"Phố Hàn Quốc, Đài Loan" giữa làng quê
Đời sống - Ngày đăng : 23:46, 16/10/2012
Phố Hàn Quốc, Đài Loan giữa làng quê
Tìm đường đến xã Tam Dị, huyện Lục Nam, nơi có “phong trào” xuất khẩu lao độngrầm rộ nhất tỉnh Bắc Giang, chúng tôi cảm nhận được sự nhộn nhịp, năng động củamột mảnh đất đang chuyển mình, thay da đổi thịt từng ngày. Nhà cao tầng xây theolối biệt thự mọc lên san sát, ô tô, xe máy tấp nập chạy qua lại từ đầu làng đếncuối ngõ... Trò chuyện với những người dân trong thôn Đồng Thịnh, chúng tôi đượcbiết trong xã còn có những “phố Hàn Quốc”, “phố Đài Loan”. Hỏi ra mới biết, đâylà tên để gọi những dãy nhà cao tầng có được nhờ chủ nhân đi lao động ở Hàn Quốchay Đài Loan. Bác Thành (70 tuổi, thôn Đồng Thịnh) chỉ tay về dãy nhà cao tầngbên đường nói: “Mấy căn nhà cao chót vót kia là do lấy chồng Đài Loan mà xâyđược đấy. Còn phía đối diện là nhà cô Thu lấy chồng Hàn Quốc rồi đi làm buôn bánở Xê-un, giàu lắm”.
Xã Tam Dị nhiều nhà cao tầng mọc lên san sát, được gọi vui là phố Đài Loan, Hàn Quốc. |
Tam Dị không còn là vùng quê thuần nông nghèo khó mà là một “khu phố” sầm uất,đầy đủ dịch vụ nhà hàng, cafe, cửa hàng điện thoại, vàng bạc, cắt tóc gội đầu,mát xa... Dọc theo những con phố Đài Loan, Hàn Quốc vào thời điểm 9h sáng, chúngtôi thấy những chiếc xe ô tô con, xe ga đắt tiền đỗ phía ngoài quán cafe, quánăn sáng. Chủ nhân của những chiếc xe này không ai khác chính là những người dântrong xã. Bác Thanh tiếp tục câu chuyện với chúng tôi: “Xã tôi bây giờ có cảchục chiếc ô tô con rồi đấy các chú ạ. Cũng chả thấy làm ăn gì to tát mà cũngmua xe này, xe nọ”.
Tìm hiểu về nghề nghiệp của người dân nơi đây, chúng tôi được biết nghề chínhcủa ngươi dân trong xã vẫn là làm ruộng. Chúng tôi thắc mắc, cuộc sống an nhàn,vương giả của người dân “phố Đài Loan”, “Hàn Quốc” không giống với nghề nông vốnchân nấm tay bùn cho lắm, bác Thành cho biết: “Người dân xã này bây giờ làmruộng “sang” lắm, họ thuê người từ nơi khác đến làm, làm ruộng mà cứ như ông chủấy. Thế nên trưa trầy trưa trật rồi mà có chịu ra ngoài đồng đâu, vẫn chén chúchén anh”. Bác Thành giới thiệu với chúng tôi, nổi tiếng ở xã này là gia đìnhcác ông Tạo, ông Bách ở các thôn Đại Lãm, Thanh Giã... có con đi xuất khẩu laođộng Hàn Quốc không chỉ xây nhà lầu, xe hơi mà còn mở cả cửa hàng lớn, siêu thịbuôn bán.
Thăm căn nhà của gia đình anh Trần Đình Hương, trưởng thôn Đồng Thịnh, chúng tôikhông khỏi ngạc nhiên bởi căn nhà khang trang, rộng rãi đầy đủ vật dụng gia đìnhhiện đại không khác gì gia đình khá giả thành phố. Chúng tôi ngắm chiếc tivi LCD42 inch và dàn karaoke hiện đại kê ngoài phòng khách, ngỏ ý khen chủ nhân củachúng hẳn phải có con mắt tinh tường, anh Hương cười trừ cho biết, ở đây hầu nhưnhà nào cũng có.
Khi chúng tôi thăm một vài gia đình trong thôn Đồng Thịnh, quả đúng như lời anhHương nói, hầu như nhà nào cũng có ti vi LCD 42 inch và các loại đầu VCD,karaoke, VTC HD... Vị trưởng thôn này cho hay, gần như 100% số hộ gia đình cóngười thân đi xuất khẩu lao động, anh Hương cũng có 3 đứa con đang lao động bênĐài Loan, Hàn Quốc, đảo Síp.
