COC sẽ giúp tạo lòng tin giữa các nước

Tin tức - Ngày đăng : 07:25, 06/11/2011

Việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử(COC) ở biển Đông sẽ giúp xây dựng lòng tin giữa các nước yêu sách để tạo môitrường hòa bình, ổn định.

Chiều 5-11, tại Hà Nội, sau hai ngày họp và thảo luậnsôi nổi, Hội thảo khoa học quốctế lần thứ ba về  biển Đông với chủ đề “BiểnĐông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực” đãthành công tốt đẹp.


Qua 8 phiên với 31 tham luận và hơn 70 ý kiến thảo luận, gần200 đại biểu trong nước và quốc tế đã trao đổi về các chủ đề liên quan đến tầmquan trọng của biển Đông trên thế giới và trong khu vực, lợi ích của các bênliên quan, những diễn biến gần đây ở biển Đông, các khía cạnh pháp lý quốc tế củatranh chấp và nỗ lực của các bên liên quan nhằm giải quyết tranh chấp và quảnlý xung đột, cũng như những phương cách và biện pháp thúc đẩy hợp tác ở biểnĐông.

Đặc biệt, năm nay Hội thảo còn dành hẳn một phiên cuối để thảo luận tự dovề một số vấn đề mà các học giả và đại biểu cùng quan tâm.

Về tầm quan trọng của biển Đông, các học giả cho rằng với cácgiá trị kinh tế tiềm năng, với các tuyến thương mại hàng hải quan trọng, vùngbiển này có ý nghĩa rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế không chỉ củacác nước xung quanh biển Đông, mà còn quan trọng với cả các nước khác trong khuvực cũng như trên thế giới. Một môi trường hòa bình, ổn định tại biển Đông cótác dụng tích cực đối với việc mở rộng giao lưu về văn hóa, xã hội, thúc đẩy liênkết thương mại, kinh tế và chính trị giữa các nước trong và ngoài khu vực.

Trongbối cảnh toàn cầu hóa, giữ gìn an ninh biển, bảo đảm tự do lưu thông hàng hảitrên biển Đông góp phần không nhỏ trong việc xây dựng an ninh châu Á-TháiBình Dương và rộng hơn là trên toàn thế giới. Ngoài ra, hợp tác với các quốcgia ngoài khu vực như Mỹ, Nga, Ấn Độ…có thể giữ vai trò tích cực trong việc bảođảm an ninh năng lượng trong khu vực, phù hợp với nhu cầu phát triển cấp thiếtcủa các nước ASEAN.

Về tình hình biển Đông thời gian gần đây, các đại biểu và học giả đều có chung nhận định rằngvấn đề biển Đông đang phát triển theo chiều hướng phức tạp hơn, do các bên liênquan chưa thực sự tìm được tiếng nói chung trong cách thức giải quyết những bấtđồng. Việc các nước tham gia tranh chấp tăng cường mua sắm trang thiết bị quânsự, đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội cũng là một trong những nguyên nhân khiếncăng thẳng trên vùng biển này leo thang.

Nhiều ý kiến cho rằng, các hành vi đingược lại những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và các quy tắc ứng xửđược công nhận rộng rãi ở khu vực và quốc tế là không có lợi cho từng bên liênquan đến tranh chấp nói riêng và tiến trình giải quyết vấn đề biển Đông nóichung.

Về khía cạnh pháp lýquốc tế, các đạibiểu nhấn mạnh vai trò của Công ước Luật biển Liên hợp quốc 1982 (UNCLOS) trongviệc kiềm chế và quản lý các mối đe dọa đối với an ninh, an toàn hàng hải trên biểnĐông, cụ thể là UNCLOS có thể được áp dụng nhằm làm sáng tỏ yêu sách chủ quyềncủa các bên tranh chấp, từ đó hạn chế việc chiếm giữ và xây dựng các công trìnhnhân tạo trên một số bãi chìm, nửa nổi nửa chìm.

Ngoài ra, việc áp dụng đúng đắncác quy định của UNCLOS sẽ tạo cơ sở hợp pháp cho yêu sách vùng biển của cácbên. Các yêu sách về vùng biển dựa trên cơ sở lịch sử là không phù hợp với quyđịnh của UNCLOS. Việc giải thích và áp dụng đúng đắn UNCLOS sẽ giúp kiềm chế vàkiểm soát các mối đe dọa đối với an ninh hàng hải trong biển Đông.

UNCLOS cầnphải được các bên liên quan đến tranh chấp coi là công cụ hữu hiệu để bảo vệ lợiích của mình; là cơ sở quan trọng nhất của các cuộc thảo luận và do đó, các bêncần tuân thủ nghiêm chỉnh UCLOS trong các hành vi đối nội và đối ngoại liênquan đến biển Đông.

Các học giảcũng thảo luận về nỗ lực của các nước liên quan trực tiếp và của khối ASEAN trongviệc giảiquyết tranh chấp và quản lý xung đột trên biển Đông. Một số ý kiến chorằng để thực hiện được khai thác chung thì trước hết cần phải làm rõ vùng nàocó thể khai thác chung.

Một số học giả khác lại đề cập đến vai trò của Tòa trọngtài hoặc ý kiến tư vấn của Tòa án quốc tế về Luật biển trong xử lý các vấn đềpháp lý cụ thể liên quan đến Biển Đông, như xem xét các yêu sách hay các hành độngđơn phương của bất cứ bên yêu sách nào có phù hợp với UNCLOS và với luật biểnquốc tế hay không. Nhiều ý kiến cho rằng, cần thúc đẩy vai trò lớn hơn củaASEAN trong việc quản lý tranh chấp ở Biển Đông.

Dựa trênkinh nghiệm giải quyết các tranh chấp biển của nhiều nước trên thế giới, các đạibiểu và học giả đã đề xuất một số biện pháp thúc đẩy hợp tác ở biển Đông,trong đó đáng chú ý là các sáng kiến về xây dựng một cơ chế quản lý nghề cá ở cấpkhu vực và kiểm soát ô nhiễm biển thực sự hiệu quả, thiết lập một mạng lưới cáckhu bảo tồn biển song phương hoặc đa phương như một giải pháp thay thế cho lệnhcấm đánh bắt cá đơn phương hiện nay...

Các học giả cũng nhất trí rằng để giảiquyết các tranh chấp ở biển Đông một cách hòa bình, trong thời gian tới các bênliên quan cần kiên trì đàm phán, tăng cường đối thoại trên tinh thần hợp tác vàtôn trọng luật pháp quốc tế, kiềm chế các hành động bạo lực, cũng như cần minhbạch hóa các yêu sách chủ quyền về biển đảo.

Việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử(COC) ở Biển Đông sẽ giúp xây dựng lòng tin giữa các nước yêu sách để tạo môitrường hòa bình, ổn định, và khuyến khích các bên hợp tác quản lý và khai tháccác nguồn tài nguyên ở biển Đông một cách hòa bình.Hội thảo diễnra trong không khí cởi mở, thẳng thắn và thực chất; nội dung thảo luận có nhiềuđiểm mới, thú vị và là một nỗ lực nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế liên quan tới vấnđề biển Đông.

(Vietnam+)