Đổi mới công tác đối ngoại nhân dân
Tin tức - Ngày đăng : 07:32, 27/08/2011
Ngày 26-8, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức hội nghịnghiên cứu, quán triệt Chỉ thị 04-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới vànâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân cho khoảng 200 cán bộ là ủy viênBan thường vụ, Đoàn Chủ tịch Liên hiệp, lãnh đạo liên hiệp hữu nghị các tỉnh,thành phố phía Bắc...
Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị ViệtNam Vũ Xuân Hồng nhấn mạnh sau 17 năm thực hiện Chỉ thị số 44-CT/TW ngày20/9/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Mở rộng và đổi mới hoạt động đốingoại nhân dân," công tác đối ngoại nhân dân đã góp phần tích cực vào việc giữvững môi trường hòa bình, ổn định, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác, tạo điềukiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới...
Ngày 4-7, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị 04 về "Tiếp tục đổi mới và nângcao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân" thay thế Chỉ thị 44.
Chủ tịch Vũ Xuân Hồng tin tưởng qua hội nghị, các thành viên Liên hiệp nắmvững các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và nhiệm vụ của công tác đối ngoại nhân dântrong tình hình mới, từ đó xây dựng chương trình cụ thể của đơn vị, địa phươnglàm cho hoạt động đối ngoại nhân dân ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, gópphần bảo đảm thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhànước trong tình hình mới.
Giới thiệu về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của công tác đối ngoại nhândân theo tinh thần Chỉ thị 04, Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp các tổ chứchữu nghị Việt Nam Trần Đắc Lợi nêu rõ trong các văn kiện các Đại hội của Đảngđều xác định đối ngoại nhân dân là một bộ phận cấu thành quan trọng của mặt trậnđối ngoại chung của đất nước. Đại hội XI, Đảng tiếp tục khẳng định "coi trọngvà nâng cao hiệu quả của công tác đối ngoại nhân dân..."
Đối ngoại nhân dân luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng. Tình hình hiệnnay đã xuất hiện những yếu tố mới, phong trào nhân dân thế giới tiếp tục pháttriển đa dạng. Vì vậy, công tác đối ngoại nhân dân ngày càng có vai trò quantrọng trong mặt trận ngoại giao nói riêng và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổquốc nói chung.
Về trách nhiệm đối với công tác đối ngoại nhân dân, ông Trần Đắc Lợinêu rõ một số yêu cầu chính của Chỉ thị 04, bao gồm công tác đối ngoại nhân dânlà nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, mà nòng cốt là Mặt trậnTổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, các đoàn thể và cáctổ chức nhân dân.
Với phương châm "chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả," triển khaicông tác đối ngoại nhân dân đảm bảo đúng đường lối đối ngoại và sự lãnh đạo củaĐảng, giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lêntrên hết, giữ vững an ninh chính trị, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảovệ chế độ xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụđối với cộng đồng quốc tế.
Nhiệm vụ bao trùm tiếp theo của đối ngoại nhân dân là vừa chủ động mở rộngquan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước, vừa chú trọng đi vào chiều sâuvới các đối tác quan trọng, gồm các nước láng giềng, các nước bạn bè truyềnthống...
Phó Chủ tịch Trần Đắc Lợi cũng nhấn mạnh việc triển khai Chỉ thị phải được tiến hành nghiêm túcgắn với việc đánh giá khách quan công tác đối ngoại nhân dân hiện nay, cần chỉrõ những hạn chế để khắc phục...
Hoàng Thị Hoa(TTXVN/Vietnam+)