Hiến pháp năm 1992 cần được sửa đổi đồng bộ

Tin tức - Ngày đăng : 14:13, 08/02/2012

Hiến pháp năm 1992 cần sửa đổi đồng bộ cả những nội dung về cơ sở hạ tầng kinh tế và những nội dung liên quan thiết chế nhà nước...

Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN


Ngày 8-2, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Thườngtrực Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã họp phiên toàn thể thứ ba,nghe và đóng góp ý kiến vào báo cáo một số vấn đề về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, thời gian qua, Ban biên tập đãkhẩn trương hoàn thành dự thảo báo cáo việc thực thi Hiến pháp 1992 và những vấnđề cần sửa đổi, bổ sung. Trong tháng 3, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm1992 sẽ báo cáo Quốc hội.

Đánh giá của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cho thấy, Hiến phápđược ban hành trong bối cảnh cả nước đang trong những năm đầu thực hiện côngcuộc đổi mới đất nước do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng VI (năm1986) đề ra. Hiến pháp năm 1992 đã tạo lập nền tảng chính trị pháp lý cho việcthực hiện công cuộc đổi mới đất nước, những thành tựu có ý nghĩa lịch sử đạtđược trong hơn 20 năm qua không tách rời với đóng góp quan trọng của quá trìnhthực thi Hiến pháp. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm đổi mới, Hiến pháp chưa đáp ứngđược yêu cầu của quá trình đổi mới phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCNvà hội nhập quốc tế của đất nước.

Thường trực Ban biên tập nhìn nhận Hiến pháp năm 1992 cần được sửa đổiđồng bộ cả những nội dung về cơ sở hạ tầng kinh tế và những nội dung liên quanđến thiết chế nhà nước, thiết chế của kiến trúc thượng tầng, những nội dung vềvăn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ cũng như quyền con người, quyền và nghĩa vụcơ bản của công dân để phù hợp với chủ trương của Đảng là tiếp tục đẩy mạnh toàndiện công cuộc đổi mới, đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mụctiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nhiệm vụ của một bản Hiếnpháp trong tình hình mới là tạo cơ sở pháp lý ổn định, vững chắc, tạo động lựcmới cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhiều vấn đề cần xem xét, sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp 1992 đã được BanBiên tập đưa ra, trong đó nhấn mạnh sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục xây dựng vàhoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển vănhóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.

Sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạođộng lực mới cho sự phát triển đất nước; thể chế hóa đầy đủ hơn tư tưởng về dânchủ, quyền làm chủ của nhân dân, chủ quyền nhân dân. Sửa đổi để khẳng định vàbảo đảm thực hiện đại đoàn kết dân tộc; tiếp tục khẳng định sự lãnh đạo của Đảngđối với Nhà nước và xã hội; phát huy tối đa nhân tố con người, tôn trọng, bảođảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tăng cường đồng thuận xã hội, phòngngừa xung đột xã hội.

Đồng thời, sửa đổi Hiến pháp cũng nhằm mục tiêu tiếp tục xây và hoàn thiệnnhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tiếp tục cải cách và hoàn thiệnthể chế; bảo đảm hội nhập quốc tế đầy đủ và vững chắc; bảo đảm hiệu lực, tính ổnđịnh và phát triển của Hiến pháp.

Chu Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)