sử tại Nhật

Bình luận - Ngày đăng : 10:22, 14/03/2011

Tính từ cường độ và những hậu quả của siêu động đất kèm sóng thần hôm 11-3 cho thấy đây là sự kiện đen tối trong lịch sử nước Nhật, đẩy nước này vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II.
Ảnh:
Những chiếc tàu cá bị sóng thần đánh bật lên bờ tại Kesennuma, quận Miyagi. Ảnh: AP

Siêu động đất chưa từng có

Trận động đất lịch sử xảy ra lúc 14 giờ 46’ giờ địaphương ngày 11-3 kéo dài khoảng 2 phút, với tâm chấn nằm sâu 10 km dướiThái Bình Dương và cách Tokyo 382 km về phía đông bắc. Với cường độmạnh 9,0 độ Richter, đây là trận động đất dữ dội nhất từng được ghi lạitrong lịch sử Nhật Bản (trận động đất lịch sử tại Tokyo năm 1923 mạnh7,9 độ Richter).

Tuy nhiên, hậu quả khủng khiếp nhất không phải dođộng đất trực tiếp gây ra, mà do cơn sóng thần cao tới 10 mét quấtthẳng vào vùng bờ biển phía đông bắc Nhật Bản, với hàng chục thành phốduyên hải hứng chịu trực tiếp. Hai thiên tai liên tiếp gây ra “thảm hoạquốc gia chưa từng có” tại Nhật, theo lời mô tả của Thủ tướng NaotoKan.

Nhật Bản nằm trên khu vực bất ổn của vỏ trái đất vàluôn chuẩn bị cho những trận động đất mạnh, nhưng những gì xảy ra đãvượt quá sự tính toán cũng như sự chuẩn bị của con người. Thảm hoạ képnày chắc chắn sẽ đi vào tiềm thức dân tộc Nhật như một trong nhữngthiên tai ám ảnh nhất trong vòng hơn 100 năm qua, bên cạnh trận độngđất tại Tokyo năm 1923 và Kobe năm 1995.

Thiệt hại quá lớn

Số người chết trong thảm hoạ không ngừng tăng từ consố vài chục, vài trăm và hiện đã được tính bằng đơn vị nghìn. Ngoài hơn3.000 người được xác định chắc chắn đã thiệt mạng còn có hàng chụcnghìn người khác được coi là mất tích, do đó con số tổn thất cuối cùngvề người sẽ còn tăng cao.

Truyền thông Nhật ước tính tổng số người thiệt mạngdo thảm hoạ kép gây ra có thể sẽ vượt quá 10 nghìn người chỉ tính riêngtại quận Miyagi, khu vực bị tàn phá nặng nề nhất. Thành phố lớn nhất bịsóng thần tấn công là Sendai có dân số 1 triệu người, nơi một sân bayđã bị san phẳng.

Các quận duyên hải đông bắc Nhật chịu ảnh hưởng nặngnhất gồm Iwate, Miyagi, Fukushima, Ibaraki và Chiba. Ngoài thành phốlớn Sendai thì các đô thị nhỏ hơn là Rikuzentakada, Kesennuma, Ofunato,Ishinomaki và Minamisanriku thuộc quận Miyagi và Iwate cũng tan hoangvì thảm hoạ kép.

Động đất với cường độ mạnh làm sập nhiều nhà cửa,nhưng vẫn không thấm vào đâu so với những gì cơn sóng thần sau đó gâyra. Trận đại hồng với cơn sóng cao tới 10 mét này đã tàn phá sân bay,bến cảng, nhà cửa, đường xá, cầu cống và cuốn phăng hàng nghìn chiếcôtô và cả những chiếc máy bay như món đồ chơi.