Anh Hương chỉ tay ra trước cửa nhà, phía đầu làng Đồng Thịnh và cho chúng tôibiết đó là những lô đất có giá cao, khoảng 1,5 tỷ đồng/lô 90m2. Còn ông NguyễnVăn Ba (thôn Đồng Thịnh) thì hào hứng: “Đất ở đây có thể nói là cao nhất nôngthôn miền Bắc các anh ạ, nếu không tin “mở mạng” ra tra mà xem”. Anh Hương thêmlời: “Giá đất bây giờ xuống, chứ cách đây một hoặc vài năm trước có người bỏ ra2 tỷ mua lô đất hơn 70m2”. Anh Hương cho biết, đây là đất miền núi mà có giá vàichục triệu/m2 là do có dự án xây dựng chợ mới, nhưng nguyên nhân quan trọng làviệc có nguồn thu cao từ người thân đi xuất khẩu lao động nên người dân cũng“thoáng” hơn trong việc mua đất.
Xã Tam Dị đã có 178 phụ nữ kết hôn với người nước ngoài |
Nhìn lên những ngôi nhà cao tầng cạnh UBND xã, ông Nguyễn Ngọc Lục, Chủ tịch xãTam Dị cho biết, nhờ xuất khẩu lao động mà kinh tế của người dân trong xã khágiả lên trông thấy. Những người nông dân chân lấm tay bùn giờ vi vu trên nhữngchiếc xe ga đắt tiền, xế hộp đời mới. Tính đến thời điểm năm 2012, xã Tam Dị cógần 2.000 nhân khẩu đi xuất khẩu lao động ở các nước Hàn Quốc, Đài Loan, đảoSíp, Nhật Bản, A rập, Angola... Tính nhẩm ra, mỗi tháng người dân trong xã cũngnhận được khoảng 10 đến 15 tỷ đồng từ người thân gửi về.
Tiếng than sau dòng ngoại tệ
Những làng quê nông thôn nghèo bỗng chốc giàu lên nhờ xuất khẩu lao động đã phảiđánh đổi bằng nhiều thứ: gia đình ly tán, con vắng cha, vợ vắng chồng,... Thậmchí xuất hiện những đường dây môi giới đưa người ra nước ngoài bất hợp pháp, đẩyngười lao động vào hoản cảnh sống chui, nợ nần.
“Cò lao động” ở Tam Dị nổi tiếng với sự nhanh nhạy nắm bắt thị trường, ngay cảkhi thị trường Hàn Quốc không tuyển lao động nữ giới thì “cò” ở đây vẫn nghĩ rachiêu kết hôn giả để nữ giới đi lao động. Bỏ ra 16.000 USD đến 20.000 USD, ngườiphụ nữ sẽ được kết hôn với người chồng Hàn Quốc và sẽ dễ dàng nhập cư để laođộng kiếm tiền.
“Chỉ cần 3 năm là được nhập cư chính thức, lúc đó ly dị chồng Hàn Quốc, mình lạivề kết hôn lại với chồng mình” - một tay “cò” tư vấn cho chị Phương – người đãcó chồng và đang muốn đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, những trường hợp may mắnđược nhập cư Hàn Quốc thì ít, đa số sang đến nơi rồi sống chui lủi, sau đó bịtrục xuất về. Lúc này “cò” cũng lặn mất tăm, tiền cọc hàng trăm triệu người laođộng vay mượn nộp cho “cò” để được đi, giờ cũng “bay”. Chị Nguyễn Thị Phương(thôn Tân Mùi) sang Hàn Quốc bằng con đường kết hôn giả được vài ngày rồi bịtrục xuất về nước. Khoản nợ từ số tiền vay mượn đi xuất khẩu vẫn treo lơ lửng,chưa biết bao giờ mới trả xong.