Ước tính các công ty bảo hiểm trên khắp thế giới cóthể thiệt hại tới 50 tỷ USD sau thảm hoạ tại Nhật Bản. Nền kinh tế nướcnày chao đảo, trong đó thị trường chứng khoán Tokyo sụt giảm 5%. Cácnhà máy điện hạt nhân ngừng hoạt động dẫn đến nhiều vùng bị cắt điệnkéo dài trong khi các vùng khác thiếu hụt nghiêm trọng, khiến sản xuấtbị đình trệ tại nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

Kênh NHK cho biết khoảng 310 nghìnngười được đưa đến nơi sơ tán và nhiều người trong số họ không được sửdụng điện. Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đang huy động tới 40% quân sốgồm khoảng 100 nghìn binh sĩ cùng 250 nghìn cảnh sát và nhân viên cứu hộtới vùng đông bắc để khắc phục hậu quả.

Trong khi đó, nhiều máy bay và tàu thuyền từ khắp thếgiới đang đổ về Nhật Bản sau lời kêu gọi giúp đỡ của nước này, mangtheo các đội cứu hộ tình nguyện và nhu yếu phẩm hỗ trợ cho người dânchịu ảnh hưởng. Đặc biệt Mỹ đã điều động nhiều loại tàu hải quân tớiNhật trợ giúp đồng minh, gồm tàu sân bay USS Ronald Reagan.

Tâm chấn ngày 11/3 và các nơi bị tàn phá. Ảnh
Tâm chấn ngày 11-3 và các nơi bị tàn phá. Ảnh: USGS

Bóng ma hạt nhân

Nỗi ám ảnh tai nạn tại các nhà máy điện hạt nhântrong vùng thường xuyên có động đất đã trở thành hiện thực tại NhậtBản. Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I ở phía bắc Tokyo phát nổ mộtngày sau động đất, khiến các bức tường xung quanh lò phản ứng số 1 sậpxuống và phóng xạ bắt đầu phát tán ra ngoài. Sự kiện này đẩy Nhật đốimặt với thảm hoạ thứ ba sau động đất và sóng thần.

Tokyo trấn an rằng lõi hạt nhân của lò phản ứng khôngbị tan chảy sau vụ nổ, nhưng nhiều chuyên gia vẫn lo ngại về một viễncảnh cực xấu là tái hiện thảm hoạ Chernobyl với các vụ nổ phá huỷ lòphản ứng tạo thành đám mây phóng xạ trên bầu khí quyển. Nhà máyFukushima I và II cách nhau 11,5 km có tổng cộng 12 lò phản ứng hạtnhân là cụm nhà máy điện nguyên tử lớn bậc nhất trên thế giới.

Động đất khiến hệ thống làm mát tại một số lò phảnứng của nhà máy Fukushima I ngừng hoạt động là nguyên nhân dẫn đến cáclo ngại về thảm hoạ hạt nhân hiện nay. Cơ quan hạt nhân Nhật xếp sự cốtại nhà máy này ở cấp độ 4 (cấp độ rò rỉ phóng xạ ở mức độ nhỏ với ítnhất một người chết), nhưng hiện chưa có ai được xác định thiệt mạnh vìtai nạn tại đây.

Nồng độ chất phóng xạ xung quanh nhà máy tăng giảmthất thường sau khi xảy ra nổ và hơn 200 nghìn người sống trong bán kính20 km quanh nhà máy Fukushima 1 và 10 km quanh Fukushima 2 đã được sơtán. Trong khi đó, ngày 13-3 Nhật tiếp tục ban bố tình trạng khẩn cấptại nhà máy điện nguyên tử thứ hai là Onagawa vì mức phóng xạ cao bấtthường được ghi nhận tại đây.

Các chuyên gia đang hối hả bơm nước biển vào làm máthai lò phản ứng số 1 và số 3 của nhà máy Fukushima 1 để ngăn chặn nguycơ tan chảy hạt nhân. Chính quyền Nhật thừa nhận mức độ phóng xạ xungquanh nhà máy xảy ra sự cố này đã vượt quá mức an toàn cho phép và cóít nhất 22 người đang được điều trị vì phơi nhiễm phóng xạ.

Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 của thế giới, đangtập trung mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả của động đất sóng thầnchưa từng có trong lịch sử, trong khi con số thiệt hại của đợt thiêntai này hiện chưa thể thống kê đầy đủ.

(Nguồn: VnExpress)