Những ngôi nhà kiểu biệt thự như thế này ngày càng nhiều ở xã Tam Dị |
Chị Nguyễn Thị Thêu (thôn Đồng Thịnh) gạt dòng nước mắt kể lại những ngày sốngchui lủi xứ người. Chị Thêu nhớ lại những ngày đầu chân ướt chân ráo sang HànQuốc: Tưởng lấy chồng Hàn là được nhập cư luôn, ngờ đâu sang đến nơi mới biếtluật của họ yêu cầu mỗi năm, người chồng phải đưa vợ đến làm thủ tục cư trú 1lần. Khi tôi sang đến nơi, người "chồng" Hàn đưa tôi đi làm thủ tục cư trú 1năm. Tôi tìm được việc là ở một nhà máy lắp ráp đồ điện tử, mức lương 600 USD.Một năm sau, hạn cư trú hết, tìm lại "chồng" Hàn để gia hạn cư trú nhưng anh tađã “mất tích”. Môi giới khuyên tôi cứ tạm thời trốn, yên tâm chờ đợi, chắc chắnsẽ tìm được người chồng đến làm thủ tục cư trú.
Kể từ đó, chị Thêu mất việc làm, bắt đầu sống những tháng ngày chui lủi. Khôngbiết tiếng, không có tiền, không giấy tờ tùy thân, trong khi đó, nhà chức tráchkiểm tra gắt gao. Cứ chui lủi hết nhà người thân này đến nhà người quen khác,trong khi khoản nợ ở quê nhà trả vẫn chưa xong, chị Thêu xin vào làm công nhân ởmột xưởng công nghiệp nhỏ. Cuộc sống chui lủi không cho chị dám bước chân rangoài, có bệnh cũng cố chịu, không đi bệnh viện. Mọi sinh hoạt, ăn ngủ ngay tạixưởng cùng những người chung hoàn cảnh. “Ngày nào cảnh sát cũng đi kiểm tra, cứthấy người ngoại quốc là họ hỏi giấy tờ. Mỗi lần như vậy, chúng tôi lại phảichạy trốn. Nhưng cuối cùng tôi cũng không thể trốn mãi. Tôi bị bắt rồi phải chờgia đình gửi đủ tiền mua vé máy bay để về nước”, chị Thêu buồn rầu nhớ lại.
Chuyện ngược đời ở xã giàu nhất huyện Lục Nam, tuy là xã có người dân khá giảbậc nhất huyện nhưng thành tích học tập thì xã Tam Dị lại khiêm tốn nhất huyện.Thông thường, khi người dân giàu lên, việc học tập của con cái sẽ được quan tâmhơn, nhưng điều đó không xảy ra ở Tam Dị. Trường THCS Tam Dị luôn có thành tíchthấp nhất nhì huyện Lục Nam. Trao đổi với những phụ huynh học sinh, dễ dàng nhậnthấy, tư tưởng không cần học cũng giàu ăn sâu vào tư tưởng các vị phụ huynh. ÔngThành, một người dân trong xã kể với chúng tôi về việc học của 3 đứa con: “Nhàtôi có đứa út học tốt, tôi đầu tư cho học đàng hoàng, 2 đứa anh nó học hành kém,tôi cho học vớ vẩn nốt lấy bằng cấp 3 mà đi xuất khẩu lao động”.
Một giáo viên của trường THCS Tam Dị cho rằng, hàng ngày chứng kiến những nhàcao tầng mọc lên nhờ ngoại tệ lao động xuất khẩu nên việc học bị cả phụ huynh vàhọc sinh xem nhẹ. Hơn nữa, nhiều học sinh có bố mẹ đi nước ngoài nên thiếu sựchăm sóc dạy dỗ từ của người lớn, nhiều cháu là học sinh cá biệt. Ông Loan cóđứa cháu nội là học sinh cá biệt, sau khi nhà trường mời lên nói chuyện, ôngbuồn bã than: “Khổ quá, tôi già rồi cháu không sợ, bố mẹ nó mấy năm mới về nhàmột lần”.
Ông Nguyễn Ngọc Lục, chủ tịch UBND xã Tam Dị. |
Ông Trần Đình Hương, trưởng thôn Đồng Thịnh, xã Tam Dị phân trần, khi người tađi xuất khẩu lao động, nhất là những phụ nữ sẵn sàng ly hôn giả để kết hôn giảkhông biết họ có nghĩ đến hậu quả sau này không. Hiện nay, xã có khoảng 40 cặpvợ chồng ly hôn hoặc đang trục trặc và 178 cô gái lấy chồng ngoại quốc. Hệ lụycủa vấn nạn ly hôn ở vùng quê nghèo không chỉ làm mất đi những giá trị đạo đứctruyền thống mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến thế hệ sau.
(Nguồn :VNN)